Siêu thị Big C dừng nhập hàng may mặc Việt: Việc làm thô bạo sẽ tạo sự bất tín trên thị trường
Siêu thị Big C Việt Nam đột ngột dừng nhập hàng may mặc Việt khiến dư luận đột ngột bức xúc. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là cạnh tranh không lành mạnh và sự bất tín lớn trên thị trường.
Mới đây, tập đoàn Central Group (Thái Lan) vừa gửi thư đến các đối tác Việt Nam, thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam kể từ tháng 7/2019. Chính vì vậy, hệ thống siêu thị Big C ra thông báo tạm dừng kinh doanh sản phẩm may mặc của Việt Nam khiến nhiều nhà cung cấp trong nước rất bất ngờ. Thông báo này đã khiến dư luận bức xúc, hàng loạt khẩu hiệu kêu gọi “người Việt dùng hàng Việt” xuất hiện.
Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ Công Thương ngày 4/7, Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sáng cùng ngày, ông cùng nhiều đơn vị khác của Bộ đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tập đoàn Central Group của Thái Lan và lãnh đạo BigC xung quanh thông báo ngừng nhập hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt trong hệ thống của Big C.
Theo đó, bộ Công Thương đã mời đại diện của Central Group, đơn vị mua và có quyền sở hữu Big C trong 10 năm, đến làm việc với Tổng giám đốc Big C. Buổi làm việc còn có sự tham dự của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Việt Nam.
Sau buổi làm việc, Big C cam kết mở lại đơn hàng trong ngày cho 50 trong số 200 doanh nghiệp may mặc của Việt Nam và trong 2 tuần tới sẽ mở thêm đơn hàng cho khoảng 100 nhà cung cấp khác. Như vậy sẽ có 150 nhà cung cấp sẽ tiếp tục cung cấp hàng cho Big C. Còn 50 nhà cung cấp còn lại Big C sẽ làm việc kỹ hơn để đảm bảo yêu cầu về việc cấp hàng liên quan đến việc sản xuất, cung ứng hàng hóa tại Việt Nam nhằm đảm bảo hàng may mặc vào Big C sẽ đảm bảo chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Video đang HOT
Siêu thị Big C ra thông báo tạm dừng kinh doanh sản phẩm may mặc của Việt Nam khiến người tiêu dùng bất ngờ.
Trước câu chuyện này, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.
- Thưa ông, tập đoàn Central Group (Thái Lan) có thư đến các đối tác Việt Nam, thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam kể từ tháng 7/2019, điều này khiến dư luận bức xúc. Ông đánh giá như thế nào về quyết định này của Central Group?
Đến khi sự việc xảy ra thì người tiêu dùng mới bức xúc nhưng giới chuyên gia đã cảnh báo từ khi có sự chuyển đổi chủ sở hữu của tập đoàn này. Chúng ta cũng không có luật để quy định họ không được bán cái này, phải bán cái kia nên lỗ hổng lớn nằm ở đó.
- Việc tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam có phải hàng Việt kém chất lượng, hay vì nguyên nhân nào khác?
Có hai cái cần lưu ý, việc họ ra đột ngột dừng nhập hàng của Việt Nam như vậy không đảm bảo uy tín thị trường đối với chủ hàng cung cấp cho siêu thị này hay không? Vì rõ ràng nhận thấy hành động này là điều bất tín nhất trên thị trường và nó cực kỳ nguy hiểm khi các mặt hàng khác chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt. Thứ hai, việc nhập hàng Thái mà bán rẻ hơn thì chưa chắc, nhiều mặt hàng Việt rẻ hơn và tốt hơn chứ. Đây chỉ là biện pháp của họ. Trong luật cạnh tranh có quy định không được phép từ chối người cung ứng hàng nếu không có lý do đặc biệt.
- Vậy theo chuyên gia, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt cần làm gì để tránh rơi vào tình cảnh hàng Việt bị “hết đất sống”?
Chúng ta cần tuyên truyền để người Việt dùng hàng Việt và hướng tới hàng Việt. Tăng chất lượng hàng Việt để chinh phục người Việt. Sau đó, chúng ta phát triển chuỗi phân phối xung quanh siêu thị này tạo sự cạnh tranh trực tiếp để coi đó như sự cảnh báo đối với tập đoàn đang muốn hất hàng Việt ra khỏi hệ thống siêu thị Big C Việt Nam.
Theo Người đưa tin
Ông chủ Big C ra mắt thương hiệu bán lẻ mới tại Việt Nam
Siêu thị GO! Market tại Việt Nam đã khai trương đi vào hoạt động tại số 286 Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội sáng 28-6.
Với tổng diện tích 5.800m2, GO! Market Nguyễn Xiển là sự kết hợp "Ăn uống - Mua sắm - Vui chơi" tại một điểm đến. Tại đây, khách hàng được trải nghiệm tập hợp các dịch vụ ẩm thực, mua sắm, vui chơi, giải trí tại một điểm đến, bao gồm: khu ăn uống Food City (khu ăn uống ẩm thực quốc tế); khu siêu thị thực phẩm tươi sống, hàng gia dụng và hàng tiêu dùng nhanh, hàng nhu yếu phẩm; LookKool (cửa hàng tiện ích phụ kiện, đồ dùng gia đình và trang trí nhà cửa), HomeMart (cửa hàng gia dụng), Nguyễn Kim (điện máy gia dụng), Hello Beauty (cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp), và khu vui chơi hiện đại dành cho trẻ em KUBO...
Đặc biệt, thương hiệu bán lẻ lần đầu ra mắt thị trường này dành nhiều không gian giới thiệu, quảng bá hàng Việt theo từng nhóm riêng.
Central Group và các bộ, ngành đã ký biên bản ghi nhớ về các hoạt động hỗ trợ nông dân
Nhân dịp khai trương GO! Market Nguyễn Xiển, Central Group đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Vụ Thị Trường trong nước (Bộ Công Thương) và MOU với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn).
Theo đó, các bên đồng ý cùng nhau hợp tác, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ ... để cùng thực hiện các chương trình thu mua nông sản an toàn trực tiếp chiết khấu 0% từ các hộ nông dân, dự án sinh kế hỗ trợ các đối tượng phù hợp với phạm vi và mục tiêu của mỗi bên.
Central Group (Thái Lan) hiện sở hữu mô hình kinh doanh bán lẻ đa ngành với gần 250 trung tâm thương mại và cửa hàng tại Việt Nam, 2 kênh bán lẻ trực tuyến. Các thương hiệu đang sở hữu gồm GO! Mỹ Tho (trung tâm thương mại và dịch vụ), Big C Việt Nam (siêu thị); các mô hình bán lẻ chuyên ngành như: Look Kool, Hello Beauty, Home Mart; trung tâm mua sắm thời trang Robins; cửa hàng thể thao Super Sports và có phần hùn trong 2 hệ thống Nguyễn Kim, Lan Chi Mart.
Theo người lao động
Nhiều rủi ro cho nhà sản xuất Việt Vụ việc Big C Việt Nam tạm dừng nhập hàng của 200 nhà cung cấp hàng may mặc trong nước đã cơ bản được giải quyết. Dù vậy, dư luận vẫn sôi sục về cách hành xử được cho là "tuyệt tình" của nhà bán lẻ đến từ Thái Lan Sau sự cố nói trên, nhiều chuyện cũ của Big C từ khi...