Sẽ có quy định về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu
Hôm qua (24.8), Bộ GD-ĐT nêu quan điểm và một số giải pháp để tránh tình trạng biến tướng trong hợp tác nghiên cứu khoa học trước loạt bài trường ĐH dùng chiêu trò mua bán bài báo quốc tế mà Báo Thanh Niên đăng tải.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng là trường hợp điển hình trong việc “dán nhãn mác giả” trong công bố khoa học – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo GS Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ GD-ĐT, quan điểm của lãnh đạo bộ này là bất cứ một hình thức biến tướng nào từ trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu thành mua – bán các bài báo khoa học đều không thể chấp nhận trong nghiên cứu khoa học (NCKH).
GS Tạ Ngọc Đôn cho biết ngoài nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, sứ mệnh của trường ĐH phải là nơi sáng tạo ra tri thức mới và tri thức mới chỉ có thể tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu.
Vì vậy, NCKH là một nhiệm vụ rất quan trọng của trường ĐH. Sự tăng nhanh các công bố quốc tế của một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) những năm gần đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy mức độ hội nhập quốc tế đang được mở rộng. Tuy nhiên, trong số 235 cơ sở GDĐH, chỉ có khoảng 80 trường ĐH có nhiều công bố quốc tế, và cũng chỉ có khoảng 10 trường công bố hơn 100 bài/năm. Các trường có công bố quốc tế tốt đã góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của mình trong hệ thống GDĐH VN.
Ảnh: Thế Đại
“Bất cứ một hình thức biến tướng nào từ trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu thành mua – bán các bài báo khoa học đều không thể chấp nhận trong nghiên cứu khoa học”
Video đang HOT
Giáo sư TẠ NGỌC ĐÔN Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ GD-ĐT
Không thể chấp nhận mua – bán trong NCKH
Ông nghĩ thế nào về việc có sự biến tướng từ trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu, công bố các bài báo khoa học sang mua – bán như Báo Thanh Niên đã phản ánh thời gian gần đây?
Xu hướng các trường ĐH ở VN đẩy mạnh công bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu để phát triển và hội nhập, nhất là giai đoạn đẩy mạnh tự chủ ĐH theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hầu hết trường ĐH đều muốn tăng cường công bố quốc tế vì đây là một tiêu chí quan trọng khi xem xét xếp hạng trường ĐH. Khi được xếp hạng thì khả năng thu hút người học và nguồn lực từ bên ngoài sẽ tốt hơn. Công bố quốc tế còn có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân các nhà khoa học trong trường ĐH, bởi nó có liên quan trực tiếp đến công tác khen thưởng, đến xét các danh hiệu và chức danh khoa học (GS/PGS), đến thu nhập và vị thế khoa học của mỗi người. Cả hai khía cạnh này cho thấy việc đẩy mạnh công bố quốc tế trong trường ĐH là việc làm chính đáng, cần được khuyến khích.
Những năm gần đây, một số cơ sở GDĐH VN đã có tên trong bảng xếp hạng các trường ĐH của khu vực và thế giới. Đây hầu hết đều là các trường có hoạt động NCKH tốt, có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus. Tuy nhiên, bất cứ một hình thức biến tướng nào từ trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu thành mua – bán các bài báo khoa học đều không thể chấp nhận trong NCKH.
Sẽ có hành lang pháp lý chống gian lận trong khoa học
Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ GD-ĐT sẽ có những giải pháp như thế nào để việc hợp tác giữa các cá nhân, cơ sở GDĐH trong công bố bài báo khoa học không trở thành việc mua – bán?
Thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo các cơ sở GDĐH thực hiện nghiêm túc ba công khai, minh bạch tiềm lực khoa học công nghệ và kết quả nghiên cứu. Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tin cậy để thực hiện minh bạch các kết quả nghiên cứu, nhất là bài báo quốc tế của các cơ sở GDĐH. Đồng thời, tăng cường quán triệt “đạo đức nghiên cứu” trong các cơ sở GDĐH.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đang hoàn thiện hành lang pháp lý, với chế tài đủ mạnh để các nhà khoa học và cơ sở GDĐH phải thực hiện theo các quy định chuẩn mực nhằm đảm bảo “liêm chính học thuật” khi tham gia NCKH. Bộ đang trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH, trong đó có một khoản quy định: “Cơ sở GDĐH đảm bảo liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Quy định này yêu cầu các cơ sở GDĐH phải có trách nhiệm thực hiện chống sao chép, đạo văn, gian lận trong khoa học, mua bán công bố quốc tế.
Dự kiến sau khi nghị định được Chính phủ ban hành, Bộ sẽ xây dựng văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ các nhà khoa học, giảng viên cần phải làm gì trước khi công bố sản phẩm khoa học của mình và trách nhiệm của tác giả, trách nhiệm của cơ sở GDĐH quản lý tác giả khi để xảy ra vi phạm.
Theo ông, về lâu dài cần giải pháp căn cơ nào để tránh xảy ra các tiêu cực liên quan các công bố quốc tế?
Giải pháp căn cơ nhất là xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học đầy đủ, công khai tất cả công trình nghiên cứu của tác giả VN, phân chia theo từng lĩnh vực, ngành và thậm chí theo từng chuyên ngành để mọi người có thể dễ dàng truy cập, tra cứu.
Thêm nữa, chúng ta nói nhiều đến công bố quốc tế mà chưa quan tâm đúng mức đến công bố khoa học trong nước. Năm nay, cả nước có khoảng 600 tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định tính điểm công trình từ 0,25 đến 1,25. Trong đó mới chỉ có 15 tạp chí gia nhập hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ACI) và thế giới (ISI/Scopus). Điều này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương rà soát, sắp xếp lại mạng lưới tạp chí trong nước, xây dựng hệ thống trích dẫn VN (VCI) để kết nối với hệ thống trích dẫn ACI và ISI/Scopus.
Nhiệm vụ này cũng đã được dự thảo trong nghị định nêu trên và tới đây, Bộ GD-ĐT cùng Bộ Khoa học – Công nghệ và Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ triển khai thực hiện.
'Mua bán' bài báo khoa học: Tạo ra tiền lệ xấu
Loạt bài về thị trường 'mua bán' bài báo khoa học và bài phản ảnh những chiêu thức của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhằm 'khẳng định'... dẫn đầu cả nước về thành tích nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của giới nghiên cứu.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam đăng bài trên tạp chí quốc tế "dỏm" (bên trên) có tên gần giống với tạp chí có uy tín (bên dưới) - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Các website rao viết thuê bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đang làm việc ở các nước tiên tiến nhằm khẳng định đây không phải là cách làm phổ biến ở các nước như một vài nhận định.
Không nên ca ngợi, khuyến khích kiểu "mua bán" này
Đối với các ngành khoa học thực nghiệm, để tạo ra một kết quả khoa học, một trường ĐH có thể cần đầu tư rất tốn kém (phòng thí nghiệm, thiết bị, vật tư,...) thậm chí đi thuê làm thực nghiệm ở cả nơi khác. Trong khi đó, nếu dùng cách thức "hợp tác" (bằng hình thức trả tiền cho nhà khoa học, tác giả của bài báo), chỉ cần chi một khoản tiền rất ít ỏi so với số đầu tư từ đơn vị gốc và được hưởng lợi là được ghi địa chỉ dưới tên bài báo.
Theo dõi các tranh luận trên mạng, nhiều người có vẻ tâm đắc với ý kiến rằng nhờ có cách làm đó đã tạo sự đột phá về số lượng bài báo nên "thế giới biết chúng ta là ai" qua việc xếp hạng! Nhưng thực chất thì những thành tựu khoa học Việt Nam mà thế giới biết đến còn rất khiêm tốn, và có một điều chắc chắn là xếp hạng không phải mục đích tối thượng của giáo dục ĐH cũng như nghiên cứu khoa học.
Phần phát triển nhờ kiểu "hợp tác" (mà báo chí đang gọi là "mua bán") là điều chẳng nên ca ngợi hay khuyến khích. Bởi nếu những việc như vậy trở thành trào lưu và không rành mạch, nó có thể sẽ tạo thành tiền lệ dẫn tới những tranh chấp không thể giải quyết (ví dụ như một nhà nghiên cứu tùy tiện điền tên một trường khác vào đăng ký sở hữu trí tuệ, và sản phẩm đó tạo ra lợi nhuận).
Tiến sĩ Ngô Đức Thế (ĐH Manchester, Vương quốc Anh)
Không giúp ích được gì cho các trường đại học Việt Nam
Nếu dư luận xã hội tung hô cách thức tạo thành tích nghiên cứu khoa học ảo, bao gồm việc đăng bài trên các tạp chí chất lượng thấp hoặc tạp chí "dỏm", "mua" bài kiểu tác giả không làm mà có, hoặc "mua" bài của những người không thực sự làm nghiên cứu ở trường mình và không có đóng góp bồi dưỡng nội lực nghiên cứu của trường, từ đó cho rằng các trường ĐH cần học tập mô hình đó, thì mai kia chúng ta sẽ một lần nữa tung hô những cái ảo ảnh. Riết rồi mọi người sẽ thấy quen với thành tích ảo, môi trường khoa học sẽ không còn chỗ cho những người làm khoa học đàng hoàng.
Trong khi đó, việc chạy theo thành tích ảo đơn thuần mà không xây dựng nội lực thì về lâu dài không giúp ích được gì cho các trường ĐH Việt Nam. Ngay cả tạo thành tích ảo và dùng nó tạo đà xây dựng nội lực, thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hiện nay, một số trường ở Anh có mối nghi ngờ với một số ĐH ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và cảnh báo giảng viên cẩn thận trong việc hợp tác với một số trường ở đây, vì họ có dấu hiệu đăng các tạp chí không tốt, hoặc khuất tất trong việc đăng bài. Nếu Việt Nam không cẩn thận chạy theo trào lưu ảo này mà rơi vào cái bẫy đó thì lại "mang tiếng" và do đó sẽ bị các trường ĐH danh tiếng thế giới đưa vào danh sách đen (blacklist). Vì thế mà được lại không bằng mất.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hưng (Viện Vật chất ngưng tụ và khoa học nano, ĐH Công giáo Louvain, Bỉ)
Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học không phải là chi tiền mua các công trình nghiên cứu của người khác về làm 'vốn' của mình. MINH HỌA: DAD Đó là cách làm của bệnh thành tích ảo, cần phải được ngăn chặn tận gốc để nghiên cứu khoa học phát triển lành mạnh và bền vững... Chi tiền mua danh hão Việc Trường...