Sẽ tăng quản lí thông tin trên Internet
Các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội sẽ phải báo cáo tình hình hoạt động định kì nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước quản lí tốt các nội dung dịch vụ thông tin trên Internet.
Đây là thông tin mà ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, phát biểu tại hội nghị phổ biến Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lí, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng diễn ra hôm 8-1 ở TPHCM.
Tại hội nghị này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra dự thảo thông tư quy định quản lí hoạt động trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trong nước.
Theo thông tư này, các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và mạng xã hội phải xin phép hoạt động. Việc cấp phép sẽ phân cấp về các sở thông tin và truyền thông địa phương. Riêng đối với mạng xã hội sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Để được cấp phép thì trang thông tin điện tử tổng hợp trang thông tin của cơ quan báo chí và mạng xã hội buộc phải có người chịu trách nhiệm về nội dung và họ là người đứng đầu doanh nghiệp, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam và có trình độ đại học.
Video đang HOT
Về mặt kĩ thuật, ba loại hình trên cần có lưu trữ thông tin về hệ thống, về người sử dụng, lưu trữ thông tin cung cấp trong 90 ngày đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, có ít nhất một hệ thống máy chủ ở Việt Nam để phục vụ cho việc thanh tra kiểm tra khi cần. Riêng đối với mạng xã hội phải lưu trữ thông tin trong vòng năm năm.
Thời gian xử lí việc cấp phép cho các trang thông tin điện tử sẽ thực hiện trong 15 ngày làm việc và 30 ngày đối với mạng xã hội.
Dự thảo này cũng quy định các trang thông tin điện tử tổng hợp gửi báo cáo định kì 12 tháng một lần lên cơ quan quản lí là Sở Thông tin và Truyền thông địa phương. Riêng đối với mạng xã hội là định kì 6 tháng một lần lên Bộ Thông tin và Truyền Thông.
Ngoài ra, mạng xã hội phải loại bỏ thông tin vi phạm khi cơ quan quản lí yêu cầu và họ không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về thông tin của thành viên đăng tải trên mạng xã hội.
Một trong những điểm đáng chú ý khác của dự thảo này quy định các trang thông tin điện tử buộc phải tuân thủ về nguồn tin và không đăng tải bình luận, nhận xét về nội dung bài viết tổng hợp.
Ông Bảo nói rằng các trang thông tin điện tử tổng hợp đã được cấp phép vẫn tiếp tục hoạt động cho hết hạn giấy phép. Riêng, mạng xã hội đã đăng kí theo Nghị định 97 trước đây thì nay phải làm lại thủ tục cấp phép mới khi thông tư này có hiệu lực.
“Bộ Thông tin và Truyền thông hi vọng dự thảo thông tư này sẽ có hiệu lực vào đầu quí 2 năm nay (2014)”, ông Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo dự thảo thông tư này đã quy định hết sức chi tiết nhằm giúp cơ quản quản lí tốt hơn các thông tin trên mạng khi thời gian qua có quá nhiều thông tin không chính xác.
Cũng theo ông Bảo, đối với các trang thông tin tổng hợp, trang thông tin và mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Twitter…sẽ được quản lí trong một thông tư khác- thông tư quản lí các dịch vụ xuyên biên giới. Hiện, thông tư này đang được nghiên cứu soạn thảo.
Theo Sài Gòn Times
Sắp tới Việt Nam chỉ còn truyền hình số?
Theo xu hướng số hóa công nghệ truyền hình trên thế giới, tới đây, người Việt Nam cũng sẽ chỉ sử dụng truyền hình số.
Quá trình số hóa truyền hình đã và đang là một xu thế tất yếu trên thế giới. Hiện nay, nhiều nước đã và đang hoàn thành việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.
Theo đại diện Vụ khoa học và Công nghệ (bộ Thông tin và Truyền thông), nếu việc số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình được áp dụng phổ thông, sẽ là một cuộc cách mạng trong truyền hình.
Những ưu điểm nổi bật của truyền hình số như: Nâng cao chất lượng truyền hình với hình ảnh, âm thanh tốt hơn so với công nghệ tương tự truyền hình có độ phân giải cao, truyền hình 3 chiều; Tăng số lượng kênh chương trình truyền hình; Giảm chi phí đầu tư, khai thác vận hành co với truyền hình tương tự...
Theo đề án số hóa truyền hình Việt Nam, đến năm 2015, đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55%.
Đến năm 2020 đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Trong đó truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình. Phủ sóng đến 80% dân cư.
Cũng theo đề án, sắp tới, các đài truyền hình sẽ chỉ tập trung sản xuất chương trình, còn việc truyền dẫn phát sóng sẽ do một cơ quan chuyên biệt đảm nhận.
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ số, tới đây, người dân sẽ được tiếp nhận những chương trình chất lượng vượt trội bởi công nghệ tiên tiến của ngành truyền hình.
Theo PLO
Số hóa truyền hình Việt Nam và những bước tiến mới Từng bước hòa mình vào dòng chảy số hóa mạnh mẽ của công nghệ truyền hình trên thế giới, theo lộ trình của Chính phủ, đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình. Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Thông...