Sinh viên công nghệ, kỹ thuật ‘đắt việc’ khi ra trường
Theo tiến sĩ Hoàng Công Dụng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD-ĐT), từ 3 năm nay, lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật là nhóm ngành ‘đắt việc’ nhất, sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm 97,3%.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường trong vòng 12 tháng nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật là 97,3% – ĐÀO NGỌC THẠCH
Mới đây, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực đã gửi lãnh đạo Bộ GD-ĐT báo cáo kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên (SV) tốt nghiệp ĐH và các trường sư phạm năm 2018.
Nhóm ngành môi trường có tỷ lệ việc làm thấp nhất
Tiến sĩ Dụng cho biết: “Tổng hợp báo cáo của 183 trường ĐH (không bao gồm các trường khối an ninh, quốc phòng) cho thấy tỷ lệ SV có việc làm sau khi ra trường trong vòng 12 tháng là khá cao. Nhóm ngành tỷ lệ SV có việc làm thấp nhất cũng là 80,4% (nhóm ngành môi trường và bảo vệ môi trường).
Trong nhóm ngành thấp còn có nông lâm nghiệp thủy sản 82,7%; dịch vụ xã hội 82,3%. Đạt tỷ lệ cao nhất, đến 97,3%, là nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật. “Các trường đào tạo mã ngành này cho biết nhiều ngành đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều doanh nghiệp vào tận trường tuyển dụng khi các em mới học năm 3, năm 4. Doanh nghiệp còn ký hợp đồng với trường, bố trí chỗ thực tập, hứa tuyển dụng SV tốt nghiệp, khi trường bắt đầu tuyển sinh”, ông Dụng cho biết.
Nhiều ngành có việc làm cao nhưng không hấp dẫn người học
Theo tiến sĩ Dụng, còn có hơn 10 lĩnh vực, ngành nghề khác (trong tổng số 23 nhóm ngành nghề) tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm cao, từ 90% trở lên, như kinh doanh và quản lý (94,9%); kiến trúc và xây dựng (94,6%); dịch vụ vận tải (94,4%); dịch vụ, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (94,1%); máy tính và công nghệ thông tin (93,9%); nghệ thuật (93,5%); khoa học xã hội và hành vi, gồm: kinh tế học, khoa học chính trị, tâm lý học, địa lý học, khu vực học (92,5%); sức khỏe (92,3%)…
“Lạ là trong số những ngành này, dù có tỷ lệ việc làm cao nhưng lại chưa thu hút được SV theo học. Điều này thể hiện ở 2 chỉ số: điểm tuyển sinh đầu vào không cao; tuyển không đủ chỉ tiêu”, tiến sĩ Dụng nói.
Video đang HOT
Nhiều trường chưa làm tốt hướng nghiệp
Từ mấy năm nay, Bộ GD-ĐT đã xây dựng, hình thành một hệ thống dữ liệu tổng hợp thông tin từ các trường ĐH và các trường sư phạm, trên cơ sở các trường báo cáo theo mẫu biểu có sẵn để thu thập những thông tin căn bản nhất, qua đó lãnh đạo Bộ GD-ĐT nắm được bức tranh về tình hình SV tốt nghiệp ra trường có việc làm.
“Nếu theo phân cấp quản lý nhà nước, tình hình SV tốt nghiệp ra trường làm việc thế nào thuộc trách nhiệm của Bộ LĐ-TB-XH. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống dữ liệu này xuất phát từ nhu cầu của chính Bộ GD-ĐT, để có căn cứ tính toán đào tạo những mã ngành nào, bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu xã hội, nên Bộ đã chủ động thực hiện. Phương pháp làm việc là Bộ yêu cầu các trường báo cáo số liệu, Bộ tổng hợp rồi nhập dữ liệu vào hệ thống chung. Bộ sẽ có những kênh đối sánh như đi kiểm tra cơ sở đào tạo, khảo sát cơ sở sử dụng nhân lực, gọi điện hoặc liên lạc qua email với SV một cách ngẫu nhiên…”, ông Dụng nói.
Tuy nhiên, theo ông Dụng, không phải tất cả các trường đều có ý thức phối hợp với Bộ GD-ĐT để làm tốt việc này, mặc dù đây là một hoạt động rất cần thiết cho từng trường và cho cả hệ thống các cơ sở đào tạo ĐH.
Cũng theo ông Dụng, nhiều trường chưa làm tốt khâu hướng nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho SV sau khi ra trường. Có những trường chỉ hỗ trợ kiếm việc làm cho khoảng 6 – 7% trong số SV tốt nghiệp, số còn lại có được việc làm chủ yếu là SV tự lo.
Gần 1/4 sinh viên các ngành giáo viên làm không đúng ngành đào tạo
Khu vực nhà nước mang lại 4.755 vị trí việc làm (44%); khu vực tư nhân có 4.233 vị trí việc làm (42%); khu vực có yếu tố nước ngoài có 436 vị trí việc làm (4%) và tự tạo việc làm là 1.200 vị trí việc làm (11%). Tỷ lệ này so với năm 2017 không có nhiều biến động (các tỷ lệ tương ứng là 42%, 40%, 6% và 12%).
Số SV tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo là 6.576 (tương đương 76%); liên quan đến ngành đào tạo là 445 (5%); không liên quan đến ngành đào tạo là 1.691 (19%). Số lượng SV tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, ĐH các mã ngành đào tạo giáo viên phải làm những công việc không đúng ngành đào tạo còn khá cao (xấp xỉ 1/4).
Chiếm số lượng nhiều nhất về số SV tốt nghiệp là lĩnh vực kinh doanh và quản lý, với khoảng 53.391 SV tốt nghiệp ĐH. Tiếp đến là lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên với 27.028 SV tốt nghiệp. Trong khi, một số lĩnh vực, ngành nghề thu hút được rất ít SV theo học như toán và thống kê (748 SV tốt nghiệp), dịch vụ vận tải (773 SV tốt nghiệp)…
Theo Thanh niên
Mang robot vào trường học
Nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của robot trong lớp học, từ đó họ bắt đầu tạo ra các chương trình cũng như nguyên tắc liên quan đến robot để kết hợp nó vào hệ thống giáo dục.
Bằng cách dạy cho học sinh những điều cơ bản về robot, các nhà giáo dục có thể mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho học sinh và những cơ hội thú vị mà các em sẽ không thể tiếp cận được nếu không được tiếp xúc với công nghệ.
Robot giúp học sinh trưởng thành hơn và chuẩn bị cho các tình huống đầy thách thức trong thế giới thực. Ảnh: Imperial
Giới thiệu về lập trình
Học lập trình máy tính là một kỹ năng tuyệt vời giúp học sinh tăng giá trị của bản thân, từ đó có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai và kiếm được nhiều tiền hơn trong cuộc sống. Dạy học sinh nhỏ tuổi chủ đề trừu tượng của lập trình có thể là một công việc đầy thách thức. Lập trình thường quá phức tạp và rất khó nắm bắt đối với hầu hết học sinh. Tuy nhiên, robot lại là một cách giới thiệu đơn giản, dễ hiểu và hữu hình hơn về lập trình.
Khi học sinh lập trình robot vật lý, họ sẽ dễ dàng nhận ra những điều thú vị với những gì robot có thể hoặc không thể làm. Bên cạnh đó, học sinh được học các kỹ năng cần thiết, những bài học giá trị mà vẫn cảm thấy thư giãn. Dạy kiến thức về robot trong trường học mang đến cho học sinh cơ hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các môn học STEM trong trường. Nói cách khác, kiến thức về robot sẽ hỗ trợ học sinh tiến bộ hơn về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, toán học và công nghệ.
Tăng tính sáng tạo
Robot là một mô-đun học tập dựa trên mô hình sản xuất. Học sinh có cơ hội tạo ra một cái gì đó hữu hình, có thể thực hiện các hành động nhờ được lập trình. Thực tế không có nhiều lĩnh vực kết hợp sự sáng tạo với kỹ thuật và công nghệ như robot. Khi học sinh tạo ra những vật thể có khả năng tương tác, niềm cảm hứng với học tập sẽ tăng lên, não họ sẽ nạp được nhiều thông tin hơn. Ví như, bạn có thể ngạc nhiên về những điều trẻ em tạo ra khi chúng được cung cấp đầy đủ thông tin và công cụ phù hợp.
Chuẩn bị cho tương lai
Không còn nghi ngờ gì về việc STEM sẽ là nhóm nghề nghiệp phát triển nhanh nhất và được dự đoán sẽ tăng thêm 17% trong thập kỷ tới. Các ngành công nghiệp như máy bay không người lái đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong vài năm qua. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã báo cáo rằng, hơn 15.000 máy bay không người lái đang được bán ở Mỹ mỗi tháng. Các ngành công nghiệp đang phát triển như thế này sẽ cần những người có thể đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo, được trang bị kiến thức để thiết kế và tạo ra công nghệ cần thiết.
Trong tương lai không xa, hơn một nửa số công việc có sẵn sẽ thuộc lĩnh vực STEM và một phần lớn còn lại sẽ yêu cầu nhân viên có kiến thức về STEM. Khi HSSV được giới thiệu về robot trong quá trình học tập, họ có thể tự khám phá những sở thích và thế mạnh của bản thân để đáp ứng thị trường việc làm này. Ngược lại, nếu không được tiếp xúc với robot và không có kiến thức về công nghệ, HSSV sẽ không thể xây dựng niềm hứng thú trong các lĩnh vực liên quan đến STEM. Nói một cách dễ hiểu, robot tạo cảm hứng và đánh thức tiềm năng trong mỗi người.
Biến thất vọng thành động lực thay đổi
Học cách xây dựng và lập trình robot có thể là một quá trình phức tạp và khó khăn. Ban đầu, khi mới tiếp xúc, nhiều học sinh sẽ phải vật lộn với các khái niệm phức tạp và thường bị nản lòng. Nhưng robot trong trường học có thể giúp những học sinh này biến sự thất vọng của mình thành sự sáng tạo và đổi mới. Đây là một bài học quý giá trong cuộc sống, dạy cho học sinh sự kiên trì và quyết tâm khi đối mặt với thử thách. Học sinh học robot có thể hướng sự thất vọng của mình vào việc cố gắng nhiều hơn và nhắm mục tiêu cao hơn. Không chỉ dạy học sinh về công nghệ, rèn tính kiên trì, khả năng giải quyết vấn đề, mà robot còn giúp học sinh trưởng thành hơn và chuẩn bị cho các tình huống đầy thách thức trong thế giới thực.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần định hướng tương lai HSSV. Vì thế, giảng dạy những kiến thức về robot trong suốt thời gian đi học có thể tạo ra những nhà sáng tạo và đổi mới cho xã hội.
Thúc đẩy tính toàn diện
Robot là một lĩnh vực có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều HSSV với các tài năng và kỹ năng khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, robot làm rất tốt việc thu hút trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có thể dễ dàng phản ứng với các tương tác nhất quán, bình tĩnh, chậm rãi mà robot mang lại. Các robot như ASK NAO và Milo đã được phát triển để hỗ trợ HSSV tự kỷ học tập và thấu hiểu cảm xúc của họ.
Robot cũng là một lĩnh vực có khả năng đòi lại sự công bằng và quyền lực cho phụ nữ. Theo suy nghĩ truyền thống, những người có khả năng theo đuổi nhóm nghề STEM thường là nam giới, điều này khiến các sinh viên nữ tự đặt câu hỏi về khả năng lập trình máy tính của họ. Tuy nhiên, với việc mang robot vào trường học, chúng ta có thể bắt đầu thay đổi quan niệm cũ kỹ này. Khi các cô gái nhận ra khả năng chế tạo và lập trình robot, họ biết rằng mình cũng có thể tạo ra công nghệ tiên tiến, từ đó mở ra một tương lai thành công và tươi sáng.
Ngọc Kiều
Theo Thetechedvocate/GDTĐ
Singapore có nhu cầu cao về nhân tài IT và kỹ thuật số Theo ông Mike Parsons, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Universum, nhu cầu tuyển dụng nhân tài trong lĩnh vực IT và kỹ thuật số tại Singapore tiếp tục tăng cao. Ảnh minh họa Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong tổng số 10.000 việc làm mà Cơ quan Ngành Kỹ thuật số Singapore (DISG) ước...