Sẽ lưu ý chất lượng đào tạo mã ngành sức khỏe
Nêu thực trạng có những học sinh điểm trung bình đạt 9 nhưng vẫn trượt đại học trong phiên chất vấn sáng nay, 11.11, ĐBQH Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ) cho rằng, nguyên nhân có thể do cơ chế tự chủ xây dựng chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh của các trường.
“Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?”, đại biểu hỏi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, có nhiều nguyên nhân khiến học sinh đạt điểm cao chưa trúng tuyển đại học trong đợt thi tốt nghiệp THCS và tuyển sinh đại học vừa qua. Thực tế, có 165 trường hợp học sinh từ 27 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển đại học. Qua nắm bắt thông tin, Bộ trưởng cho biết, hầu hết học sinh này chỉ đăng ký duy nhất một nguyện vọng, và chủ yếu vào các trường công an, quân đội. Bên cạnh đó, Bộ trưởng thừa nhận, cũng có hiện tượng các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển, mỗi cách xét tuyển dành cho các nhóm nên chỉ tiêu có phần ít, ảnh hưởng đến khả năng trúng tuyển của thí sinh.
Bộ trưởng cũng nêu quan điểm cần điều chỉnh cách xét tuyển của cơ sở giáo dục đại học trong năm học tới. Bởi, “dù việc tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật, nhưng các quyền này phải nằm trong chế tài cho phép. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát theo hướng không nên có quá nhiều phương án xét tuyển trong một cơ sở giáo dục đại học, vừa phức tạp cho xã hội, thí sinh khó theo dõi và rủi ro cho người đăng ký”.
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) – Ảnh: Quang Khánh
Cùng mối quan tâm, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) nêu thực tế đang tồn tại chênh lệch lớn giữa điểm tuyển sinh đầu vào của trường đa ngành và chuyên ngành đối với mã ngành sức khỏe. Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn trước Quốc hội đã khẳng định, việc mở đào tạo mã ngành sức khỏe phải tuân thủ tiêu chí khắt khe. Nhưng thực tế cho thấy, có trường đa ngành được cấp quyết định mở ngành đào tạo này chưa thông qua xin ý kiến của Bộ Y tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, kiểm tra việc mở mã ngành đạo tào mới? Có giải pháp nào để chấn chỉnh việc đào tạo ngành y dược?
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, nhiều trường đa ngành hiện có xu hướng mở mã ngành về sức khỏe. Với chủ trương tự chủ đại học, đây là quyền của các đơn vị, nhưng Bộ trưởng cho biết, hai nhóm ngành về sức khỏe và sư phạm vẫn thuộc quyền Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và quyết định. Bộ đã yêu cầu mở chương trình phải bảo đảm tiêu chuẩn, tiêu chí nghiêm ngặt. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các quy định xem có vấn đề gì chưa chặt chẽ để tiếp tục bổ khuyết thêm.
Chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung giơ biển tranh luận: Chênh lệch giữa điểm tuyển sinh mã ngành y dược của trường đạo tạo đa ngành và chuyên ngành trong đợt tuyển sinh vừa qua là 10 điểm. Chất lượng tuyển sinh đầu vào quyết định chất lượng đầu ra. Cán bộ y tế chỉ cần quyết định sai sót về chuyên môn sẽ liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đại biểu cũng cho biết một số trường đào tạo đa ngành có điều kiện giảng dạy mã ngành sức khỏe thấp hơn so với các trường đào tạo chuyên ngành. “Sinh viên mã ngành sức khỏe thực tập ở bệnh viện tuyến huyện sẽ không thể có chất lượng bằng thực tập ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương”. Nêu vấn đề này, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cần có ý kiến về sự chênh lệch trình độ chuyên môn và điều kiện đào tạo giữa ngành sức khỏe của trường đa ngành và các trường y dược chuyên ngành.
Theo quy định hiện hành, các trường mở ngành đào tạo sức khỏe đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra mới nhận được quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, một cơ sở giáo dục đại học đa ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp quyết định mở ngành sức khỏe không thông qua xin ý kiến của Bộ Y tế. “Bộ Y tế đã đi khảo sát và thấy nhiều trường đã và đang triển khai giảng dạy không đáp ứng yêu cầu đào tạo của khối ngành sức khỏe. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc thanh tra nào chưa? Kết quả thanh tra như thế nào?”, đại biểu hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi các trường mở mã ngành sức khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều lấy ý kiến Bộ Y tế. Và, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang tiến hành rà soát, kiểm tra chương trình mới mở, nhất là với mã ngành sức khỏe. Trong quá trình này, Bộ trưởng khẳng định, sẽ lưu ý ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề nghị Bộ trưởng cần có ý kiến về việc các trường đa ngành có nên đào tạo mã ngành sức khỏe không? Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Y tế đã trao đổi, thống nhất quan điểm về vấn đề này không?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đây là một vấn đề lớn, với trường đào tạo đa ngành phải xem xét chất lượng đào tạo. Bởi, có trường đa ngành ngành lớn, có lợi thế ở nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau, có thể hỗ trợ cho đào tạo y tế. Do vậy, đơn ngành hay đa ngành nên đào tạo y dược hơn phải căn cứ vào khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đề ra, đặc biệt là cơ sở thực hành. “Trường đa ngành chưa chắc đáp ứng đủ các điều kiện, song cũng có trường đơn ngành chưa tốt, nên vấn đề không nằm ở đây”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho biết, xu hướng trên thế giới là các trường đại học đào tạo y lớn nhất đều nằm trong đại học đa ngành. Đây là thông lệ trên thế giới, không chỉ riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, sẽ lưu ý về chất lượng đào tạo của những trường đa ngành mở chuyên ngành sức khỏe.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Các em trở lại trường đừng nhồi nhét phiếu đánh giá
"Khi trở lại trường, đừng đưa các em ra đánh giá đã học được gì, đừng căng thẳng quá, mà đầu tiên là làm quen môi trường học", bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ khi trả lời chất vấn sáng 11-11.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ giải trình, làm rõ các nội dung về: Bảo đảm chất lượng dạy - học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.
Công tác dạy - học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.
Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.
Ở nhóm vấn đề trên, phó thủ tướng Vũ Đức Đam; bộ trưởng các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Chiều cùng ngày, bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các thành viên Chính phủ liên quan sẽ có thêm 50 phút để tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba.
Dạy học thêm cho nhóm riêng biệt là cấm
Bấm nút tranh luận, đại biểu Nguyễn Công Long cho rằng vấn đề học thêm, dạy thêm lâu nay không giải quyết được căn nguyên, đó là cách quản lý "không quản được cấm" trong khi việc này cũng là xuất phát từ nhu cầu thưc tiễn của phụ huynh, học sinh.
Ông Long cũng đề nghị nhìn thẳng vào đời sống giáo viên hiện nay, thu nhập quá thấp, nhiều giáo viên xem dạy thêm là yếu tố để mưu sinh. Qua hai năm đại dịch cho thấy nhiều giáo viên cũng là nhóm cần hỗ trợ.
Trả lời ý kiến tranh luận này, bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay đã từng có quy định về dạy và học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng sau đó bỏ quy định này. Do đó, tới đây sẽ bổ sung quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo ông Sơn, việc giáo viên dạy thêm cho học sinh của mình mà bớt nội dung, dạy trước nội dung theo quy định, dạy cho các nhóm riêng việc... là vấn đề thuộc đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, cấm là cấm trên phương diện này.
"Đặc biệt trong điều kiện học trực tuyến mà dạy học như vậy là cần lên án", bộ trưởng nhấn mạnh.
Tranh luận sau đó, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) nhận định việc dạy thêm mà không dạy trước chương trình, hay kèm học sinh giỏi, cũng giúp nâng cao trình độ, cải thiện thu nhập cho giáo viên.
Trao đổi lại, bộ trưởng Sơn cho hay các sở, địa phương có văn bản quy định riêng nên tới đây sẽ rà soát để các vấn đề liên quan được xử lý thấu đáo.
Các đại biểu tiếp tục tranh luận chủ đề này. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng bộ giáo dục cần quan tâm đến cả việc giảm tải chương trình học theo sách giáo khoa, nhất là khi tổ chức học trực tuyến.
Đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dồn ép kiến thức sang phương pháp tư duy. Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ phương pháp thi cử và cách tổ chức hệ thống trường học.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) thì nói bộ trưởng cần đưa ra một số tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên trong việc dạy thêm.
Trao đổi lại với các đại biểu tranh luận, bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần quy định luật, hành chính với giải pháp, quan điểm chuyên môn. Đổi mới chương trình theo tinh thần tăng năng lực tự học.
Việc trang bị kiến thức, nhồi nhét kiến thức là nguyên nhân dẫn tới học thêm, nên việc kiểm tra đánh giá sẽ điều chỉnh phương án thi cho phù hợp, để hạn chế việc này.
"Các phụ huynh học sinh cũng có tâm lý muốn con em học ứng thí hơn là chú ý hơn là phát triển bản thân của các cháu, đó là tâm lý xã hội, thấy nhóm bạn đi học cũng muốn con em đi học", ông Sơn nói.
Các em trở lại trường, đừng nhồi nhét ngay các phiếu khảo sát, đánh giá
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học trực tuyến - Nguồn: THQH
Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) đặt vấn đề hiện nay có 1,5 triệu học sinh không có bất kỳ thiết bị, phương tiện nào để học trực tuyến, muốn bộ trưởng cho biết việc học trực tuyến của 53,9% học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn lại thế nào?
"Bộ trưởng đánh giá chất lượng học trực tuyến như thế nào, nhất là học sinh tiểu học đầu cấp? Giải pháp củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh sau thời gian học trực tuyến?", đại biểu hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói việc dạy và học trực tuyến ở quy mô lớn, dù chúng ta quan tâm chuyển đổi số quốc gia, thiết bị dạy học nhưng vẫn còn hơn 1,8 triệu học sinh thiếu thiết bị học tập. Do đây là việc bất đắc dĩ để ứng phó, nên trước khi nói vấn đề chất lượng, cần phải lo và quan tâm đến thiết bị dạy học, khi thiếu thiết bị khiến các cháu bỏ học, đó là yêu cầu cấp bách hơn.
Việc đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến một cách đầy đủ, bộ trưởng cho rằng cần có điều tra, khảo sát đầy đủ, song học trực tuyến có thách thức và ảnh hưởng chất lượng, không thể nói học trực tuyến không ảnh hưởng chất lượng. Theo đó, bộ đã có văn bản hướng dẫn để khi các cháu quay trở lại trường bổ sung, hướng dẫn kiến thức.
"Khi trở lại trường, các nhà trường đừng đưa các em ra đánh giá các em đã học được gì trong đầu, đừng căng thẳng quá, mà đầu tiên làm quen môi trường học, học cách tự phòng chống dịch cho bản thân, lấy lại tinh thần tâm lý thư thái. Đừng nhồi nhét ngay, không đưa ngay cho các em phiếu khảo sát, các loại đánh giá, về phương diện chuyên môn là chưa phù hợp, cân đong đo đếm chất lượng là công việc cần phải tiếp tục", bộ trưởng Sơn nêu quan điểm.
Đồng thời, bộ sẽ có giải pháp củng cố kiến thức, gắn học trực tiếp và trực tuyến, thực hiện đánh giá, phân loại học sinh để tùy theo khả năng của từng em, có phương pháp phù hợp, nên cần giải pháp tổng thể về chuyên môn, tăng cường trang thiết bị, tư vấn tâm lý...
Trúng điểm cao vẫn trượt đại học, sẽ phải rà soát lại quy định
Đặt vấn đề mở mã ngành với ngành sức khỏe, bộ trưởng Sơn cho hay việc mở mã ngành phụ thuộc vào quyền các đơn vị. Song riêng hai nhóm về sức khỏe, sư phạm thì bộ thẩm định, quy định với yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí nghiêm ngặt. Do đó, ông Sơn khẳng định sẽ rà soát lại.
Về việc dạy học trực tuyến vẫn sử dụng chương trình dạy học trực tiếp, bộ trưởng Sơn cho rằng việc dạy chương trình học bộ đã ban hành văn bản để xác định chương trình cốt lõi theo hướng tinh giản. Thực tế các năm 2019, 2020 trước tình hình dịch bệnh bộ đã hai lần tinh giản chương trình phù hợp với tình hình mới; năm 2021 - 2022 này tiếp tục rà soát, để xác định yêu cầu, nội dung cốt lõi chứ không phải mỗi năm rút một ít.
Theo đó, các trường bám sát vào chương trình cốt lõi, khi có thời gian sẽ bổ sung thêm kiến thức, nên dạy học sẽ bám sát chương trình cốt lõi.
Với câu hỏi điểm cao vẫn trượt đại học, ông Sơn cho rằng có nhiều nguyên nhân. Như năm qua, có 165 học sinh phổ thông có điểm cao từ 27 điểm trở lên, hầu hết là học sinh chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng vào trường công an, quân đội.
"Có hiện tượng các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển, chỉ tiêu ít nên ảnh hưởng xét trúng tuyển. Thực tế này cũng có việc phải điều chỉnh ở các trường đại học, khi việc tuyển sinh là quyền của các trường, nhưng phải nằm trong quy định cho phép, nên chúng tôi sẽ rà soát để không nên có quá nhiều phương án, gây phức tạp và rủi ro cho người đăng ký", ông Sơn nói.
Xây dựng chương trình dạy trực tuyến như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đặt vấn đề hiện nay nhiều trường đạo tạo đa ngành đang có xu hướng mở mã ngành đào tạo sức khỏe. Bộ trưởng có ý kiến gì về việc này?
Đại biểu Trương Ngọc Ánh (Cần Thơ) đặt vấn đề việc dạy và học trực tuyến theo chương trình trực tiếp, gây áp lực cho cô và trò? Kế hoạch điều chỉnh chương trình dạy và học theo từng bậc học để học sinh khi trở lại trường không bị lệch, hổng kiến thức? Thời gian qua có nhiều học sinh trung học phổ thông có em điểm trung bình môn 9 điểm nhưng không đậu đại học, ý kiến của bộ trưởng?
Đại biểu Phạm Thúy Chinh (Hà Giang) chất vấn bộ đã có giải pháp cho việc xây dựng hệ thống đào tạo qua mạng? Giải pháp khắc phục việc các trường vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên ngoại ngữ?
Chất vấn về việc học trực tuyến của học sinh lớp 1 - Nguồn: THQH
Với việc học sinh lớp 1 học trực tuyến, bộ trưởng Sơn khẳng định chủ trương lớp 1 và lớp 2 có thể học trên truyền hình. Với trường có đủ điều kiện có đủ giáo viên mới học trực tuyến. Theo đó, bộ đã phối hợp Đài truyền hình Việt Nam sản xuất 166 bài giảng, đáp ứng yêu cầu học tập của lớp 1 và lớp 2. Thống kê cũng có hàng triệu học sinh vào học.
"Trong mọi giải pháp khó có giải pháp đáp ứng yêu cầu nhưng chọn giải pháp tối ưu hơn cả. Các cháu lớp 1 học trên truyền hình là lựa chọn và được đông đảo phụ huynh lựa chọn. Song việc kiểm tra đánh giá các cháu thế nào cho phù hợp thì chúng tôi đã có hướng dẫn, khi đến trường hỗ trợ củng cố", ông Sơn nói.
Đánh giá việc dạy học trực tuyến nói chung, bộ trưởng Sơn nhìn nhận việc trang bị kỹ năng cho học sinh còn hạn chế, nên khi học sinh quay trở lại trường cần chú trọng vấn đề này.
Đặc biệt khi dịch bệnh còn kéo dài, để tăng cường chất lượng cần giải pháp tổng thể. Với nhóm, vùng miền tiếp tục dạy học trực tuyến cần củng cố tăng cường hạ tầng thông tin, bài giảng truyền hình. Gắn với đó là thanh kiểm tra giám sát, rà soát để thực hiện đúng quy định hướng dẫn của bộ về thời gian, nội chương, chương trình giảng dạy.
Tăng cường tư vấn tâm lý, sức khỏe, tránh căng thẳng với học sinh khi dạy học trực tuyến kéo dài.
Trẻ lớp 1 học trực tuyến có phù hợp?
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) chất vấn quan điểm của bộ trưởng và giải pháp để đổi mới phương thức giáo dục rèn luyện kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử...
Đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) đặt vấn đề hiện nay có số lượng lớn sinh viên ra trường không có việc làm. Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các cơ sở đào tạo tuyển sinh, đào tạo không gắn với nhu cầu thị trường. Trách nhiệm và giải pháp khắc phục là gì?
Việc cho trẻ em học lớp 1 học trực tuyến không phù hợp, khó khăn cho phụ huynh, quan điểm của bộ trưởng?
Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) nêu trong các bộ sách giáo khoa khoa học tự nhiên, tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số bài học thiếu tính khoa học, giáo dục. Ý kiến bộ trưởng và đâu là giải pháp khắc phục?
Cần lên án việc dạy thêm, học thêm trực tuyến
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn sáng 11-11 - Ảnh: VTV
Với chỉ đạo không dùng văn mẫu trong giảng dạy môn Ngữ văn, bộ trưởng Sơn cho rằng đây là môn học quan trọng để bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, nên với định hướng giáo dục tăng yếu tố dạy người.
"Việc tăng cường ngoại ngữ là quan trọng nhưng chúng ta phải giỏi tiếng Việt trước hết. Do đó, tôi có nêu vấn đề chấm dứt dạy theo văn mẫu, đặc biệt là giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn những bài văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại. Vì vậy ngành sẽ có giải pháp để điều chỉnh", ông Sơn nói.
Về dạy thêm học thêm trực tuyến trong điều kiện dịch, bộ trưởng Sơn khẳng định: "Bình thường cần phải ngăn, trong khi học trực tuyến căng thẳng hơn, mà việc dạy học thêm giờ càng phải lên án", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo quy định về dạy học trực tuyến, Bộ đã đề nghị các sở và địa phương tăng cường kiểm tra thanh tra việc học trực tuyến xem có bố trí quá giờ, quá hiện tượng hay không, để có biện pháp ngăn chặn.
Với câu hỏi về việc cần khắc phục trong ngành giáo dục, ông Sơn nói "chúng ta test virus để tìm bệnh, nhưng virus cũng test ra cả hệ thống chúng ta".
Trong khó khăn dạy học trực tuyến, các thầy cô vẫn vượt qua khó khăn, sáng tạo với tinh thần tận tâm, giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin. Những vấn đề cần sửa chữa, bổ khuyết, theo ông Sơn đó là việc vận hành văn bản, chính sách còn bộc lộ khiếm khuyết, đặc biệt trong dịch bệnh thấy rõ hơn.
Về quản lý nhà nước, khả năng ứng phó với tình trạng khẩn cấp, ứng phó với vấn đề an ninh phi truyền thống, còn cần phải khắc phục. Việc ban hành chính sách cả nước cần phải chú ý nhiều hơn đến tính đa dạng vùng miền, phù hợp với thực tiễn.
"Qua chống chọi dịch bệnh ta thấy vấn đề hạ tầng, kỹ năng đội ngũ quản lý, nhà giáo, kỹ năng của học sinh đặc biệt là năng lực tự học", ông Sơn cho hay.
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian dài tới đây, ông Sơn cho rằng có ba nhóm đối tượng cần phải có nhóm giải pháp khác nhau: nhóm vấn đang học trực tiếp bình thường, sẽ phải tăng cường chất lượng; nhóm đang chuẩn bị đưa học sinh quay trở lại trường học; nhóm cần tiếp tục học trực tuyến thêm.
Quan điểm về dạy thêm, học thêm trực tuyến?
Đại biểu Nàng Xô Vi (Kon Tum) hỏi bộ trưởng chỉ đạo như thế nào về chủ trương không dùng văn soạn mẫu trong dạy học.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) nêu đã nghiêm cấm nhưng hiện có việc dạy thêm, học thêm trực tuyến, có trường học sinh bị ép. Quan điểm bộ trưởng về việc thanh, kiểm tra dạy thêm, học thêm?
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) đặt vấn đề qua ứng phó dịch COVID-19, bộ trưởng nhận thấy những hạn chế gì trong điều hành, quản lý của Bộ GD-ĐT cần khắc phục? Định hướng gì trong việc dạy và học trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo sức khỏe, tâm lý học sinh, giáo viên trong thời gian dài?
Mở đầu phần chất vấn, bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ gần 2 năm qua đại dịch COVID-19 làm đảo lộn, tàn phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề.
Kế hoạch thi cử, năm học bị đảo lộn, gần 2 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong thời gian dài và trên 7.000 sinh viên không ra trường đúng thời hạn.
Việc tổ chức học trực tuyến, học qua truyền hình trong điều kiện vật chất thiếu thốn gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực. Học sinh căng thăng, giáo viên áp lực, phụ huynh bức xúc. Ngành giáo dục đã ra sức, kiên trì để hạn chế ảnh hưởng, tác động.
Tuy nhiên việc khắc phục không thể một sớm một chiều. Dù bước đầu có những con số, chỉ số ảnh hưởng và có những điều hạn chế được nhìn thấy ngay, nhưng cũng có những tác động chưa đong đếm được, đặc biệt những khoảng trống kiến thức, tác động tâm lý lâu dài đối với học sinh, giáo viên.
Phụ huynh đồng tình với quan điểm và giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trực tuyến Với các nội dung trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, phụ huynh học sinh quan tâm, đồng tình quan điểm và các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra quanh vấn đề dạy học trực tuyến. Ảnh minh hoạ/INT. Nhiều phụ huynh bày tỏ ủng hộ quan điểm và phần trả lời chất vấn trước...