Sinh viên 5 tốt Bách khoa chia sẻ cách cân bằng học tập và hoạt động Đoàn – hội
‘Để việc học và tham gia các hoạt động Đoàn – hội không bị chồng chéo, mỗi tuần em sẽ lên kế hoạch; việc nào cần thiết, em sẽ ưu tiên làm trước, cuối tuần xem lại công việc của tuần qua: việc nào đã xong, việc nào còn dang dở, lý do vì sao’.
Nguyễn Kim Chi- Lớp trưởng lớp Kế toán EM4 – Viện Kinh tế và Quản lý – Khóa K63 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh NVCC.
Nguyễn Kim Chi trong một lần tham gia tình nguyện. Ảnh NVCC.
Nguyễn Kim Chi quê ở Vĩnh Phúc.
Sau khi tốt nghiệp, Chi dự định sẽ vào TP. Hồ Chí Minh để tìm môi trường trải nghiệm mới.
Đó là chia sẻ của Nguyễn Kim Chi- Lớp trưởng lớp Kế toán EM4 – Viện Kinh tế và Quản lý – Khóa K63 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – cô gái giành danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp Trung ương 2021.
Trưởng thành từ hoạt động Đoàn – hội
Từ nhỏ, Nguyễn Kim Chi (quê ở Vĩnh Phúc) đã rất ngưỡng mộ màu xanh của áo thanh niên tình nguyện, do đó 12 năm học phổ thông Chi ước mơ sau này vào đại học khoác trên mình áo xanh tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn – hội.
Do đó, vào đại học trong môi trường có nhiều người thành tích xuất sắc, Chi nỗ lực học tập để bản thân không bị bỏ xa đồng thời cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để có thể cân bằng giữa học tập và các hoạt động do Đoàn thanh niên của khoa, trường tổ chức.
Nguyễn Kim Chi trong một lần tham gia tình nguyện. Ảnh NVCC.
Chi chia sẻ: “Những năm đầu ở Bách khoa khá áp lực nên việc đạt điểm cao là điều khó khăn đối với mỗi sinh viên. Do đó, trong quá trình học tập, em và các bạn trong lớp thường lập nhóm để cùng nhau ôn luyện các dạng bài và giảng lại cho nhau những kiến thức chưa nắm vững trên lớp. Luôn động viên, nhắc nhở nhau hoàn thiện bài tập mỗi ngày để cùng nhau đạt được những kết quả tốt nhất trong mỗi kỳ thi của trường.
Bên cạnh đó,để giảm những áp lực đó em đã xin tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động Đoàn – hội của trường. Nhờ những hoạt động đó giúp em giảm căng thẳng trong học hành, có cơ hội để trao đổi, thao luận với các anh chị khóa trên những kinh nghiệm, phương pháp học hành”..
Khi đã cân bằng giữa việc học và việc tham gia các hoạt động Đoàn – hội, mùa hè, Chi tham gia các hoạt động thanh niên tình nguyện như tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh của trường, khoa.
Nguyễn Kim Chi quê ở Vĩnh Phúc.
Video đang HOT
Được đi nhiều nơi, tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp Chi hiểu hơn vai trò của thanh niên, sức mạnh của đoàn kết của sức trẻ.
Chi nhớ lại: “Mùa hè xanh 2019, tham gia hoạt động mùa hè xanh ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa em hiểu mới hiểu được rất nhiều nơi còn khó khăn, thiếu thốn nhưng các bạn trẻ nơi đây vẫn quyết tâm học hành, nỗ lực vượt khó. Do vậy bản thân đang được học trong môi trường tốt như vậy, không lý gì mà không nỗ lực, cố gắng hết mình để đạt được kết quả tốt nhất”.
Chạm đến ước mơ trở thành sinh viên 5 tốt cấp Trung ương
Với mỗi người đam mê tham gia các hoạt động Đoàn – hội, mong muốn đạt được danh hiệu Sinh viên 5 tốt là điêu ai cũng khát khao, cố gắng, nỗ lực và Chi cũng vậy.
Chi chia sẻ: “5 tiêu chí cho sinh viên 5 tốt bao gồm: học tập tốt, đạo đức tốt, tình nguyện tốt, thể lực tối và hội nhập tốt. Để đạt được cả 5 tiêu chí này cần tới sự nỗ lực và quyết tâm rất cao. Tuy nhiên, quá trình chinh phục ước mơ đó, em may mắn có sự đồng hàng của thầy cô, bạn bè.
Đặc biệt là sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Câu lạc bộ sinh viên 5 tốt cùng Hội sinh viên trường đã giúp em thêm tự tin trên con đường chinh phục danh hiệu cao quý này.
Trên đường chinh phục danh hiệu này, em luôn khắc ghi câu nói của một chị đi trước: “là một tình nguyện viên thì phải học tập thật tốt”, do vậy em càng có trách nhiệm hơn khi khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện”.
Sau khi tốt nghiệp, Chi dự định sẽ vào TP. Hồ Chí Minh để tìm môi trường trải nghiệm mới.
Bên cạnh đó, trong quá trình chinh phục danh hiệu Sinh viên 5 tốt để không bị mất cân bằng giữa học tập và hoạt động tình nguyện, Chi thường tạo một file excel về công việc mỗi ngày, mỗi tuần, phân bổ thời gian hợp lý và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về những công việc cần thực hiện và cố gắng hoàn thiện nó đúng thời hạn đưa ra.
“Cuối mỗi ngày em sẽ kiểm tra lại một lượt những công việc đã hoàn thành và những công việc chưa hoàn thành, tìm ra lý do và sắp xếp lại vào ngày hôm sau hợp lý hơn”, Chi chia sẻ.
Hiện đang là sinh viên năm cuối, thời gian này Chi tập trung thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, trau dồi thêm về tiếng Anh và học thêm 1 ngoại ngữ khác để có hành trang vững chắc khi đi xin việc.
“Sau khi tốt nghiệp, em dự kiến sẽ vào TP. Hồ Chí Minh xin việc. Bởi em học kinh tế, em mong muốn được trải nghiệm ở môi trường mới và tìm kiếm cho mình những cơ hội để phát triển cho bản thân”, Chi chia sẻ.
Các thành tích nổi bật trong quá trình tham gia hoạt động đoàn – hội
Nhận bằng khen cán bộ Hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2018 – 2019 – Nhận bằng khen sinh viên có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn – Hội và phong trào sinh viên viện Kinh tế và Quản lý năm học 2019 – 2020 – Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp thành phố 2019 -2020
Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp thành phố 2020 -2021
Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp TW 2021
Đạt giải Ba trong cuộc thi ” Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 38″ Viện Kinh tế & Quản lý
8x mua nhà, gửi tiết kiệm nhờ áp dụng quy tắc "12 triệu 4 người" dù thu nhập gấp 4 lần
Nếu như với nhiều người học theo công thức tiết kiệm được 20% tổng thu nhập thì gia đình chị Nina Ngô lại dịch chuyển con số này lên đến 70%.
Ngay sau khi lập gia đình, vợ chồng chị Nina Ngô (nhân viên văn phòng tại Hải Phòng) đã đồng lòng lựa chọn cách chi tiêu "ăn chắc mặc bền" để giữ sự ổn định cho tương lai tài chính của cả gia đình.
Nhờ có app chi tiêu điện thoại mà chị luôn tổng kết được chi tiêu mỗi tháng và nhận thấy mình đã hoàn thành deadline tiết kiệm được 70% như kế hoạch đề ra. Việc chi tiêu gia đình của 2 vợ chồng chị Nina cùng 2 con nhỏ trung bình khoảng12-13 triệu mỗi tháng, cụ thể như sau:
- Ăn uống, xăng xe: 5 triệu đồng (2,5 triệu đồng xăng xe cùng bữa trưa và sáng cho 2 vợ chồng cùng 2,5 triệu đồng bữa tối cho cả nhà).
- Chi tiêu cho con là: 3,3 triệu đồng. Trong đó: Sữa đồ ăn sáng: 1,2 triệu đồng và học phí 2 con trường công: 1,8 triệu 300 nghìn học thêm (các con rất ít học thêm, chủ yếu do bố mẹ dạy).
- Các công việc Hiếu hỷ: 1,5 triệu đồng
- Phát triển bản thân, khóa học: 600 nghìn đồng
- Điện nước: 500 nghìn đồng (6 tháng đầu năm không dùng điều hòa)
- Nước giặt, đồ cọ, vệ sinh: 140 nghìn đồng
- Sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ: 200 nghìn đồng
- Thăm khám, thuốc thang ốm đau: 400 nghìn đồng
- Mua sắm, sửa chữa đồ đạc khác: 260 nghìn đồng
- Quần áo: 400 nghìn đồng (chỉ mua theo kế hoạch như trước chuyến du lịch hay đầu mùa nếu thực sự cần thiết)
- Du lịch: Tùy từng năm, riêng 2 năm trước gia đình chị không tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự trù khoảng 20 triệu mỗi năm phụ thuộc kết quả chi tiêu năm trước đạt kế hoạch đề ra.
Ngay sau khi kết hôn, vợ chồng chị Nina đã "xây dựng" kế hoạch chi tiêu cho cuộc sống.
Không nấu thừa, mua hoa quả đúng mùa, săn đồ giảm giá
Để có được con số khá khiêm tốn trong chi phí chi tiêu của gia đình 4 người, đặc biệt là chi phí ăn uống, chị Nina đã áp dụng cách mua sắm vô cùng khéo léo.
Nguyên tắc đầu tiên là không nấu thừa, chỉ đủ ăn để đảm bảo đồ ăn tươi ngon và tránh lãng phí.
Bà mẹ 2 con tiết lộ: " Với các thực phẩm từ thịt, mình thường mua theo từng khay nhỏ đủ cho 1 bữa ăn của gia đình trong các siêu thị. Với hải sản, mình lựa chọn mua ở các chợ dân sinh để đảm bảo tiêu chí vừa tươi, vừa rẻ và ăn theo tuần".
Chị Nina cũng tiết lộ, mình là người khá chăm "săn sale" nhưng khác với cách săn sale của mọi người vì rẻ mà mua dù không thực sự cần thiết. Chị thường săn sale đồ ăn như kem, túi hoa quả như cam.
" Các bé nhà mình rất thích ăn kem, mình thường đi siêu thị có kem đang được giảm giá để mua 3- 4 hộp một lúc hay mua những túi cam được giảm giá để ép nước hoa quả.
Mình cũng ưu tiên lựa chọn ăn theo mùa, không mua hoa quả trái mùa vừa không ngon mà đắt hơn nhiều lần và mua hoa quả Việt thay vì hàng nhập khẩu", chị chia sẻ.
Chị Nina tự nhận nhu cầu và sức ăn của gia đình mình khá yếu nên chi phí dành cho ăn uống khá nhỏ.
Chị nhấn mạnh thêm: " Phải nhắc rằng, do sức ăn của nhà mình khá yếu, nhu cầu ăn đơn giản, thường chỉ cần 2 món (1 món mặn, 1 món rau) mỗi bữa nên chi phí ăn uống có thể thấp hơn nhiều gia đình khác. Nhưng bất cứ ai cũng có thể áp dụng bí quyết mua đồ sale, mua đồ ăn đúng mùa để có được sản phẩm ngon và giá cả mềm hơn từ đó rút bớt được khoản chi".
Chị đưa ra ví dụ: Mực có giá khoảng 120 nghìn đồng/kg, chị mua 1 kg chia đôi xào với dứa hay dưa và chế biến thêm một món bát canh thành 1 bữa ăn. Con gà khoảng 2kg, chị chia thành 4 phần vừa đủ 4 bữa ăn của gia đình.
Ăn hàng vào dịp đặc biệt, Chỉ mua quần áo theo kế hoạch
Gia đình chị cũng hạn chế việc ăn hàng, trung bình mỗi tháng 1 lần. Thường mỗi bữa ăn tại nhà hàng hay gọi đồ ăn chế biến sẵn về thường hết 400k cho 4 người.
" Nhà mình hay ăn gà tươi, mình thường gọi 1 con, kèm xôi, 1 đĩa rau xào và đồ uống hoặc đổi bữa để 2 con ăn pizza cùng khoai tây chiên khoảng 120 nghìn đồng, 2 vợ chồng ăn cơm gà khoảng 80 nghìn đồng/suất", chị kể.
Thỉnh thoảng gia đình chị cũng tổ chức tụ tập bạn bè đến ăn uống tại gia thay vì ăn nhà hàng để đảm bảo tiêu chí rẻ, sạch và vui.
Không chỉ cách chi tiêu ăn uống tiết kiệm, trong việc mua sắm, chị Nina khéo cân đối theo nguyên tắc chỉ mua khi cần và tuyệt đối tránh "bẫy mua sắm".
Chị kể: " Quần áo của vợ chồng mình thường mua khi vào vụ mới, trước những chuyến du lịch và không bao giờ mua tràn lan theo ý thích. Ví dụ trang phục, phụ kiện của mình mua trung bình 1 tháng 1 món thường vào dịp Tết hay trước các chuyến du lịch.
Quần áo của 2 con cũng hầu hết chỉ mua những dịp đặc biệt như Tết thiếu nhi 1/6, sinh nhật, Tết vì các bé chủ yếu mặc đồng phục trường".
Hai vợ chồng chị Nina lấy nhau vào năm 2009. Trong 6 năm sau khi kết hôn, họ cố gắng làm việc và đã tích lũy được 630 triệu để đi đến quyết định mua nhà với giá 800 triệu. Số tiền 200 triệu còn thiếu, hai vợ chồng đi vay ngân hàng. Hơn 1 năm sau, hai vợ chồng chị đã trả hết số nợ này.
Nhờ khéo vun vén chi tiêu, vợ chồng chị đã tự mua nhà có được khoản tiết kiệm riêng.
" Năm 2017 đến nay, vợ chồng mình tiếp tục tích lũy mỗi tháng và để được 1 khoản tiền gửi ngân hàng hưởng lãi suất. Hiện tại dù có nhà, có tiền tích lũy và lên kế hoạch để đầu tư sinh lãi nhưng cả hai vẫn tiếp tục kế hoạch chi tiêu 12 triệu 4 người mỗi tháng để lo cho các con trong tương lai cũng như các kế hoạch lâu dài về hưu trí, tạo tài sản cố định khi về già", chị Nina bộc bạch.
Nói về quan niệm chi tiêu, chị Nina bày tỏ, nếu như bản thân một ai đó giàu có thì không cần phải bàn cãi nhưng nếu thu nhập ở mức bình thường thì cần chi tiêu có kế hoạch, chi tiêu khôn khéo và chỉ sử dụng đồng tiền cho những thứ mình cần thay vì những thứ mình muốn.
Chị cũng nhấn mạnh, tiết kiệm và làm giàu là 2 phạm trù khác nhau. Tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, không phải tằn tiện. Ví dụ như nhu cầu dùng điện thoại của bạn là nghe, gọi, chụp ảnh, lướt internet thì cũng chỉ cần mua 1 chiếc điện thoại thông minh đời thấp thay vì chạy theo xu hướng. Ngoài ra việc hưởng thụ để tái tạo sức lao động cũng là những thứ cần thiết và chính đáng.
Giáo sư Nobel Vật lý 2016 'gợi ý' giới trẻ Việt Nam cách đoạt giải Nobel 'Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để đoạt được giải Nobel. Tôi trả lời rằng, các bạn không cần phải tài giỏi như Albert Einstein, mà các bạn cần sự may mắn để tìm ra những điều mới mẻ', GS Duncan Haldane, người đoạt giải Nobel Vật lý 2016 chia sẻ cùng hàng trăm bạn trẻ tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình...