Sinh con xong bị sót nhau dẫn đến băng huyết rồi tử vong lời cảnh báo tới các mẹ về hiện tượng dễ gây nguy hiểm sau sinh
Sau khi sinh em bé, chị Kinda Zeta Bulatao bỗng chảy nhiều máu, chuyển 6 bệnh viện thì tử vong vì băng huyết.
Băng huyết sau sinh là nỗi ám ảnh của hầu hết các bà mẹ sau khi sinh. Bởi hiện tượng này có thể cướp đi tính mạng người mẹ bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Sót nhau chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra băng huyết, mới đây lại cướp đi tính mạng của một người mẹ trẻ.
Kinda Zeta Bulatao, 26 tuổi ( Phillippines) chuyển dạ sinh con thứ 3 tại nhà với sự trợ giúp của một nữ hộ sinh. Tuy nhiên sau khi sinh, người mẹ trẻ bắt đầu ra máu ồ ạt và được khuyên nên đến trung tâm y tế để điều trị. Sau khi được đưa đến cơ sở y tế, một nữ nhân viên đã cắt dây rốn cho em bé, tuy nhiên tình trạng ra máu do sót nhau thai của Kinda vẫn không được phát hiện và kiểm soát.
Người mẹ trẻ sinh con thứ 3 tại nhà và bị sót nhau thai dẫn đến băng huyết (Ảnh minh họa).
Anh John Bulatao, chồng của Kinda cho hay anh đã đưa vợ đến 6 trung tâm, bệnh viện nhưng đều nhận được cái lắc đầu từ chối tiếp nhận chữa trị cho người mẹ trẻ. Nơi thì lấy lí do không có đủ lượng máu dự trữ, nơi thì yêu cầu gia đình phải nộp số tiền quá lớn thì mới đồng ý tiếp nhận chữa trị, thậm chí có nơi không có bác sĩ sản khoa nào trực ca. Cho dù lí do là gì đi chăng nữa, sự chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị tính trạng sót nhau sau khi sinh đã khiến Kinda mất máu nặng và tử vong không lâu sau đó. Hiện gia đình anh John phải đi vận động xin sữa mẹ cho em bé mới sinh và chia sẻ rộng rãi câu chuyện buồn của người vợ quá cố.
Sót nhau – tình trạng có thể gây nguy hiểm cho mẹ sau sinh
Sót nhau thai là tình trạng mà người mẹ có thể gặp phải sau quá trình vượt cạn thành công. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai ra khỏi tử cung. Toàn bộ bánh nhau phải được loại bỏ khỏi tử cung người mẹ sau khi sinh con. Tuy nhiên trong một số trường hợp, một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung, đây là hiện tượng sót nhau thai.
Video đang HOT
Hình ảnh minh họa hiện tượng sót nhau dẫn đến băng huyết.
Hiện tượng sót nhau thai có thể để lại hậu quả nghiêm trọng tới cơ quan sinh sản như viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung…. thậm chí còn dẫn đến băng huyết gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Chính vì thế các mẹ cũng cần biết những dấu hiệu sót nhau thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình.
Sót nhau sau sinh có thể khiến người mẹ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như: tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung,… thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh minh họa)
Có nhiều dấu hiệu có thể giúp người mẹ và người thân nhận biết hiện tượng sót nhau thai, trong đó, ra máu bất thường chính là dấu hiệu sót nhau thai quan trọng nhất. Ngoài ra còn có những triệu chứng kèm theo như là sốt, đau bụng nhiều, âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới, tử cung có thể co hồi kém, mệt mỏi nhiều.
Hiện tượng sót nhau thai ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ nên khi phát hiệm những dấu hiệu khác lạ, bất thường mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử trí. Việc đảm bảo nhau thai đã ra ngoài hết khỏi tử cung, dù là mẹ sinh thường hay đẻ mổ, sẽ giúp sức khỏe người mẹ đảm bảo và phục hồi tốt sau khi sinh.
Chồng mải trông y tá tắm cho con, về đến phòng phụ sản chết lặng khi nhìn vợ
Người vợ đã suýt không giữ được tính mạng khi ở phòng sau sinh một mình.
Người phụ nữ sinh con được ví như đi qua cửa tử, không chỉ lúc sinh nở mà cả những ngày đầu sau sinh như câu chuyện của sản phụ suýt không thể giữ được tính mạng sau sinh dưới đây.
Xinxia (sinh sống tại Trung Quốc) năm nay 21 tuổi và chồng là bạn học cấp ba. Họ kết hôn sớm sau khi đã tự mình mở một cửa hàng vật liệu xây dựng ăn nên làm ra. Sau khi kết hôn, cặp đôi dọn ra ở riêng và nhanh chóng có bầu.
Vì có bầu khi còn khá trẻ nên bà mẹ này rất khỏe mạnh, không bị ốm nghén, phù nề hay một vết nám nào trên mặt. Cô vẫn có thể ăn uống thoải mái và đứng bán hàng đến tận cuối thai kỳ. Khi thai được 37 tuần, Xinxia đột ngột vỡ ối và sinh non. Vì gia đình 2 bên đều khá bận rộn nên chỉ có 2 vợ chồng vào viện.
Bà mẹ trẻ tự đi vệ sinh sau khi chồng đi theo y tá cho con đi tắm. (Ảnh minh họa)
Sau hơn mười giờ đau đớn, cuối cùng bà mẹ trẻ cũng sinh ra một bé trai vào tối hôm đó. Người chồng rất phấn khích, còn người mẹ trẻ thì nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Họ chọn một phòng riêng cho thoải mái. Mới sinh xong chưa đầy 12 giờ, Xinxia đã tự ngồi dậy và đi vài bước. Những sản phụ ở các phòng bên cạnh tỏ ra ghẹn tỵ với người mẹ trẻ vì không có được sức khỏe tuyệt vời như cô. Ai ngờ vì quá chủ quan mà mẹ trẻ suýt không qua khỏi khi đi vệ sinh chỉ vài giờ sau đó.
Vào buổi sáng, y tá đến và nói rằng cô sẽ đưa em bé đi tắm, Xinxia nhờ chồng đi theo y tá để cô ở lại trong phòng. Chồng cô đi được vài phút thì cô muốn đi vệ sinh. Trước đó, bác sĩ nói với Xinxia rằng cô phải có người nhà dìu đi vệ sinh, nhưng lúc đó trong phòng không có ai nên cô đã tự đi một mình.
Tuy nhiên, khi cô muốn ngồi xổm xuống, Xinxia cảm thấy rất đau, vì vậy cô ngồi dựa vào tường. Sau đó, cô vịn tường đứng dậy thì mắt mờ đi, chân tê cứng. Sản phụ lạnh toát người và ngã quỵ xuống.
10 phút sau, người chồng bế con về phòng thì không thấy vợ đâu. Anh vội vã đi vào nhà vệ sinh thì thấy một cảnh tượng hãi hùng: Xinxia bất tỉnh trên nền nhà, quần cô ướt đẫm máu, chồng cô hét to gọi các bác sĩ đến.
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ hỏi người chồng sao lại để vợ một mình. Người mẹ mất rất nhiều máu khi sinh con, khi ngồi xổm trong nhà vệ sinh có thể bị chóng mặt và ngất đi. Lúc này người chồng vô cùng hối hận, liền gọi ngay mẹ chồng và mẹ đẻ lên để chăm sóc Xinxia cùng với anh.
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất, bao gồm các bệnh hậu sản như:
Nhiễm khuẩn hậu sản
Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua âm đạo, cổ tử cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ... Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Băng huyết sau sinh
Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời. Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi và ngất xỉu.
Đau tầng sinh môn
Đối với những phụ nữ sinh thường, đau tầng sinh môn là tình trạng hậu sản khá phổ biến. Những mô mềm nằm giữa khu vực âm đạo và trực tràng có thể bị kéo căng hoặc rách, bị cắt trong quá trình sinh nở. Đây là nguyên nhân khiến tầng sinh môn của mẹ bị sưng, bầm tím và đau nhức.
Ngoài ra, mẹ còn đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng vết mổ, trầm cảm sau sinh, tắc tia sữa... Người mẹ nhất thiết phải có người ở bên cạnh ít nhất là 2 tuần sau sinh để có thể đỡ đần việc chăm sóc em bé cho mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Đam San
Bà mẹ ám ảnh kể lại phút thập tử nhất sinh khi bác sĩ lấy nhau thai bằng tay, bị băng huyết sau sinh nặng Người mẹ này thừa nhận rằng sự ám ảnh của cơn thập tử nhất sinh đó vẫn tồn tại trong tâm trí chị đến hiện tại. Gần đây, một bà mẹ sống tại Melbourne,Victoria (Úc), đã chia sẻ về nỗi kinh hoàng khi chị nghĩ rằng mình sẽ chết sau khi vừa sinh con trai vì băng huyết nặng vào ngày 26/12 năm...