Singapore chật vật thuyết phục người già tiêm chủng
Sau khi được con trai thuyết phục tiêm vaccine Covid-19, Tay Seng Kee, 83 tuổi, thắc mắc điều này có tác dụng gì khi ông “đã già và sắp chết”.
Tay Seng Kee, cụ ông bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao, không phải người duy nhất suy nghĩ như vậy. Mặc dù là nhóm đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 tại Singapore, những người từ 70 tuổi trở lên ở quốc đảo này hiện có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, thậm chí thấp hơn các nhóm vừa đủ điều kiện tiêm vào tháng trước.
Họ đưa ra nhiều lý do cho quyết định không tiêm chủng. Coreen Tan, 70 tuổi, cho biết bà không yên tâm với công nghệ mRNA được sử dụng để sản xuất một số loại vaccine Covid-19 vì “quá mới mẻ”, có thể gây ra tác dụng phụ.
“Nếu người trẻ còn có khả năng phản ứng mạnh như bị ngừng tim, làm sao chúng tôi có thể yên tâm rằng những người già yếu sẽ không phải chịu những tác dụng phụ lâu dài vẫn chưa được phát hiện?”, cụ bà đặt câu hỏi.
Những người trên 70 tuổi tại một trung tâm tiêm chủng Covid-19 ở Singapore hôm 27/1. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, Bộ Y tế Singapore (MOH) chỉ ra rằng công nghệ mRNA để sản xuất vaccine vốn đã được phát triển trong nhiều năm, trước cả khi đại dịch ập đến. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định những lợi ích của vaccine vượt xa nguy cơ.
Lý do mà S. Jaya, 75 tuổi, đưa ra cho quyết định không tiêm vaccine Covid-19 là tiền sử chóng mặt. Bà lo ngại về tác dụng phụ của vaccine và sự khó lường trong tình trạng sức khỏe của bản thân. “Tôi không muốn tự làm mình ốm thêm nữa. Chứng chóng mặt của tôi có thể đột ngột xuất hiện vì tiêm chủng”, cụ bà cho hay.
Bên cạnh đó, Jaya không muốn trở thành gánh nặng cho những người con đã ngoài 50 tuổi nếu bà gặp biến chứng sau tiêm chủng. “Tôi không muốn các con phải chăm sóc mình. Đây là cơ thể của tôi. Bất kể chuyện gì xảy ra, tôi không muốn các con phải chịu khổ cùng tôi”, bà giải thích.
Video đang HOT
Một cụ ông 80 tuổi tên Tan Peng Chew cũng không muốn tiêm chủng vì tiền sử bệnh tật, bao gồm các vấn đề tim mạch, cholesterol cao và huyết áp thấp. Bất chấp việc MOH đảm bảo vaccine Covid-19 an toàn đối với những người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, cholesterol cao hay tiểu đường, Tan vẫn ngần ngại.
“Tôi đã quá già để tiêm vaccine và không muốn hỏi các bác sĩ quá nhiều. Không có gì giúp đảm bảo 100% vaccine phát huy tác dụng”, cụ ông nêu quan điểm.
Andrew Tan, một người 71 tuổi không đăng ký tiêm, chỉ ra rằng các vaccine đang được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng của Singapore đều chưa được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ, mà chỉ là phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Tan thậm chí nghĩ đại dịch hiện nay cũng không phải trường hợp khẩn cấp, dù hơn 4 triệu người đã chết vì Covid-19 trên toàn cầu. Ông cho biết tỷ lệ tử vong tại Singapore “cực kỳ thấp”, chỉ khoảng 0,06%, và dịch bệnh “không nguy hiểm như người ta tưởng”.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 trung bình toàn cầu là khoảng 2,2%. Giới chuyên gia lý giải tỷ lệ này tại Singapore ở mức thấp nhờ những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, nhưng vẫn có thể tăng đột biến, đặc biệt trong số những người chưa tiêm chủng, khi các lệnh hạn chế được nới lỏng.
Bất chấp lập luận này, Tan lưu ý hàng trăm nghìn người khắp thế giới đã được chữa và khỏi Covid-19. “Điều đó chứng minh có sẵn những lựa chọn điều trị. Đại dịch bị coi là khẩn cấp chỉ bởi nỗi sợ hãi được tạo ra xung quanh nó”, người đàn ông 71 tuổi nêu quan điểm.
Tan nói thêm rằng các vaccine chưa được bên thứ ba đánh giá, trong khi chỉ được phát triển trong thời gian ngắn, đồng thời bày tỏ lo ngại về những vaccine sử dụng công nghệ mRNA. Ông tự đưa ra nhận định rằng những lợi ích tiềm năng từ việc tiêm chủng không vượt xa rủi ro như tuyên bố của WHO.
Tuy nhiên, các chuyên gia về tiêm chủng Covid-19 tại Singapore bác bỏ những quan điểm như của ông Tan. Họ từng nhiều lần khẳng định lợi ích của các vaccine mRNA “vẫn tiếp tục lấn át rủi ro”.
Một số người cao tuổi ban đầu tỏ ra ngần ngại tiêm chủng, cho đến khi được người thân thuyết phục, như cụ ông 83 tuổi tên Casey Law. Thợ cơ khí về hưu này từng không tin vào vaccine do tốc độ phát triển quá nhanh chóng.
MOH giải thích rằng vaccine được phát triển nhanh chóng nhờ nỗ lực chung của giới khoa học, các chính phủ và ngành dược phẩm. Nhiều hãng sản xuất vaccine đã đầu tư mạnh tay và cống hiến hết sức. Quan hệ đối tác toàn cầu vững chắc giữa các chính quyền, nhà nghiên cứu và nhà sản xuất, cùng những thử nghiệm diễn ra đồng thời, đã góp phần giúp quá trình được đẩy nhanh.
Ngoài ra, tình trạng đại dịch lan tràn khắp thế giới cũng giúp việc tìm đối tượng thử nghiệm nhanh hơn. MOH nhấn mạnh tính an toàn, khoa học và đạo đức trong quá trình phát triển vaccine không hề bị tổn hại, thêm rằng quá trình này không có bất cứ “lối tắt” nào.
Con trai Law cuối cùng cũng thuyết phục được ông đi tiêm vaccine Covid-19 và ông đã tiêm đủ hai liều từ tháng 4. Chan Hon Kee, một tài xế taxi về hưu, ban đầu cũng ngần ngại vì lo sợ tác dụng phụ và cho rằng vaccine không hiệu quả. Tuy nhiên, cụ ông 80 tuổi quyết định đi tiêm sau nhiều lời động viên và thuyết phục từ bạn bè và gia đình.
Chan, người sẽ tiêm liều vaccine thứ hai vào ngày 6/8, cho biết dù tiêm vaccine hay không phụ thuộc vào quyết định của mỗi người, ông giờ đây cảm thấy nhẹ nhõm vì đã được tiêm chủng.
Mỹ hé lộ oanh tạc cơ tàng hình cạnh tranh máy bay Trung Quốc
Không quân Mỹ công bố ảnh dựng bằng máy tính về B-21, mẫu oanh tạc cơ tàng hình thế hệ mới có khả năng cạnh tranh với H-20 Trung Quốc.
Không quân Mỹ hôm 7/7 công bố bức ảnh dựng thứ ba của oanh tạc cơ B-21 Raider, cho thấy phi cơ bay trên căn cứ Edwards ở bang California, nơi dự kiến tổ chức chuyến bay thử đầu tiên vào giữa năm 2022.
Lực lượng này nhấn mạnh hình ảnh không phản ánh chính xác thiết kế thực của dòng B-21, dường như để che giấu những chi tiết quan trọng của mẫu oanh tạc cơ mới. Tuy nhiên, không quân Mỹ khẳng định B-21 Raider sẽ là một phần trong "bộ ba tấn công hạt nhân" của Mỹ, gồm lực lượng trên không, trên đất liền và dưới lòng biển.
Hình dáng chung của máy bay không thay đổi so với hình ảnh được công bố đầu năm 2020, trong đó chiếc B-21 ứng dụng thiết kế cánh bay tương tự dòng B-2 Spirit.
Hình dựng oanh tạc cơ B-21 được Mỹ công bố hôm 7/7. Ảnh: USAF .
Tuy nhiên, kính chắn gió buồng lái có sự khác biệt với 4 tấm kính riêng biệt, trong đó hai tấm mặt bên rất cong và hẹp. Giới chuyên gia quân sự chưa xác định được mục đích của thiết kế này, do hình dáng của chúng sẽ cản trở hoàn toàn tầm nhìn phía trên và mặt bên của phi công, cũng như gây thêm khó khăn cho quá trình chế tạo.
Hình ảnh đồ họa không cho thấy cửa hút khí của chiếc B-21, một trong những bộ phận đòi hỏi nhà sản xuất Northrop Grumman điều chỉnh đáng kể trước đợt đánh giá thiết kế chủ chốt của không quân Mỹ hồi cuối năm 2018.
"Cấu trúc hệ thống mở tích hợp trên B-21 khiến oanh tạc cơ này ứng phó hiệu quả với môi trường đe dọa đang ngày càng phát triển", Randall Walden, giám đốc Phòng Năng lực Không quân Mỹ, cho hay. "Thiết kế máy bay này nhằm đảm bảo Mỹ duy trì được ưu thế về sức mạnh không quân".
Ben Ho, chuyên gia về không quân tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng thiết kế của B-21 là câu trả lời của Mỹ đối với những mối đe dọa từ các đối thủ gần ngang hàng.
"Walden nhiều khả năng đề cập tới mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, những nước không chỉ hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân mà còn tăng cường năng lực không quân", Ho nói. "B-21 có thể được coi là đối thủ đáp trả mẫu oanh tạc cơ tàng hình chiến lược H-20 Trung Quốc có thể cho bay thử vào năm sau".
H-20 là oanh tạc cơ tàng hình được quân đội Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển từ năm 2016, dự kiến biên chế trong năm nay. Truyền thông Trung Quốc cho biết H-20 có thể mang theo 45 tấn vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân, và phóng được 4 tên lửa hành trình tàng hình hoặc siêu vượt âm.
Sự xuất hiện của H-20 được cho là lý do Mỹ thúc đẩy tiến độ phát triển B-21 Raider (Kẻ tập kích), oanh tạc cơ tàng hình thế hệ 5 dự kiến được tích hợp những công nghệ tối tân, mang được nhiều vũ khí và có thể sở hữu tính tự động hóa cao. Khả năng tàng hình cùng dàn vũ khí hiện đại khiến B-21 được mệnh danh là sát thủ tàng hình thế hệ mới của Mỹ.
Dự án B-21 có chi phí phát triển khoảng 23,5 tỷ USD, trong đó giá thành chế tạo mỗi chiếc khoảng 656 triệu USD. Máy bay đầu tiên có thể được biên chế trong năm 2025, Lầu Năm Góc dự kiến mua 100 phi cơ để thay thế những chiếc B-2 và một phần phi đội B-1B Lancer.
Chuyến bay thử đầu tiên của dòng B-21 dự kiến được tổ chức vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị lùi lại sau khi không quân Mỹ dự báo máy bay chỉ có thể xuất xưởng vào đầu năm 2022 và chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa năm sau.
Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ Darlene Costello hồi đầu tháng 6 cho biết hai nguyên mẫu đầu tiên đã được hoàn thiện tại bang California, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng dự án B-21 đang bị chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch triển khai 225 oanh tạc cơ của không quân Mỹ.
Nhiều nước bán rộng rãi bộ xét nghiệm tại nhà Bộ kit tự xét nghiệm ở nhiều nước đã rất phổ biến và được khuyến khích sử dụng. Chính quyền cũng khuyến khích người dân tự bảo vệ sức khỏe cho mình bởi các bộ này có kết quả nhanh và chính xác. Bộ kit xét nghiệm nhanh tại nhà đang được bán ở các hiệu thuốc tại Singapore - Ảnh: STRAITS TIMES...