‘Sếp’ ngân hàng và công ty chứng khoán bắt tay nhau làm sai để cùng hưởng lợi
Trong “phi vụ làm ăn” này, một số lãnh đạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Công ty chứng khoán TSS đã bắt tay nhau, lợi dụng chính sách cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán để cùng hưởng lợi.
Ngày 28/6, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phan Thanh Long (SN 1954, nguyên TGĐ Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa), Nguyễn Thị Phi Yến (SN 1974, nguyên Trưởng phòng giao dịch Bạch Mai, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa), Hoàng Minh Sơn (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Trường Sơn -TSS), Hồ Hoài Nam (SN 1977, nguyên TGĐ TSS) và Nguyễn Trung Thành (SN 1980) ra xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa (TNB) có trụ sở tại quận 1, TP HCM với vốn điều lệ 3.399 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Văn Thành. Thời điểm tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước có quyết định hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Công ty CP chứng khoán Trường Sơn (TSS) có ngành nghề kinh doanh môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Ngọc Thắng, Tổng giám đốc.
Sau khi điều chỉnh giấy phép hoạt động, ông Hoàng Minh Sơn là Chủ tịch HĐQT, Hồ Hoài Nam là Tổng giám đốc TSS. Ngoài ra, ông Hoàng Minh Sơn còn thành lập và làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP quốc tế Việt Nam, Công ty CP đầu tư Việt Nam.
Bắt tay làm sai, cùng hưởng lợi
Theo cáo buộc, lợi dụng chủ trương về cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 03/2008/QĐ- NHNN ngày 1/2/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 39A/QĐ.HĐQT ngày 10/12/2009 của Ngân hàng TNB quy định về cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán, ông Phan Thanh Long, TGĐ Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa đã ký hợp đồng với Công ty CP chứng khoán Trường Sơn.
Đây là hợp đồng hợp tác cho vay ứng trước tiền TNB bán chứng khoán niêm yết. Phía NH giao cho Phòng giao dịch Bạch Mai triển khai thực hiện có nội dung vi phạm Quyết định 39A/QĐ.HĐQT ngày 10/12/2009 của Ngân hàng TNB ban hành quy định cho vay chứng khoán.
Triển khai thực hiện hợp đồng hợp tác với Công ty CP chứng khoán Trường Sơn, từ ngày 31/5/2010 – 14/9/2011, bà Nguyễn Thị Phi Yến, Giám đốc Phòng giao dịch Bạch Mai đã không chỉ đạo kiểm tra hồ sơ vay vốn của TSS, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đã giải ngân cho TSS tổng số hơn 2.714 tỷ đồng vào tài khoản của TSS mở tại TNB, để các bị cáo Hoàng Minh Sơn, Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành sử dụng đảo nợ vay tại TNB và phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Cáo buộc cho rằng, quá trình giải ngân, TNB không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết, không thực hiện trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin và hồ sơ do TSS chuyển đến theo đúng quy định.
Kết quả điều tra xác định, Ngân hàng TNB và Công ty TSS phát sinh quan hệ tín dụng thông qua hợp đồng hợp tác cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Tuy nhiên xác minh tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, trong các ngày 12,12,14/9/2011, toàn bộ nội dung trong 28 xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán là không có thật, không có tên khách hàng, không có kết quả giao dịch được khớp lệnh mà toàn bộ đều là xác nhận giả.
Ông Hồ Hoài Nam và Nguyễn Trung Thành khai nhận, theo ủy quyền của ông Hoàng Minh Sơn, ông Nam và Thành đã chỉ đạo nhân viên TSS lấy thông tin từ khách hàng, lập và ký khống các bộ hồ sơ vay tiền để hoàn thiện hồ sơ vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của TSS.
Số tiền mà Phòng giao dịch Bạch Mai, Ngân hàng TNB giải ngân vào tài khoản của TSS sau đó đã được TSS ký ủy nhiệm chi để rút tiền mặt hoặc chuyển tiền đi các tài khoản khác của Công ty TSS nhằm sử dụng.
Trong “phi vụ làm ăn” này, lãnh đạo của cả TNB và TSS đều có lợi. Cáo buộc cho rằng, hai bên đã bắt tay nhau, lợi dụng chính sách cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán để cùng hưởng lợi.
Hành vi của các bị cáo đã vi phạm quy định về cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Tính đến ngày 31/10/2011, TSS còn nợ gốc hơn 43 tỷ đồng và nợ lãi 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.
Ông Hồ Hoài Nam, Nguyễn Trung Thành có vai trò đồng phạm giúp sức cho các bị cáo Phan Thanh Long, Hoàng Minh Sơn và Nguyễn Thị Phi Yến thực hiện hành vi phạm tội Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Sau khi vụ án được khởi tố, từ ngày 11/3/2015- 15/6/2015, ông Hoàng Minh Sơn đã chuyển hơn 43 tỷ đồng và sau đó chuyển tiếp số tiền lãi hơn 1,7 tỷ đồng vào tài khoản Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để trả số tiền nợ gốc, lãi của Công ty TSS tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Thanh Long và Nguyễn Thị Phi Yến mức án 42 tháng tù. Các bị cáo còn lại nhận án từ 30- 36 tháng tù treo.
Nữ tỉ phú Trương Mỹ Lan có thêm 2 luật sư bào chữa
2 luật sư của Đoàn luật sư TP.Hà Nội vừa nhận lời bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nữ tỉ phú Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sáng 7.11, trao đổi với Thanh Niên, luật sư Giang Hồng Thanh, Trưởng văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), cho biết ông cùng luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Huy Thiệp và cộng sự, vừa nhận lời bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bị can Trương Mỹ Lan. ẢNH BỘ CÔNG AN
Theo luật sư Giang Hồng Thanh, khoảng 10 ngày gần đây, ông và luật sư Thiệp đã được gặp thân chủ và có mặt cùng cơ quan điều tra trong quá trình làm việc với bà Lan.
Trước đó, 2 luật sư của Đoàn luật sư TP.HCM là Phan Trung Hoài và Phan Minh Hoàng cũng được Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp giấy thông báo đăng ký bào chữa cho bị can Trương Mỹ Lan và được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục và tham dự buổi lấy cung.
Bị can Trương Mỹ Lan là người sở hữu nhiều bất động sản, tài sản là cổ phiếu và được xếp vào danh sách những tỉ phú của Việt Nam. Bà Lan cùng 3 đồng phạm bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 7.10 để làm rõ tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cáo buộc các bị can đã gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019.
Xem nhanh 20H ngày 7.11: Diễn biến mới vụ Trương Mỹ Lan | Trùm xăng lậu tặng người tình 2 tỉ/tháng
Tại buổi họp báo Chính phủ gần đây, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can đảm bảo yếu tố thượng tôn pháp luật, nhằm đảm bảo thị trường trái phiếu, chứng khoán, tài chính - ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, đúng với cơ chế thị trường và phát triển kinh tế - xã hội.
"Trong quá trình tố tụng, có bị can, người liên quan qua đời do đột tử. Tất nhiên, việc này có khó khăn cho quá trình điều tra, nhưng chắc chắn bản chất của vụ việc sẽ được làm rõ, pháp luật sẽ được thực thi đúng người, đúng tội", trung tướng Tô Ân Xô nói và khẳng định hoàn toàn không có yếu tố hình sự hóa trong quan hệ kinh tế trong vụ án bà Trương Mỹ Lan.
Phá đường dây thao túng thị trường chứng khoán, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng Cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán là Nguyễn Khánh Toàn (SN 1979, trú tại KĐT Vinhomes Riverside, quận Long Biên, Hà Nội). Bằng việc thao túng thị trường chứng khoán, Toàn đã thu lời bất chính số tiền gần 10 tỷ đồng. Thông tin về vụ án trên, ngày 21/6, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết,...