Sẽ dạy kinh doanh từ bậc phổ thông
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ triển khai đại trà nội dung tự chọn nghề kinh doanh từ lớp 11, sau 2015 đây sẽ là môn học tự chọn cho học sinh.
Từ năm học 2013-2014, học sinh lớp 11 sẽ học kinh doanh.
Dự kiến sẽ có 10 chủ đề
Ông Đoàn Văn Ninh, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết ngay trong năm nay sẽ cập nhật, đổi mới nội dung giáo dục kinh doanh đang được thực hiện ở môn công nghệ và một số môn học, ở một số lớp. Bên cạnh đó, biên soạn một số chủ đề tự chọn để dạy trong các trường THCS.
Riêng chương trình hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 sẽ xây dựng thêm nội dung tự chọn nghề kinh doanh (thời lượng 105 tiết), dự kiến sẽ có 10 chủ đề gồm: Tầm quan trọng của kinh doanh trong xã hội; tạo lập, xây dựng ý tưởng kinh doanh; xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh; lựa chọn thị trường phù hợp; lựa chọn địa điểm kinh doanh; nguồn vốn để thành lập một doanh nghiệp; quản lý tài chính; tự tạo việc làm; các hình thức pháp lý về quyền sở hữu doanh nghiệp; chi phí khởi sự doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm học 2013-2014 sẽ tổ chức triển khai trong phạm vi 15 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền, mỗi tỉnh, thành chọn 10 trường THPT.
Một trong những điều kiện tối thiểu mà các trường được chọn là học sinh lớp 11 của trường tự nguyện đăng ký học tự chọn nghề kinh doanh.
Video đang HOT
Đối với định hướng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp THPT, giáo dục kinh doanh sẽ được xây dựng là một trong các môn học tự chọn; ở cấp THCS, môn học này sẽ là một chủ đề hội tụ/liên môn được tích hợp lồng ghép vào nội dung của các môn học ở các lớp của cấp học này.
Trước khi đưa ra định hướng này, từ năm 2006, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hợp tác với Viện Khoa học giáo dục VN đưa chương trình giáo dục về kinh doanh vào trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Tại chương trình này, giáo dục kinh doanh được giảng dạy như một môn học tự chọn đối với học sinh THPT, nhằm trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kinh doanh và doanh nghiệp. Với những kiến thức và kỹ năng này, chương trình mong muốn giúp các em định hướng nghề nghiệp và tự lập nghiệp.
Theo bà Lê Vân Anh, Viện Khoa học giáo dục VN, kết quả thí điểm cho thấy với những em sau khi tốt nghiệp THPT không đi làm ngay mà đi học tiếp thì ảnh hưởng của giáo dục kinh doanh không rõ ràng lắm. Song, với những em thực sự say mê công việc thì chương trình mang lại nhiều kiến thức hữu dụng.
Mặc dù vậy, báo cáo đánh giá cũng chỉ ra rằng nội dung dạy vẫn tập trung nhiều về lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn; nhiều phần nội dung giáo viên chỉ giảng lý thuyết, không có bài tập thực hành, ứng dụng, học sinh khó tiếp thu. Nguyên nhân của vấn đề này do một phần cơ sở vật chất của các trường còn thiếu thốn, không có đủ điều kiện cho học sinh thực hành, mặt khác là do trình độ giáo viên còn yếu, đa số là dạy kiêm nhiệm nên kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh còn rất thiếu.
Quan trọng là học sinh phải thích
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng giáo dục kinh doanh sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện trong việc nắm bắt các cơ hội trong cuộc sống, không ngại rủi ro. Bên cạnh đó, giáo dục kinh doanh có thể xem là một hình thức giáo dục hướng nghiệp hiệu quả, bồi dưỡng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của giới trẻ.
Cũng theo ông Vinh, sẽ là muộn nếu chúng ta chờ đến khi học sinh vào đại học mới học chương trình này. Hiện mỗi năm nước ta tạo ra khoảng trên 1,2 triệu việc làm, trong khi dân số trong độ tuổi lao động là trên 52 triệu người. Chúng ta lại đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên nguy cơ sẽ có nhiều lao động dôi dư trong tương lai.
Cùng chung lo lắng này, đại diện Sở GD-ĐT Trà Vinh, thông tin tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn ở tỉnh này còn hết sức khiêm tốn, chiếm chưa đến 2% ở tất cả các nhóm tuổi.
Sở GD-ĐT tỉnh này cũng cho biết, trên 95% những người được hỏi cho rằng cần thiết phải đưa giáo dục về kinh doanh vào trường THPT. Tuy nhiên, chương trình thí điểm được triển khai trong thời gian ngắn nên trong giai đoạn 2, học sinh phải học 2 buổi/tuần, tạo nên một áp lực học tập khá nặng cho học sinh và giáo viên. Do vậy, cần xây dựng chương trình phù hợp và nên lồng ghép vào môn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THTP, đặc biệt là học sinh lớp 12.
Trong khi đó, ông Trần Quang Đông, Hiệu trưởng trường THPT Đồng Xoài, Bình Phước, cho rằng việc tích hợp một số tiết về kiến thức kinh doanh trong môn công nghệ lớp 10 như hiện nay là quá ít và thiếu thực tế, làm cho chương trình chính khóa thêm nặng nề. Trong trường THPT, việc giảng dạy kinh doanh như một nghề trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông là phù hợp nhất.
Cũng theo ông Đông, không nhất thiết tất cả học sinh phải học kinh doanh. Nhữnghọc sinh muốn tìm cho mình một công việc ổn định sau này nhưng lại không có khả năng thi đậu ĐH; những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khó có điều kiện theo học ở bậc học cao hơn; có tố chất kinh doanh, thích học kinh doanh… mới là đối tượng cần học môn này.
Bà Ngô Thị Lan, Hiệu trưởng trường THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa, đề nghịhọc sinh hoàn thành chương trình giáo dục kinh doanh được thay thế nội dung của dạy nghề phổ thông và có thể coi đây là một nghề.
Theo Thanh Niên
Giảm môn học bắt buộc, tăng môn học tự chọn
Tại hội thảo quốc tế về Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông khai mạc tại Hà Nội sáng qua (10.12), đại diện Ban Soạn thảo đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông đã đưa ra những dự kiến chung về chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam sau năm 2015.
Theo đó, cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông dự kiến vẫn giữ 12 năm với 5 năm tiểu học, 4 năm THCS và 3 năm THPT. Độ tuổi bắt đầu đi học vẫn là 6 tuổi và tốt nghiệp THPT là 18 tuổi.
Việc đổi mới cũng chủ trương tích hợp nhuần nhuyễn kết hợp với phân hóa sâu dần để có một chương trình giảm số đầu môn học bắt buộc, tăng các môn học chủ đề tự chọn...
Một chủ trương rất quan trọng khác của ban soạn thảo, đó là thay đổi lớn trong các kỳ thi. Theo đó, tuyển sinh vào THCS và THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường; thi tốt nghiệp THPT sẽ giao cho các sở GD-ĐT tổ chức dựa trên quy chế thi, phôi bằng và ngân hàng câu hỏi, bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành.
Tuệ Nguyễn
Theo thanh niên
Giảm môn học bắt buộc, tăng môn tự chọn Để đổi mới cơ bản chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 theo hướng dạy học tích hợp và phân hóa, nhiều nhà nghiên cứu đề xuất cần chú trọng đến việc tích hợp trong nhiều môn học và giảm các môn học bắt buộc, tăng môn học tự chọn. Nội dung này được đề cập tại...