Sinh viên báo chí thực tập ở nước ngoài
Ba sinh viên đang theo học ngành báo chí truyền thông của ĐH Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM đã may mắn được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp tại Singapore.
Nguyễn Huỳnh Mai, Phạm Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Trần Anh Tú là 3 sinh viên trúng tuyển chương trình thực tập Play for Change Internship 2014. Đây là năm thứ 2 dự án hợp tác giữa công ty truyền thông quốc tế MP & Silva và ĐH Khoa học xã hội và nhân văn T.HCM được thực hiện, tạo cơ hội thực tập và làm việc cho các sinh viên tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông thể thao.
Chương trình thực tập bao gồm một tháng tại VTV – Đài truyền hình Việt Nam và một tháng tại trụ sở của MP & Silva tại Singapore. Năm 2013, đã có 2 sinh viên từ chương trình trở thành nhân viên chính thức của công ty tại Việt Nam
Nguyễn Huỳnh Mai: Học làm truyền hình trực tiếp bằng tiếng Anh
Đam mê truyền hình và từng là một cộng tác viên đầy nhiệt huyết của phòng truyền hình một tờ báo lớn Huỳnh Mai giống như “cá gặp nước” khi được tham gia vào đội ngũ sản xuất bản tin thể thao của MP & Silva. Đó là chương trình mang tên SuperSport360, phát sóng trực tiếp 30 phút mỗi tối trên hệ thống truyền hình StarHub của Singapore.
Nguyễn Huỳnh Mai.
Mai chia sẻ: “Ngày đầu tiên đi làm, mình thật sự bất ngờ vì sự nhiệt tình chào đón của tất cả mọi người. Chị biên tập giới thiệu và hỏi về những điều mình muốn học; anh đạo diễn hướng dẫn cho mình mọi thứ về trường quay, cô MC nói về cách viết lời dẫn và lời bình, chị phụ trách kĩ thuật cho mình xem quy trình một video clip được biên tập ra sao. Và chỉ ngay ngày hôm sau, hộp mail của mình đã được chia sẻ tất cả kịch bản để làm chương trình. Giây phút ấy, mình ngầm hiểu được trách nhiệm và cơ hội của mình thực sự bắt đầu từ đây”.
Video đang HOT
Mai được giao nhiệm vụ chính là viết các dòng tin ngắn hiện dưới dạng chữ trôi (ticker) và xử lý các chi tiết đồ họa cho bản tin. Cô bạn thỉnh thoảng được theo chân các phóng viên để ghi hình ngoại cảnh, đặc biệt là giải vô địch bóng lưới (netball) châu Á tổ chức tại Singapore, có sự tham gia của đội tuyển Việt Nam. Từng công việc dù lớn hay nhỏ đều cho cô bạn những bài học vỡ lòng về công việc làm truyền hình và cơ hội để soi chiếu những bài học từ giảng đường vào thực tế, từ đó phát triển niềm yêu thích đối với công việc làm truyền hình.
Đoàn Trần Anh Tú: Hạnh phúc khi bạn làm công việc mình yêu
Anh Tú là một sinh viên khá nổi tiếng trong khoa Báo chí – Truyền thông về sự sáng tạo và các kỹ năng truyền thông đa phương tiện. Cô đã có dịp phát huy thế mạnh khi tham gia vào đội ngũ chuyên sản xuất đồ họa và các video quảng bá cho kênh truyền hình beIN Sport Châu Á, có mặt một số quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines.
Anh Tú.
Tú chia sẻ: “Mỗi ngày, mình cùng hai người hướng dẫn là Brandon và Spencer làm đồ họa cho các bản tin. Sau đó, chị phụ trách sẽ kiểm tra và ghép vào phần tin chị đã chỉnh sửa. Mình nhớ có lần do thiếu tập trung,đã phải làm đi làm lại phần việc của mình đến 3,4 lần. Lúc đó, mình vừa sợ sẽ không làm kịp để phát sóng vừa bực bội vì sự cẩu thả của bản thân. Thấy vậy, Spencer đã cười nhẹ nhàng và nói với tôi : “Calm down! Everything’s fine!” (Bình tĩnh đi! Chuyện sẽ đâu vào đó mà!)”.
Một trong những điều ấn tượng nhất với Anh Tú là đội ngũ làm đồ họa cho cả một hệ thống kênh truyền hình lớn của Châu Á, trong đó bao gồm một bản tin lên sóng hàng ngày chỉ có vỏn vẹn 3 người. “Làm việc với một áp lực cao như vậy, nhưng họ luôn là những người vui vẻ nhất văn phòng và là trung tâm của những trò hoạt náo. Sau này thì mình biết, điểm mấu chốt là họ đang làm những công việc mà họ yêu. Đó sẽ là một bài học mà mình luôn ghi nhớ trên con đường sự nghiệp sau này: khi bạn làm những gì mình yêu, mọi thử thách đều có thể vượt qua”, Tú đúc kết.
Phạm Thị Ngọc Hạnh: Làm quen với môi trường làm việc quốc tế
Ngọc Hạnh, thành viên năng nổ của câu lạc bộ quốc tế Thành đoàn TP.HCM (IYC), đã có cơ hội học về truyền thông trong một môi trường đẳng cấp quốc tế. Nơi làm việc của Hạnh là văn phòng thương mại của công ty, nằm trong khu sang trọng bậc nhất tại Singapore và cũng là nơi đặt văn phòng của Google tại châu Á.
Phạm Ngọc Hạnh
Ngoài những kỹ năng mềm rất quý giá cô bạn tự học từ việc quan sát cách làm việc, ăn mặc, trò chuyện của mọi người trong công ty đến từ nhiều quốc gia khác nhau, Hạnh được đào tạo về các công việc của một chuyên viên PR – Marketing: cách theo dõi thông tin báo chí, viết thông cáo báo chí bằng tiếng Anh, học cách quản lý lịch phát sóng của hệ thống kênh truyền hình beIN Sport tại Châu Á và quảng bá cho kênh này thông qua website và Facebook … Với Hạnh, mỗi công việc được giao đều là thử thách và cơ hội để cô bạn rèn luyện tiếng Anh từng ngày.
Theo Zing
Hụt hẫng khi thực tập
Không ít sinh viên cho rằng công việc khi đi thực tập khác xa với suy nghĩ và mong muốn của bản thân nên họ thất vọng, chán nản
Học chuyên ngành kế toán - kiểm toán của Trường ĐH Tài chính - Marketing, Nguyễn Hoàng Mai Hương xin vào thực tập tại phòng kế toán của một doanh nghiệp (DN) nhà nước. Được các anh chị khóa trước truyền kinh nghiệm, ngay những ngày đầu, Hương đã áp dụng chiến lược "chào, cười, cảm ơn". "Lần đầu vào công ty, khi trưởng phòng dắt tôi đến giới thiệu, các nhân viên rất nhiệt tình, sẵn lòng hướng dẫn. Tuy nhiên, khi sếp ra khỏi phòng, các nhân viên ai vào việc nấy, không người nào để ý đến tôi" - Hương buồn rầu.
Cho "ngồi chơi xơi nước"
Hương cho biết suốt thời gian tập sự tại đây, các thành viên trong phòng đều hờ hững, không muốn hướng dẫn hay giao việc cho sinh viên (SV) thực tập. Một tháng trôi qua, công việc hằng ngày của Hương chỉ là lên công ty "lướt web", nhìn mọi người làm việc. "Khi tôi chủ động học việc thì chỉ nhận được lời từ chối khéo vì ai cũng sợ tôi làm hỏng chuyện. Còn 2 tháng nữa phải nộp báo cáo, tôi sốt ruột trình bày với trưởng phòng. Sếp chỉ cười, động viên tôi cứ yên tâm. Chuyện đến tai cả phòng, nhiều anh chị cười xòa rồi nói tôi lấy số liệu có sẵn để viết báo cáo. Cứ nghĩ thực tập sẽ được lăn lộn thực tế để có thêm kinh nghiệm, ai dè lại bị cho ngồi chơi xơi nước" - Hương cười như mếu.
Sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tìm hiểu các chương trình tuyển dụng tại Ngày hội Việc làm do trường tổ chức mới đây
May mắn hơn, Nguyễn Mai Khuê, SV Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM, được một DN nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhận vào thực tập. Môi trường làm việc thân thiện vì công ty khá đông nhân viên trẻ. Phòng nhân sự phân Khuê về phòng kinh doanh - bộ phận sôi động nhất công ty. Khuê vui mừng nghĩ đây là cơ hội cho mình thực hiện ý tưởng kinh doanh ấp ủ bấy lâu. Song, cô cũng bối rối như nhiều SV khác khi chỉ "tiếp tế văn phòng phẩm và nghe điện thoại nội bộ". Khuê bức xúc: "Tôi mong các anh chị góp ý để ý tưởng thêm phần khả thi. Tuy nhiên, kết thúc thực tập, tôi vẫn chưa nhận được phản hồi. Rốt cuộc, tôi không học được gì ngoài cách sử dụng máy in, photocopy và kỹ năng nghe điện thoại".
Bị hắt hủi
Không chỉ tỏ thái độ hờ hững, nhân viên nhiều đơn vị còn thẳng tay trù dập thực tập sinh. Sự việc đã xảy ra gần 2 năm nhưng anh Phan Văn Tài, cựu SV Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, vẫn không quên được. Để làm báo cáo tốt nghiệp đề tài quảng cáo, anh xin vào thực tập tại một công ty truyền thông.
"Lần đó, tôi lấy hết can đảm trình bày cách thức mới về tổ chức chương trình giúp tiết kiệm chi phí và gây hiệu ứng xã hội. Lập tức, tôi bị người hướng dẫn "sạc" cho một trận. Không mở tài liệu của tôi ra xem, chị này khuyên tôi vào thực tập thì chỉ nên học việc chứ đừng chen vào phần việc khác" - Tài nhớ lại. Sau vụ việc này, anh lặng lẽ đến công ty và làm việc theo phương châm " bảo gì làm nấy". Hiện Tài đã làm việc cho một công ty truyền thông tại Hàn Quốc.
Trên các diễn đàn trực tuyến, nhiều SV liên tục bày tỏ bức xúc trong quá trình thực tập. Lê Thị Mai, SV Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, cũng than thở trên Facebook cá nhân rằng các anh chị nhân viên "không ưa" SV tập sự. Mai kể do người quen giới thiệu nên một công ty nghiên cứu thị trường đã nhận cô vào tập sự ở vị trí giám sát nhóm.
"Có tiếng mà không có miếng", làm việc ở vị trí này nhưng suốt 3 tháng thực tập, Mai không được tham gia dự án nào. Sốt ruột, cô tâm sự với người hướng dẫn, câu chuyện lập tức lan ra cả công ty. Sau đó, Mai luôn là tâm điểm bàn tán của các nhân viên vì bị mang tiếng nhiều chuyện!
Theo NLĐ
Học ngành nhà hàng khách sạn, thực tập lương cao Sinh viên sẽ được tham gia chương trình thực tập 12 tháng có lương (trung bình 20 triệu đồng mỗi tuần) cùng cơ hội làm việc 2 năm tại Australia sau khi tốt nghiệp. Hội thảo du học ngành nhà hàng khách sạn, thực tập hưởng lương cao của trường Le Cordon Bleu (LCB) sẽ diễn ra vào 16h - 18h, thứ tư,...