Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ ‘thuốc giải’ đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước

Theo dõi VGT trên

Sinh vật khổng lồ này sở hữu khả năng đặc trị giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho cộng đồng ở ven biển mà nhiều quốc gia có thể áp dụng.

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay phải đối mặt. Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn lương thực, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và tất cả các dạng sống khác trên Trái Đất…

Vậy, làm thế nào để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Theo các nhà khoa học, có một sinh vật có thể giúp đỡ con người trong việc này. Đó là cỏ biển.

Cỏ biển là gì?

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ thuốc giải đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Hình 1

Cỏ biển là loài thực vật có thể giúp hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh: Jay Fleming

Trên thực tế, cỏ biển bao gồm hàng chục các loài thực vật có hoa sống ở dưới nước. Loài thực vật này có khả năng sản sinh ra năng lượng nhờ quang hợp bằng cách hấp thụ ánh sáng. Tương tự như họ hàng ở trên mặt đất, cỏ biển có rễ, lá và thậm chí có thể tạo ra hạt.

Theo các chuyên gia, cỏ biển thường mọc ở vùng nước mặn ven biển ở trên khắp thế giới. Chúng tập trung sống ở khu vực nước nông, nơi có nhiều ánh sáng Mặt hơn. Cỏ biển có thể hình thành nên thảm cỏ rộng tới hàng nghìn km2.

Những đồng cỏ biển còn có thể củng cố cho đường bờ biển, hạn chế được sức nóng, cung cấp nơi ở cho cá, động vật có vỏ, chim di cư và làm sạch nước. Đồng thời cỏ biển lưu trữ tới 5% lượng khí carbon dioxide (CO2) và bơm oxy (O2) vào đại dương.

Đây không phải là một phát minh công nghệ tiên tiến mà là cỏ biển, một trong những sinh vật có hoa xuất hiện sớm nhất ở trong tự nhiên.

Cỏ biển có mặt tại mọi châu lục trên Trái Đất, ngoại trừ Nam Cực. Loài thực vật đặc biệt này được coi là một trong những giải pháp khí hậu mạnh mẽ nhất tồn tại trên Trái Đất, nhưng chúng chưa được tận dụng.

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ thuốc giải đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Hình 2

Thảm cỏ biển ở vịnh Shark, Australia. Ảnh: BBC

Khả năng “đặc trị” biến đổi khí hậu

Video đang HOT

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ thuốc giải đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Hình 3

Ngoài việc cô lập carbon, cỏ biển có thể làm cho nước trong hơn. Ảnh: Getty Images

Cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cô lập carbon. Nhờ vậy, carbon sẽ được lưu trữ trong môi trường, thay vì trôi nổi tự do ở trong khí quyển, và sau đó tiếp tục góp phần gây lên hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Theo New York Times, các nhà khoa học chỉ ra rằng, việc khôi phục cỏ biển chính là một công cụ mà các cộng đồng ven biển có thể sử dụng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đây cũng là một trong các chủ đề thảo luận ở trong hội nghị về biến đổi khí hậu với sự tham gia của những nhà kinh doanh, khoa học, văn hóa và các nhà chính sách ở Busan, Hàn Quốc trong ngày 25 và 26/5 vừa qua.

Các nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ và các tình nguyện viên trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực để khôi phục cỏ biển. Mặc dù không thể trở lại được tình trạng ban đầu, nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng các đổng cỏ biển này có thể được nhân rộng, phát triển hơn nhiều so với vẻ cằn cỗi khi chúng bị phá hủy.

Chẳng hạn, tại thị trấn Virginia (Australia), với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu tận tụy, đồng cỏ biển đang dần được khôi phục. Điều này giúp nước trong hơn và bờ biển ổn định, từ đó thu hút những sinh vật từng phát triển mạnh quay trở lại khu vực này. Thế nhưng, giới khoa học vẫn cho rằng cỏ biển chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng.

Nỗ lực khôi phục cỏ biển

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ thuốc giải đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Hình 4

Nững ngọn cỏ lươn từ dự án phục hồi ở Virginia. Ảnh: Jay Fleming

Không thể biết chính xác có bao nhiêu cỏ biển đã bị mất, vì các nhà khoa học không biết ban đầu chúng có số lượng như thế nào.

Thực tế chỉ có khoảng 16% hệ sinh thái ven biển toàn cầu được coi là nguyên vẹn. Trong đó, cỏ biển là một trong những sinh vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo TS Matthew Long, nhà khoa học về hóa học biển và địa hóa học ở Viện Hải dương học Woods Hole, các nghiên cứu ước tính rằng có tới 1/3 cỏ biển trên toàn thế giới đã bị biến mất trong mấy thập kỷ qua.

TS Matthew Long cho biết: ” Trên toàn cầu, cứ khoảng 30 phút lại có một đồng cỏ biển với dịch tích tương ứng với một sân bóng biến mất. Chúng ta mất khoảng 5 – 10% mỗi năm“.

Vị chuyên gia này chia sẻ thêm, cỏ biển là loài thực vật chịu tác động tiêu cực từ những tác nhân gây hại trên toàn cầu như quá trình khử oxy, axit hóa đại dương và nhiệt độ ấm lên.

Ngoài ra, những yếu tố về địa phương cũng góp phần khiến các đồng cỏ biển này khô héo, với nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, quá trình nở hoa và phân hủy của tảo cũng có tác động đến cỏ biển.

Mặc dù tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người khiến những thảm cỏ biển bị suy giảm và biến mất ngày càng nhanh trong mấy thập kỷ qua, nhưng đây không phải là vấn đề mới.

Theo TS Bo Lusk, nhà khoa học từ Khu bảo tồn Bờ biển Volgenau Virginia thuộc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên, trên bờ biển ở phía Đông Virginia, vào tháng 8/1933, việc thu hoạch sò điệp quá mức và một cơn bão mạnh từng quét sạch đồng cỏ lươn (một loại cỏ biển) rộng lớn. Hậu quả, hàng thập kỷ sau đó, cỏ lươn đã không còn xuất hiện ở bờ biển này.

Đến năm 1997, một vài người đã nhìn thấy các mảng cỏ lươn ở trên bờ biển và cho rằng có thể chúng phát triển từ những hạt giống ở Maryland và tình cờ trôi dạt về phía Nam.

Sau nhiều năm tiến hành thử nghiệm, nhà khoa học Robert J. Orth ở Viện Khoa học Hàng hải Virginia, đã tìm ra cách phục hồi cỏ biển rất thành công. Theo đó, vào mùa xuân, các nhà khoa học, hàng trăm tình nguyện viên đã thu thập hạt giống và xử lý hạt trong mùa hè, sau đó vùi xuống lớp trầm tích vào mùa thu.

Sinh vật lớn cỡ 200 km2 nắm giữ thuốc giải đặc trị biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia mơ ước - Hình 5

Các nhà khoa học, hàng trăm tình nguyện viên đã thu thập hạt giống ở Virginia để vùi xuống lớp trầm tích vào mùa thu. Ảnh: Jay Fleming

TS Lusk cho biết, kể từ năm 2003, khi nỗ lực phục hồi cỏ biển bắt đầu tại Khu bảo tồn Bờ biển Volgenau Virginia, các nhà khoa học và những tình nguyện viên đã gieo khoảng 242 hecta hạt giống và đến nay loài thực vật này đã bao phủ khoảng 4.064 hecta.

Nhưng theo các chuyên gia, thành công của dự án ở Virgina cũng khó có thể nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới.

TS Lusk cho rằng: ” Nếu Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên không bảo vệ đất và mua lại những đoạn bờ biển để thực hiện bảo tồn từ 50 năm trước, thì rất có thể chúng ta sẽ không có được chất lượng nước như hiện nay và dự án này cũng không thể thành công như vậy“.

Hơn nữa, theo vị chuyên gia này nhận định, việc khôi phục cỏ biển có thể sẽ mất tới hàng chục năm. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng.

TS Richard Unsworth, PGS khoa sinh học tại Đại học Swansea, cho biết: ” Những hành động của ngư dân, quan điểm của chủ thuyền, những vấn đề về chất lượng nước, tất cả đều có thể tạo ra một vấn đề về văn hóa – xã hội phức tạp“.

Tuy nhiên, về lâu dài, với sự chung tay của cả cộng đồng thì đó sẽ là một thành công đáng kinh ngạc.

Sự tham gia của cộng đồng được xem như là một phần thiết yếu trong nỗ lực để khôi phục cỏ biển thành công, bởi vì hoạt động thu thập cũng như trồng hàng triệu hạt giống sẽ đòi hỏi mất rất nhiều công sức.

Hiện nay, Tổ chức Dự án Cỏ biển đã phát triển ra một trang web và ứng dụng Seagrass Spotter nhằm cho phép người dùng có thể đăng tải những bức ảnh về cỏ biển trong tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu tiến hành xác minh, lập bản đồ đầy đủ về phạm vi và những loại cỏ biển ở trên thế giới.

Minh chứng là vịnh Shark, ngoài khơi Tây Australia. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại ĐH Tây Australia đã phát hiện một thảm cỏ biển trải dài tới khoảng 200 km2 (tương đương với kích thước của thành phố Cincinnati tại bang Ohio của Mỹ) ở vịnh Shark và sau đó bắt đầu tìm hiểu về sự đa dạng gene của nó.

Hóa ra, loài thực vật này được gọi là cỏ dại dải băng Poseidon hoặc Posidonia Australis. Loài cỏ biển này không những sống sót qua quá trình biển đổi khí hậu thời cổ xưa mà còn lan rộng. Ước tính cỏ biển ở vịnh Shark đã trải qua tới 4.500 năm sinh trưởng. Đến nay, cỏ biển Posidonia ở vịnh Shark được cho là sinh vật sống lớn nhất trên thế giới.

Theo TS Jane Edgeloe từ Đại học Tây Australia, tác giả chính của nghiên cứu, sau khi tiến hành thu thập và kiểm tra dấu hiệu du truyền nhằm khám phá có bao nhiêu cây cỏ biển trên thảm cỏ này, kết quả thật bất ngờ. Hóa ra chỉ với một cây cỏ biển đã lan rộng hàng trăm km ở vịnh Shark.

TS Lusk nhận định rằng, việc khôi phục hoàn toàn những thảm cỏ biển là điều không khả thi, vì tình trạng nóng lên toàn cầu và sự thay đổi hóa học đại dương. Thế nhưng, nỗ lực khôi phục cỏ biển vẫn đáng giá. Bởi khả năng lưu trữ carbon, bảo vệ bờ biển của cỏ biển rất tuyệt vời.

Loài bọ có khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể

Dù có kích thước chỉ khoảng 1 milimet, bọ cánh cứng vẫn được công nhận là sinh vật khỏe nhất trên Trái đất, với khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể của mình.

Loài bọ có khả năng nâng vật nặng gấp 1.000 lần trọng lượng cơ thể - Hình 1

Bọ cánh cứng có khả năng nâng vật với trọng lượng lớn hơn 1.000 lần trọng lượng cơ thể của chúng. (Nguồn: Oddity Central)

Đối với con người, việc có thể nâng vật nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể đã là một thành tích đầy ấn tượng. Nhưng điều này vẫn chẳng là gì nếu so với sức mạnh của những sinh vật nhỏ hơn ta hàng trăm lần.

Ví dụ, kiến vàng châu Á có thể nâng vật nặng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể của chúng. Trong khi đó, bọ hung có thể nâng vật nặng gấp 400 lần trọng lượng cơ thể. Quy đổi ra trọng lượng tương đương, một con người phải nâng được hàng chục tấn mới có thể sánh với với các kỳ tích này.

Nhưng ngay cả những loài côn trùng kể trên vẫn chưa thể tới đến gần kỷ lục của sinh vật mạnh nhất trên địa cầu - loài bọ cánh cứng nhỏ bé. Nhờ có bộ vỏ ngoài vô cùng chắc khỏe, chúng có thể nâng vật nặng gấp 1.180 lần trọng lượng cơ thể của mình.

Bọ cánh cứng có kích thước chỉ bằng một hạt cát, tức từ khoảng 0,2 mm đến 1,4 mm. Nhưng khi xét về tỷ lệ sức mạnh so với kích thước và trọng lượng, cho đến nay, nó vẫn là loài động vật nắm chắc ngôi vương. Để thấy rõ hơn sức mạnh của nó, ta có thể hình dung một con người với khả năng nâng vật có trọng lượng lên tới 82 tấn.

Một trong những lý do chính khiến bọ cánh cứng và nhiều loài côn trùng có xu hướng khỏe hơn nhiều so với các loài động vật khác là bởi bộ vỏ ngoài của chúng. Bộ vỏ này nhẹ hơn và khỏe hơn đáng kể so với cấu trúc xương của các động vật khác, cho phép chúng dồn nhiều năng lượng hơn để phát triển sức mạnh cơ bắp.

Nhưng cũng có những yếu tố khác khiến bọ cánh cứng trở nên khỏe như vậy, ví dụ như tỷ lệ giữa diện tích bề mặt nó tiếp xúc với thể tích và khối lượng của bản thân. Một con bọ cánh cứng chỉ nặng 100 microgam.

Nhưng nếu các con bọ cánh cứng này có kích thước lớn ngang con người, chúng sẽ cực kỳ yếu, do các yếu tố thể hình cơ bản. Các sinh vật lớn hơn thường có cơ bắp lớn hơn. Nhưng phần lớn sức mạnh được dùng để hỗ trợ và chịu đựng trọng lượng cơ thể của chính chúng.

Ngược lại, những con côn trùng nhỏ bé có thể tiết kiệm nhiều sức mạnh cơ bắp hơn và sử dụng tập trung hơn cho các mục đích nhất địch, vì khối lượng cơ thể của chúng rất nhỏ.

Bọ cánh cứng sống trong đất rừng và đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy vật chất hữu cơ, tương tự như giun đất. Chúng còn góp phần phát tán hạt giống, cải thiện kết cấu đất và giảm mầm bệnh từ côn trùng cũng như ký sinh trùng gây hại cho người và gia súc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người nông dân đi mò ốc nhặt được cây gỗ có mùi thơm lạ, hóa ra là 'thần mộc' trị giá 400 tỷ đồngNgười nông dân đi mò ốc nhặt được cây gỗ có mùi thơm lạ, hóa ra là 'thần mộc' trị giá 400 tỷ đồng
17:35:33 16/01/2025
Hình ảnh Los Angeles được phủ hồng giữa thảm họa 'bão lửa'Hình ảnh Los Angeles được phủ hồng giữa thảm họa 'bão lửa'
13:54:20 16/01/2025
Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thuaSố phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua
13:05:31 17/01/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giớiChiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giới
07:49:53 17/01/2025
Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'
17:40:45 16/01/2025
Vết tích 9.000 tuổi 'ngủ say' dưới lòng hồVết tích 9.000 tuổi 'ngủ say' dưới lòng hồ
14:44:42 17/01/2025
Loài rùa quý hiếm của Việt Nam, nằm trong top nguy cấp nhất thế giớiLoài rùa quý hiếm của Việt Nam, nằm trong top nguy cấp nhất thế giới
13:54:18 16/01/2025
Sốc: Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trướcSốc: Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trước
07:49:44 17/01/2025

Tin đang nóng

Sự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đàiSự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đài
17:31:41 17/01/2025
Nam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêuNam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêu
16:26:23 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Cụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọCụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọ
16:06:02 17/01/2025
Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz
17:43:11 17/01/2025
Lê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luậnLê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luận
18:11:31 17/01/2025
"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!
18:32:48 17/01/2025
Rộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh ThuỷRộ ảnh thân mật của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thuỷ
17:07:23 17/01/2025

Tin mới nhất

Điểm tên những loài chim cắt nổi tiếng trên thế giới

Điểm tên những loài chim cắt nổi tiếng trên thế giới

07:49:50 17/01/2025
Các loài họ Cắt (Falconidae) gồm những loài chim kích cỡ không lớn nhưng có tốc độ và kỹ năng săn mồi vô địch trong thế giới loài chim
Bức ảnh gây choáng: Hàng trăm triệu người chen chúc tắm rửa, uống nước từ một dòng sông

Bức ảnh gây choáng: Hàng trăm triệu người chen chúc tắm rửa, uống nước từ một dòng sông

13:48:02 15/01/2025
Hàng triệu tín đồ Hindu đang tắm mình trong dòng nước thiêng khi lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới chính thức bắt đầu tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Giải mã hiện tượng lạ: Vì sao cơm không thể nấu chín ở độ cao 5.000 m?

Giải mã hiện tượng lạ: Vì sao cơm không thể nấu chín ở độ cao 5.000 m?

13:46:22 15/01/2025
Việc nấu cơm trên đỉnh núi cao, đặc biệt ở độ cao 5.000 m, gặp phải một thách thức lớn do áp suất không khí thấp. Ở mực nước biển, áp suất khí quyển là khoảng 1 atm (101.325 Pa),
Bí ẩn cuộc đời và cái chết của những ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ

Bí ẩn cuộc đời và cái chết của những ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ

08:36:36 15/01/2025
Trải qua sự kiện siêu tân tinh là một trong những cách mà một ngôi sao kết thúc cuộc đời của nó, nhưng trên thực tế vẫn có những cách khác để một ngôi sao kết thúc cuộc đời của mình.
Vì sao bạch tuộc bị mù màu nhưng lại là bậc thầy về ngụy trang, thay đổi màu sắc cơ thể?

Vì sao bạch tuộc bị mù màu nhưng lại là bậc thầy về ngụy trang, thay đổi màu sắc cơ thể?

08:29:20 15/01/2025
Bạch tuộc không chỉ là một sinh vật thông minh mà còn sở hữu những khả năng độc đáo vượt xa hiểu biết của con người.
Người đàn ông sốc khi nhận hóa đơn tiền điện hơn 618 tỷ đồng

Người đàn ông sốc khi nhận hóa đơn tiền điện hơn 618 tỷ đồng

08:27:58 15/01/2025
ẤN ĐỘ - Người đàn ông đã bị sốc khi nhận được hóa đơn tiền điện lên tới hơn 2,1 tỷ Rupee (hơn 618 tỷ đồng) cho tháng 12/2024.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

10:03:02 14/01/2025
Tuyệt chủng là một lẽ tự nhiên và vẫn đang diễn ra trên Trái Đất, ngay từ khi sự sống bắt đầu hình thành. Nhìn vào những hóa thạch còn sót lại từ thuở ban sơ đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận tổng cộng 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn tro...
Loại gỗ có màu đen đắt đỏ nhất thế giới đang bị 'đe dọa': Giá hơn 2 tỷ 1 tấm, có khả năng chống cháy

Loại gỗ có màu đen đắt đỏ nhất thế giới đang bị 'đe dọa': Giá hơn 2 tỷ 1 tấm, có khả năng chống cháy

09:09:52 14/01/2025
Đây là 1 trong những loại gỗ có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, cứng nhất, dày đặc nhất máy móc cũng khó phá hỏng, là loài cây có khả năng chống cháy có giá hơn 300 triệu đồng/m3, 60 năm mới 1 cây trưởng thành.
Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

00:42:34 14/01/2025
Vì tin đồn chữa được bệnh ung thư mà loại gỗ quý hiếm này suýt bị đẩy đến mức tuyệt chủng. Đó là gỗ thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyp...
Phát hiện kho báu quý giá tại công trường xây dựng

Phát hiện kho báu quý giá tại công trường xây dựng

00:42:29 14/01/2025
Các nhà khảo cổ học ở Anh đã khai quật được một kho báu gồm 321 đồng bạc còn nguyên vẹn tại công trường xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.
Người đàn ông bị 'sinh vật bí ẩn' tấn công kéo xuống nước khi đi bơi ở biển

Người đàn ông bị 'sinh vật bí ẩn' tấn công kéo xuống nước khi đi bơi ở biển

00:42:21 14/01/2025
Trong lúc đang bơi một cách thư giãn trên biển người mẫu Federico Cola đã bất ngờ bị kéo xuống nước bởi một lực mạnh từ một sinh vật bí ẩn .
Phát hiện cấu trúc 9.000 năm tuổi, cổ hơn Stonehenge dưới đáy hồ Michigan

Phát hiện cấu trúc 9.000 năm tuổi, cổ hơn Stonehenge dưới đáy hồ Michigan

20:52:15 13/01/2025
Tiến sĩ Mark Holley, giáo sư khảo cổ học dưới nước của Đại học Tây Bắc Michigan, đã công bố khám phá về một cấu trúc cổ xưa bên dưới Vịnh Grand Traverse thuộc hồ Michigan (Mỹ), theo trang The Brighter Side of News hôm 11.1.

Có thể bạn quan tâm

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM

Tin nổi bật

21:03:09 17/01/2025
Clip lan truyền trên mạng xã hội quay lại cảnh người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ GrabBike điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, được xác định ở TP Thủ Đức.
Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Lương Haaland chạm mốc lịch sử

Sao thể thao

21:00:24 17/01/2025
Erling Haaland vừa ký bản hợp đồng kéo dài 10 năm với Manchester City, đưa mức thu nhập của anh đến đỉnh cao mới trong lịch sử bóng đá.
Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội

Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

20:57:53 17/01/2025
Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của 4 người trong một gia đình ở thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Giảm mỡ thừa với hai bài tập yoga đơn giản tại nhà

Làm đẹp

20:52:17 17/01/2025
Tập yoga sẽ không mang lại hiệu quả giảm cân nhanh, do đó không nên nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức. Kiên trì tập luyện là chìa khóa để đạt được mục tiêu giảm cân một cách an toàn và bền vững.
Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Running Man Vietnam trở lại gây sốc, hoa hậu Thùy Tiên cùng dàn sao góp mặt?

Tv show

20:51:41 17/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin Running Man Vietnam mùa 3 chuẩn bị lên sóng. Hàng loạt gương mặt được dự đoán sẽ tham gia chương trình
Nhật Kim Anh nhập viện sinh con thứ 2

Nhật Kim Anh nhập viện sinh con thứ 2

Sao việt

20:48:57 17/01/2025
Vào sáng 17/1, Nhật Kim Anh đã chia sẻ hình ảnh check-in trong bệnh viện. Kèm theo đó, nữ ca sĩ sinh năm 1985 bày tỏ sự hào hứng chuẩn bị chào đón bé Julia - nhóc tỳ thứ 2
Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Nóng: Nam diễn viên nổi tiếng bị kẻ gian đột nhập vào nhà đâm 6 nhát dao

Sao châu á

20:41:03 17/01/2025
Công chúng bày tỏ sự lo lắng cho tình hình của nam diễn viên ở thời điểm hiện tại sau khi anh bị đâm liên tục nhiều nhát.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.
Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc việt

19:54:49 17/01/2025
Từ hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nhạc sĩ, NSƯT Xuân Ba thay đổi tích cực nhờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng tiền bản quyền từ 1 bài hát vô tình xuất hiện trong phim Mỹ.
'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

Phim việt

19:50:24 17/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 10, vì phải đưa con trai của Dương đi cấp cứu nên Phong hoàn toàn không nhớ gì về buổi hẹn hò với Vân.
Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Thời trang

18:32:18 17/01/2025
Ca sĩ Hà Thanh Xuân gây chú ý khi diện trang phục truyền thống do nhà thiết kế Võ Việt Chung thực hiện, tôn nhan sắc dịu dàng, khi dạo chơi, chụp ảnh tết ở TP.HCM.