Sẽ không còn tin tức trên Facebook?
Công ty mẹ của Facebook là Meta Platforms đã đe dọa xóa nội dung tin tức khỏi nền tảng của mình nếu Nghị viện Mỹ thông qua đề xuất về một dự luật truyền thông, cho phép các tổ chức truyền thông nhỏ liên kết với nhau để đàm phán với Big Tech.
Meta phản ứng mạnh trước dự luật truyền thông mới được đề xuất tại Mỹ.
Dự thảo luật, được gọi là Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA), được Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đưa ra và hàng chục nhà lập pháp khác ủng hộ, sẽ tạo ra sự miễn trừ 4 năm theo luật chống độc quyền của Mỹ, cho phép các cơ quan báo chí thương lượng chung với các nền tảng truyền thông xã hội để đổi lấy phần doanh thu quảng cáo lớn hơn cho nội dung tin tức của họ.
Đây là một trong một số dự luật chống độc quyền tập trung vào công nghệ hiện đang chờ xử lý tại Điện Capitol.
News Media Alliance, một nhóm thương mại đại diện cho các nhà xuất bản báo chí, đang thúc giục Nghị viện Mỹ bổ sung dự luật này vào dự luật quốc phòng, lập luận rằng “các tờ báo địa phương không thể chịu đựng thêm vài năm sử dụng và lạm dụng của Big Tech. Nếu Nghị viện không hành động sớm, chúng ta có nguy cơ cho phép mạng xã hội trở thành tờ báo địa phương trên thực tế của Mỹ”.
Video đang HOT
Trước thông tin về dự luật này, người phát ngôn của Meta, Andy Stone, cho biết công ty sẽ buộc phải xem xét việc xóa tin tức nếu luật được thông qua “thay vì tuân theo các cuộc đàm phán do chính phủ ủy quyền, coi thường bất kỳ giá trị nào mà chúng tôi cung cấp cho các hãng tin tức thông qua việc tăng lưu lượng truy cập và đăng ký”.
Cảnh báo cũng nêu bật mối nguy hiểm mà Meta nhận thấy đối với mô hình kinh doanh của mình khi đối mặt với Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA).
Người phát ngôn của Meta cũng tranh luận thêm rằng việc các nhà xuất bản và đài truyền hình đưa nội dung tin tức của họ lên các nền tảng mạng xã hội vì “nó mang lại lợi nhuận cho họ, chứ không phải ngược lại” như dự luật nêu ra.
Trước đó, Meta cũng tạm dừng khả năng người dùng chia sẻ và xem các liên kết đến các câu chuyện tin tức trên nền tảng của mình khi một luật tương tự được đưa ra tại Australia vào năm ngoái.
Các doanh nghiệp ngành công nghệ đã phản đối mạnh mẽ JCPA, nhưng dự luật này cũng đã thu hút sự chỉ trích từ hơn hai chục nhóm hoạt động xã hội, vốn thường có mâu thuẫn với Big Tech về các vấn đề chính sách, bao gồm American Civil Liberties Union, Public Knowledge và Computer & Communications Industry Association.
Trong một bức thư gửi cho các nhà lãnh đạo Nghị viện, các nhóm này cho biết JCPA có thể làm cho thông tin sai lệch trở nên tồi tệ hơn bằng cách cho phép các trang web tin tức kiện các nền tảng công nghệ vì đã giảm phạm vi tiếp cận của một câu chuyện và đe dọa họ không kiểm duyệt nội dung xúc phạm hoặc gây hiểu lầm.
Bức thư cũng cho biết JCPA có thể sẽ ưu tiên các công ty truyền thông lớn một cách không tương xứng so với các hãng truyền thông nhỏ, địa phương và độc lập đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất do doanh thu quảng cáo kỹ thuật số giảm.
Meta 'dọa' xóa tin tức khỏi Facebook
Theo một dự luật đang được Mỹ đề xuất, các công ty truyền thông có thể thu hồi nội dung hoặc ra điều kiện để các Big Tech đưa tin tức trên nền tảng của mình.
Meta, công ty mẹ của Facebook, đang đe dọa loại bỏ hoàn toàn tin tức khỏi nền tảng này nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cho phép các tổ chức truyền thông nhỏ liên kết với nhau để đàm phán với các Big Tech (các tập đoàn công nghệ lớn).
Các nguồn tin cho biết, các nhà lập pháp Mỹ đang xem xét bổ sung Dự luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng nhằm hỗ trợ ngành báo chí địa phương đang gặp khó khăn.
News Media Alliance, một nhóm thương mại đại diện cho các nhà xuất bản báo chí, đang thúc giục Quốc hội Mỹ bổ sung dự luật này vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, lập luận rằng "các tờ báo địa phương không thể chịu đựng thêm việc sử dụng và lạm dụng tin tức của Big Tech. Nếu Quốc hội không hành động sớm, chúng ta có nguy cơ cho phép truyền thông xã hội trở thành tờ báo địa phương của Mỹ".
Theo dự luật dự kiến được áp dụng tạm thời trong 4 năm, các công ty truyền thông nhỏ có thể thu hồi nội dung hoặc thương lượng với nhà phân phối nội dung trực tuyến về các điều kiện cần đáp ứng để được phép chia sẻ tin tức.
Người phát ngôn của Meta, Andy Stone hôm 5/12 đã lên tiếng phản đối kế hoạch này. Ông cho biết, nếu dự luật này được thông qua, Meta sẽ buộc phải xem xét xóa hoàn toàn tin tức khỏi nền tảng thay vì tuân theo các cuộc đàm phán do chính phủ ủy quyền, vì họ đã coi thường những giá trị mà Meta mang lại cho các hãng tin tức thông qua lưu lượng truy cập và tỉ lệ đăng ký.
"Nói một cách đơn giản, việc chính phủ tạo ra một tổ chức yêu cầu một công ty tư nhân phải trợ cấp cho các công ty tư nhân khác là một tiền lệ khủng khiếp đối với tất cả các doanh nghiệp Mỹ", ông Stone viết trên Twitter.
Ông còn nói thêm rằng những người đề xuất dự luật không nhận ra rằng các nhà xuất bản và đài truyền hình đưa nội dung lên các nền tảng vì "nó mang lại lợi nhuận cho họ, chứ không phải ngược lại."
Chính phủ Úc cũng đã thông qua Đạo luật Thương lượng truyền thông tin tức (News Media Bargaining Code), bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3/2021. Theo đó, các công ty công nghệ như Meta và Alphabet đã phải ký hơn 30 thỏa thuận với các hãng truyền thông, trả tiền cho họ về những nội dung thu hút người đọc và tạo ra doanh thu quảng cáo.
e News, NBC News)
Facebook đe dọa cấm tin tức ở Mỹ vì dự luật báo chí Facebook đe dọa cấm tin tức ở Mỹ nếu Quốc hội thông qua dự luật yêu cầu nền tảng này đàm phán, và trả tiền cho các nhà xuất bản nội dung. Chia sẻ trên Twitter, Andy Stone, người đứng đầu bộ phận truyền thông chính sách của Meta, cho biết: "Facebook buộc phải xem xét xóa tin tức nếu Đạo luật Bảo...