Sẽ có thông tư về chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông
Do điều khoản liên quan việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nêu trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 không còn phù hợp nên Bộ GD-ĐT sẽ có thêm thông tư cụ thể hóa nội dung này.
Đại diện các sở GD-ĐT nhận tài liệu tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sáng 9-6 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Đó là khoản 2, điều 46 trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, nêu rõ: “Thẩm quyền cấp và mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại quyết định số 39/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22-8-2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp THPT”.
Phải sửa quy chế?
Theo quyết định 39, Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp THPT cấp cho người học trong những trường hợp: người học đã học xong chương trình lớp 10, lớp 11 và được lên lớp theo quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THPT; người học đã học xong chương trình lớp 12, được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm ở lớp 12 từ trung bình trở lên, học lực ở lớp 12 không bị xếp loại kém và tổng số buổi nghỉ học trong năm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Video đang HOT
Trong khi khoản 2, điều 46 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 quy định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. “Quyết định 39 không thể áp dụng trong việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được, vì nội hàm không đúng Luật giáo dục. Do vậy chắc chắn phải sửa quyết định đó và cũng cần sửa quy chế thi”, một chuyên gia khẳng định.
Về nội dung liên quan tới quy chế thi, ông Mai Văn Trinh – cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) – cho biết Luật giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, trong đó lần đầu tiên có quy định học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
“Thời điểm ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 thì nội dung ở khoản 2, điều 46 là phù hợp. Tuy nhiên, đến thời điểm Luật giáo dục có hiệu lực thì quy định này không còn phù hợp nữa.
Hiện nay bộ đang soạn thảo và sẽ ban hành thêm một thông tư nữa để cụ thể hóa nội dung liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận chương trình giáo dục phổ thông. Không có chuyện sửa quy chế thi”, ông Trinh nhấn mạnh.
Không phải phần mềm chấm thi tự luận
Tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra tại TP.HCM sáng 9-6, Bộ GD-ĐT đã công bố thông tin dự thảo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, theo đó trong số các phần mềm dùng trong kỳ thi có “phần mềm hỗ trợ chấm thi tự luận”. Nội dung này được ghi rõ trong tài liệu tập huấn.
Tuy nhiên, nhiều sở GD-ĐT thắc mắc không rõ phần mềm này sẽ được sử dụng thế nào vì chấm thi tự luận không phải do máy chấm.
Một cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác chấm thi băn khoăn: “Không biết có nhầm lẫn gì ở đây không, vì lâu nay tôi biết chỉ có phần mềm hỗ trợ đánh phách và hỗ trợ nhập điểm để thuận tiện trong việc đối sánh. Nếu bài thi tự luận mà có phần mềm hỗ trợ chấm thì tôi không hình dung được thế nào…”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về phần mềm hỗ trợ chấm thi tự luận, ông Mai Văn Trinh cho biết đây là một trong các chức năng của phần mềm quản lý thi đã dùng nhiều năm qua.
“Phần mềm hỗ trợ chấm thi tự luận không phải là phần mềm chấm tự luận. Đây là một phần mềm trong hệ thống quản lý thi đã được dùng trong nhiều năm, được cập nhật thường xuyên để hỗ trợ công tác làm phách, vào điểm thi bài thi tự luận”, ông Trinh giải thích.
Hạnh kiểm từ trung bình trở lên mới được dự thi tốt nghiệp THPT
Một trong những điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT là thí sinh phải đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, người đã học xong chương trình cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở giáo dục thường xuyên (GDTX) thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
Với đối tượng người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước: phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Dự thảo cũng nêu rõ: Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.
Cụ thể, đối tượng là người đã học xong chương trình cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Các đối tượng còn lại đăng ký dự thi tại địa điểm (gọi là nơi đăng ký dự thi) do sở GD&ĐT quy định.
Học sinh Thái Bình thi vào lớp 10 môn Giáo dục công dân Sở GD-ĐT Thái Bình vừa công bố môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 là Giáo dục công dân. Hai môn còn lại là Toán và Ngữ văn. Tất cả đều được thi bằng hình thức tự luận. Ảnh minh họa Cụ thể, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt...