Việt Nam đạt 105 triệu thuê bao điện thoại
Con số này vừa được công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng nay, 26/12 tại Hà Nội.
Theo Báo cáo tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2013, tổng doanh thu viễn thông của Việt Nam ước đạt 9,9 tỷ USD. Tổng số thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%. Việt Nam đã có hơn 31 triệu người sử dụng Internet, tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s.
Tính tới thời điểm này, đã có hơn 263.000 tên miền “.vn” được đăng ký. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172%/năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ; từng bước hình thành hệ thống mạng IPv6 quốc gia theo lộ trình đề ra.
Cùng với viễn thông, Internet, trong lĩnh vực CNTT, tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, ước tính đạt hơn 20 tỷ USD, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp hơn 90% giá trị xuất khẩu. Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT-TT.
Về bưu chính, tổng số điểm bưu chính phục vụ là hơn 13.000 điểm, bao gồm 2.516 bưu cục, 8.117 Điểm Bưu điện – Văn hóa xã, 1.150 đại lý bưu điện và hơn 1.000 ki-ốt, thùng thư công cộng.
Video đang HOT
Báo chí tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung. Đến nay, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng mặt đất toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 178 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền hình, 75 kênh chương trình phát thanh. Nhiều chương trình phát thanh truyền hình quốc gia và một số chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá khác được phát sóng trên mạng Internet đến các khu vực và các nước trên thế giới phục vụ thông tin đối ngoại.
Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền tiếp tục được đầu tư, phát triển. Ngoài ra, trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc.
Ngành Xuất bản vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Ngành đã xuất bản được gần 25.000 cuốn sách, với 274 triệu bản; xuất bản gần 1.000 loại văn hóa phẩm, với 15 triệu bản, trong đó xuất bản gần 300 mẫu lịch với 5,5 triệu bản. Ngành In dự kiến đạt khoảng 1.000 tỷ trang in 13×19cm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu 50 triệu bản sách, 7,2 triệu tờ báo, tạp chí, kim ngạch nhập khẩu đạt 18 triệu USD; xuất khẩu 350.000 bản sách, 5,5 triệu tờ báo, tạp chí. Tổng số sách phát hành là 369 triệu bản; tổng số văn hoá phẩm phát hành là 100 triệu bản; tổng doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng.
Để đạt được những thành tựu trên, năm 2013, công tác quản lý nhà nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện sát sao, xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, góp phần giúp cho Chính phủ cũng như Ngành tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như triển khai chính sách thông tin, viễn thông cho vùng sâu, vùng xa…
Trong năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam; tích cực hoàn thiện chủ trương cấp phép thiết lập mạng viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; triển khai nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ mới để người dân được tiếp cận sử dụng như các dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet di động (dịch vụ OTT).
Trong việc cấp phép, quản lý thị trường và tài nguyên viễn thông, Bộ tiến hành rà soát tất cả các doanh nghiệp chưa triển khai các giấy phép đã được cấp trong 02 năm vừa qua và thực hiện xử lý, thu hồi, đặc biệt là giấy phép mạng di động ảo; thu hồi các kho số thuê bao cố định, di động, viễn thông và mã báo hiệu trong nước, mã điểm báo hiệu quốc tế.
Công tác quản lý thuê bao trả trước, điều chỉnh giá cước dịch vụ viễn thông được thực hiện đúng định hướng, kế hoạch, góp phần quan trọng trong quá trình lành mạnh hóa thị trường, thúc đẩy phát triển nhanh hạ tầng mạng lưới và dịch vụ viễn thông, Internet. Chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp viễn thông trong việc dừng triển khai các gói cước, các chương trình khuyến mại sai phạm; điều chỉnh giá cước thanh toán dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về, giá cước chuyển vùng quốc tế đối với thuê bao nước ngoài đến Việt Nam, giá cước dịch vụ dữ liệu thông tin di động 3G…
Theo VnMedia
IPv6 ở Việt Nam bắt đầu được triển khai
Ngày 6/5 đã được cơ quan chức năng chính thức chọn là ngày IPv6 Việt Nam và bắt đầu triển khai dịch vụ rộng khắp.
"Với tốc độ tiêu thụ nhanh, IPv4 đã cạn kiệt từ ngày 15/4 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, việc triển khai IPv6 là bắt buộc ở khu vực cũng như Việt Nam nếu muốn duy trì hoạt động Internet ổn định", ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, phát biểu trong Hộ thảo Ngày IPv6 Việt Nam được tổ chức tại TP HCM ngày 6/5.
Hội thảo với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ về viễn thông - Internet trong nước, tổ chức tài chính, ngân hàng, chuyên gia... đã nhấn nút chính thức chọn ngày 6/5 là Ngày IPv6 Việt Nam và triển khai rộng khắp cả nước.
Theo Bộ Thông tin Truyền thông, năm 2013 là năm quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, năm nay sẽ bắt đầu giai đoạn chạy thử nghiệm và chính thức chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, sau giai đoạn chuẩn bị năm 2011-2012 đã được hoàn thành.
Sự rộng lớn của địa chỉ IPv6 (128 bit) so với IPv4 (32 bit).
Giao thức Internet phiên bản sáu (IPv6) là bước nâng cấp lớn từ chuẩn IPv4 với mục đích là giải quyết tình trạng cạn kiệt địa chỉ IP do số lượng các thiết bị kết nối Internet ngày một tăng cao.
Kho địa chỉ Internet trên nền IPv4 gần như cạn kiệt (IP là chuỗi số phân cho mỗi máy tính, máy chủ, smartphone và các thiết bị kết nối Internet khác). Nó có tổng cộng 4,3 tỷ địa chỉ và đã đang cạn dần trong khi các dòng thiết bị mới tiếp tục ồ ạt được bán ra thị trường.
Vint Cerf, người tạo ra giao thức IPv4 với nhiệm vụ kết nối máy tính trên toàn cầu, cho biết: "Tôi nghĩ đó như là một cuộc thử nghiệm và 4,3 tỷ địa chỉ là quá đủ. Ai mà biết trước được chúng ta sẽ cần bao nhiêu không gian địa chỉ, nhất là khi thời điểm ra đời IPv4 chưa tồn tại khái niệm thiết bị IP di động".
IPv6 chính là giải pháp. Mỗi địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bit, cho phép mở rộng kho địa chỉ lên tới 2^128, tức lớn hơn rất nhiều so với IPv4 (số địa chị cụ thể của IPv6 sẽ là 340.282.366.920.938.463.463.374.607.431.768.211.456).
Theo VNE
Hòa mạng mới trả trước VinaPhone, nhận ưu đãi lớn Nhằm hỗ trợ khách hàng có SIM thuê bao trả trước hạn sử dụng 31/12/2013 tiếp tục sử dụng dịch vụ, VinaPhone vừa gia hạn sử dụng và đưa ra khuyến mại dành cho khách hàng kích hoạt hòa mạng mới. Theo đó, nhà mạng sẽ gia hạn sử dụng đến 24h00 ngày 28/02/2014 cho tất cả SIM thuê bao trả trước hạn...