Sinh viên của ĐH danh giá có rất nhiều ưu điểm nhưng chỉ 1 điểm yếu chí mạng này, họ hoàn toàn mất điểm trong mắt nhà quản lý nhân sự
Việc không mấy hòa hợp, thân thiện với đồng đội là điểm trừ của nhiều sinh viên từ các trường ĐH danh giá.
Một người quản lý nhân sự phải làm việc bận rộn mỗi khi công ty cần tuyển dụng nhân viên cho vị trí nào đó. Rõ hơn ai hết, họ biết các yếu tố cần thiết mỗi khi phỏng vấn hay đọc qua hồ sơ để xác định năng lực của người ửng tuyển: kinh nghiệm, mức độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, chỉ số thông minh/ cảm xúc, tính cách và đạo đức nghề nghiệp.
Nhưng khi phải đọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đơn xin việc, khó có thể đảm bảo việc xem xét kỹ từng yếu tố. Do vậy, phần lớn các nhà tuyển dụng thường ưu tiên và đánh giá cao những người xuất thân từ các trường đại học có danh tiếng.
Khá dễ hiểu khi họ dùng đại học là kim chỉ nam, bởi các trường đại học tốt sẽ thu hút các sinh viên giỏi và có thể cung cấp môi trường, sự giáo dục tốt hơn. Đó cũng là lý do những người tốt nghiệp trường danh tiếng thường nhận được những đề xuất mức lương cao.
Tuy nhiên, khảo sát dưới đây sẽ đưa ra một góc nhìn mới cho nhà tuyển dụng, nhìn vào danh tiếng trường đại học liệu có phải một chiến lược tốt cho công ty?
Tại sao những sinh viên trường danh giá lại có vẻ nổi trội hơn những người khác?
Để có được chiến lược tuyển dụng đúng đắn nhất, các nhà quản lý nhân sự cần trả lời những câu hỏi trên và cân nhắc về tính phù hợp, nhu cầu của công ty. Yếu tố đại học có nên là một tiêu chuẩn đánh giá?
Nhiều khảo sát mối liên hệ giữa cấp bậc trường đại học và năng lực của sinh viên tốt nghiệp, có quy mô là 28.339 sinh viên của 294 trường đại học từ 79 quốc gia đã được thực hiện. Để khảo sát, các chuyên gia đã phải quan sát trên nhiều khía cạnh: Kết quả các dự án họ tham gia, sự nỗ lực, khả năng kết nối và phối hợp với đồng đội, khả năng lãnh đạo, tinh thần vượt khó…
Kết quả khảo sát có lẽ sẽ giảm áp lực phần nào cho mọi người. Sau khi cân nhắc các yếu tố: giới tính, độ tuổi, số năm nghiên cứu, đúng là những sinh viên tốt nghiên đại học top đầu sẽ nổi trội hơn, tuy nhiên chỉ hơn ở vài mặt mà thôi. Cụ thể, theo danh sách quy mô trên, cứ 1000 người sẽ tăng thêm 1.9% mức độ thể hiện trong công việc. Như vậy, khi làm phép so sánh giữa một trường top đầu với đại học tầm trung, sự khác biệt năng lực là rơi vào khoảng 19%.
Con số này có vẻ khá đáng kể, nhưng hãy nhớ rằng đó là từ những trường có mức xếp hạng cách xa nhau, hơn kém tận 10.000 bậc dựa theo xếp hạng của Webometrics. Do vậy, trong nhưng môi trường hẹp hơn, số liệu thực tế về mức độ thể hiện chỉ hơn kém khoảng 1%.
Video đang HOT
Khảo sát này cũng tìm ra lý do phần lớn những sinh viên từ đại học danh tiếng có năng lực hơn các trường khác.
Thứ nhất, những trường hạng cao có cơ hội chọn lọc sinh viên giỏi, do vậy chất lượng giảng dạy và tiếp thu cũng ổn hơn. Những sinh viên này vốn đã có nền tảng kiến thức tốt, do vậy có điểm số cũng ấn tượng hơn.
Thứ hai, môi trường đa dạng, chuyên nghiệp. Họ có thể mời những giảng viên, chuyên gia tốt nhất, trang thiết bị hiện đại, cảnh quan thân thiện,…từ đó tạo nên cảm giác thoải mái và tinh thần học hỏi cho sinh viên.
Nguyên nhân cuối cùng có thể ngoài dự đoán, phần lớn mọi người cho rằng đại học là môi trường có tính cạnh tranh cao.
Suy cho cùng thì đại học không chỉ là những tiết học và thảo luận, mà nó như một xã hội thu nhỏ, giao lưu với đủ loại người từ những nơi khác nhau và tính cách độc lập. Bạn có thể học hỏi và thu nhận những thói quen, tư duy mới lạ từ môi trường này.
Tuy nhiên, theo khảo sát, yếu tố này không đáng kể, mà phần lớn là nội lực bên trong mỗi người. Nếu bạn kiên định và muốn rèn luyện bản thân, bất kể trong môi trường nào cũng có thể tiến bộ.
Điểm trừ của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học top đầu
Năng lực làm việc các sinh viên này được đánh giá cao hơn một chút so với các trường khác, tuy nhiên không vì thế mà họ trở nên hoàn hảo và vẫn có những thứ cần khắc phục. Ví dụ như, họ thường không mấy hòa hợp, thân thiện với đồng nghiệp, từ đó dẫn đến sự cãi vã, giảm khả năng phối hợp cùng đội nhóm.
Những người xuất thân từ những trường đại học danh tiếng thường nâng bản thân cao hơn một bậc với người khác, cảm thấy khả năng bản thân tốt hơn. Theo khảo sát, những người tốt nghiệp đại học danh giá thường có nhận thức tốt so với những người từ các trường khác.
Tuy nhiên họ cũng là những người dễ gây ra những cuộc tranh cãi, không mấy tham gia vào các hoạt động tập thể cũng như không thể hiện rõ tinh thần đồng đội.
Kết luận: Vậy nên chọn người nào?
Những ứng cử viên từ những trường đại học hàng top có năng lực làm việc nhỉnh hơn so với những người khác. Số tiền thuê họ về cũng cao hơn. Theo dữ liệu từ Payscale, mức lương khởi điểm của các trường trong Top 10 của Hoa Kỳ đã cao hơn 47% so với các trường trong Top 100, con số này tiếp tục gia tăng khoảng cách sau khoảng 6 năm, lên tới 108%.
Vậy có nên đầu tư một số tiền lớn thuê những nhân viên này không? Để trả lời cho câu hỏi này, những nhà tuyển dụng cần cân nhắc kỹ như cầu của công ty. Đối với một số doanh nghiệp, sự khác biệt ở cái danh trường đại học đóng vai trò khá lớn, những ở các công ty khác thì không.
Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, dùng tên trường đại học để tuyển dụng nhân viên là một phương pháp kém chuyên nghiệp và không thích hợp. Tuyển đúng người từ một trường đại học tầm trung còn hơn là tuyển bất cứ ai từ những trường danh giá. Hãy trả lời những câu hỏi như:
- Công việc/vị trí này có cần những nhân viên từ đại học top đầu, nơi mà 2% kết quả làm việc cũng tạo nên sự khác biệt hay không?
- Công việc/vị trí này có những yêu cầu gì, những người nào có đủ các yếu tố, phẩm chất này?
Để có được chiến lược tuyển dụng đúng đắn nhất, các nhà quản lý nhân sự cần trả lời những câu hỏi trên và cân nhắc về tính phù hợp, nhu cầu của công ty.
Lần đầu tiên Bộ LĐ-TB&XH tuyển chọn thẳng những sinh viên, cán bộ khoa học trẻ xuất sắc
Chiều 14/8/2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chủ trì Lễ gặp mặt và trao Quyết định tuyển dụng của Bộ LĐ-TB&XH đối với những ứng viên trúng tuyển kỳ xét tuyển công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP. Đây là lần đầu tiên Bộ áp dụng tuyển chọn thẳng những sinh viên, cán bộ khoa học trẻ xuất sắc
Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức Cán bộ, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch -Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Bộ, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước; cùng 07 ứng viên trúng tuyển xét tuyển công chức theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trực tiếp trao Quyết định tuyển dụng của Bộ LĐ-TBXH cho 07 ứng viên trúng tuyển kỳ xét tuyển công chức theo Nghị định số 140/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh đây là sự kiện rất có ý nghĩa đối với cả Bộ LĐ-TBXH và 07 ứng viên trúng tuyển kỳ xét tuyển công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP. Đây là lần đầu tiên chưa từng có tiền lệ khi Bộ LĐ-TBXH áp dụng tuyển chọn thẳng những sinh viên giỏi, xuất sắc, những cán bộ khoa học trẻ xuất sắc. Có thể nói đây là bước khởi đầu để từng bước tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bộ LĐ-TBXH.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trực tiếp trao Quyết định tuyển dụng của Bộ LĐ-TBXH cho 07 ứng viên trúng tuyển kỳ xét tuyển công chức theo Nghị định số 140/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học
Đây là bước tạo nguồn rất quan trọng cho Bộ LĐ-TB&XH, khi lựa chọn 36 ứng viên xuất sắc để lựa chọn ra 07 ứng viên xuất sắc nhất. Sau kỳ tuyển chọn chặt chẽ, khắt khe, phù hợp với quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, khách quan, kỳ xét tuyển đã lựa chọn được 07 ứng viên xuất sắc, xứng đáng để trở thành những công chức trẻ tài năng của Bộ LĐ-TB&XH. Có thể nói, chất lượng tuyển dụng của Bộ LĐ-TB&XH đảm bảo thực chất, đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn từng người cho vị trí chức danh việc làm. Bộ trưởng tin tưởng, những công chức trẻ có mặt tại buổi lễ khi có môi trường trải nghiệm tốt, được tạo điều kiện tốt, thì sẽ sớm trưởng thành.
Bộ trưởng chúc mừng những ứng viên xuất sắc, những ứng viên từ ngày 15/8/2020 sẽ trở thành công chức của Bộ LĐ-TB&XH. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng mong muốn những công chức trẻ không được tự mãn, chủ quan mà phải coi đây là nền móng ban đầu để phát triển, tiếp cận chuyên môn nhiệm vụ với tốc độ nhanh nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất. Bộ trưởng nêu lên cả cơ hội và thách thức đối với các công chức trẻ khi bắt đầu công tác mới, đồng thời hy vọng những công chức trẻ có mặt tại buổi Lễ sẽ tận dụng được những lợi thế và rút ngắn thời gian để trưởng thành trong công việc.
Những người được chọn sẽ là những hạt mầm tài năng phát triển dành cho Ngành trong tương lai. Bộ trưởng đề nghị Lãnh đạo các đơn vị tạo môi trường tốt nhất để các cán bộ trẻ phấn đấu. Bên cạnh yếu tố Lãnh đạo tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ, bản thân mỗi cán bộ cần phải phấn đấu, nỗ lực mới là yếu tố quyết định thành công trong tương lai. Bộ trưởng cho rằng với truyền thống đoàn kết, trên dưới một lòng, Bộ LĐ-TB&XH sẽ là nơi những hạt mầm tài năng phát triển tốt nhất.
Thay mặt các công chức trẻ vừa được tuyển dụng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hải (trúng tuyển vào làm việc tại Cục Việc làm) gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong suốt quá trình vừa qua.
"Tôi vô cùng hãnh diện và xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo Bộ. Đây là một kỷ niệm khó quên. Tôi đã sang Mỹ học tập, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và giảng dạy ở Mỹ, Hồng Kông trước khi về Việt Nam vào tháng 8 vừa rồi. Dù đã tham gia đề án, chương trình của Cục Việc làm, nhưng tôi thấy sự nghiệp học tập, làm việc bây giờ mới bắt đầu nên phải cố gắng"- anh Hải nói.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nói: "Chúng tôi ai cũng từng qua giây phút này. Khoảnh khắc này ngắn nhưng trang trọng và sẽ đi theo các bạn, định hình cả hành vi ứng xử, thái độ làm việc sau này. Thị trường lao động có rất nhiều sự lựa chọn, nhất là với các bạn trẻ. Tôi chỉ mong sau vài năm, một ngày nào đó các bạn sẽ nhớ lại ngày hôm nay, để thấy trong đời mình đã có quyết định đúng. Cao hơn nữa, các bạn sẽ suy nghĩ rằng đó là duyên may trong đời để đến làm việc ở Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội".
Dạy con kỹ năng làm việc nhóm Bạn hãy yêu cầu con làm việc nhà, nhưng không giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người mà để các bé tự phân công, giúp đỡ nhau. 1. Hoạt động tổ chức nhóm Để trẻ có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, không gì tốt hơn cho phép trẻ trải nghiệm làm việc trong các hoạt động có tổ chức....