SCB không đồng ý trả lại 5.000 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan
Rất nhiều lần tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan mong SCB thông cảm trả lại 5.000 tỉ đồng để bị cáo bồi thường cho chính ngân hàng này, nhưng đã bị từ chối.
TAND cấp cao tại TP.HCM đang xét xử phúc thẩm vụ án bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 673.000 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở giai đoạn 1.
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đưa ra một loạt phương án cho rằng “núi” tài sản của bị cáo đủ khả năng khắc phục hậu quả cho SCB, để “mong tòa cho bị cáo cơ hội được sống”.
Trong đó có số tiền 5.000 tỉ đồng mà bị cáo Trương Mỹ Lan khai đưa vào SCB để tăng vốn điều lệ. “Tháng 8.2022, trước khi bị cáo bị bắt, số tiền tăng vốn điều lệ này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận. Vì thế SCB không được giữ tiền nên đã gửi số tiền này qua ngân hàng khác. Mong SCB thông cảm trả lại 5.000 tỉ đồng để tôi khắc phục hậu quả cho vụ án”, bị cáo Lan nói.
Cũng theo bị cáo Lan, 5.000 tỉ đồng phần lớn là của bị cáo, trong đó chỉ có khoảng 150 tỉ đồng là của các cổ đông nộp để tăng vốn điều lệ cho SCB, được ngân hàng này hòa vào dòng tiền để sử dụng.
Trả lời về vấn đề trên trong phần tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho SCB, luật sư cho biết, ngân hàng này không chấp nhận trả lại 5.000 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Bởi theo luật sư, số tiền này không được bị cáo Lan đề cập đến, cũng như không có yêu cầu gì trong phiên toà sơ thẩm. Bản án sơ thẩm và bản kháng cáo của bị cáo cũng không nhắc đến.
Cũng theo luật sư của SCB,5.000 tỉ đồng hoàn toàn không có liên quan gì đến vụ án này mà là một quan hệ pháp luật độc lập giữa các cổ đông với SCB. Giữa nhóm cổ đông do bị cáo Lan đại diện, nếu có việc tranh chấp phải được giải quyết theo một trình tự tố tụng khác.
SCB không đồng ý trả lại 5.000 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan. ẢNH: NGÂN NGA
Ngoài ra, việc tăng vốn đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chủ trương vào tháng 2.2021 và SCB đã hoàn thành từ tháng 6.2021. SCB đã báo cáo kết quả tăng vốn cho Ủy ban chứng khoán và đã nhận được văn bản thông báo nhận được kết quả tăng vốn vào tháng 7.2021.
Việc SCB sử dụng tiền có được từ đợt tăng vốn điều lệ là phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung mức vốn điều lệ trên giấy phép chỉ là một thủ tục để ghi nhận mức vốn điều lệ mới của SCB. Thủ tục này độc lập với việc sử dụng số tiền có được từ việc tăng vốn điều lệ của SCB.
Luật sư đề nghị không giao tài sản của Trương Mỹ Lan cho bị hại SCB xử lý
Hôm 15.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, để phạt bị cáo Trương Mỹ Lan y án tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ.
Đồng thời, Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị cáo Lan, tuyên phạt từ 16 – 18 năm tù, về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm 20 năm tù). Tổng hình phạt chung mà bị cáo Lan bị đề nghị là án tử hình cho cả 3 tội danh. Ngoài ra, bị cáo còn bị đề nghị bồi thường cho SCB hơn 673.000 tỉ đồng.
Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.
Từ đó, trong 10 năm (từ 2011 – 2022), bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Khi SCB bị thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), Trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời, bị cáo Lan chỉ đạo Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho Nhàn.
Ngoài vụ án trên, hôm 17.10, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm còn bị TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
Tòa phạt bị cáo Lan tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tù chung thân); tội rửa tiền (12 năm tù); tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm tù).
Tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.800 tỉ đồng cho hơn 35.800 người bị hại. Lý do bị cáo Lan và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.
Rắc rối về 'núi' tài sản của Trương Mỹ Lan, Viện kiểm sát chưa thể đề nghị mức án
Viện kiểm sát cần phải có thời gian đánh giá chính xác về tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, nên tòa đồng ý tạm ngưng phiên tòa đến ngày 15.11 mới đề nghị mức án.
Ngày 12.11, do chưa đủ cơ sở để đề nghị mức án, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM quay lại phần xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng, trong giai đoạn 1.
"Bị cáo ra tòa mới biết việc tái cơ cấu là vi phạm pháp luật. Vừa mất tiền lại còn đi tù. Bị cáo không ký bất cứ cái gì hết tại SCB và không rút tiền của ngân hàng này mà chỉ là vay mới trả cũ. Nhưng sẽ chịu trách nhiệm với anh em SCB. Bị cáo mong tòa xem xét cho tội danh với mức án phù hợp, cho bị cáo có cơ hội được trở về", bị cáo nghẹn lời.
Tại sao tạm ngừng phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan?
Đại diện Viện kiểm sát hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan về 658 mã tài sản ở phụ lục 9. Bị cáo khai, trong 658 mã tài sản có 2 dự án lớn là dự án cảng Sài Gòn và siêu dự án Amigo. Nếu dự án được phát triển đúng thời điểm và kịp thời thì sẽ mang về không dưới 200.000 tỉ đồng.
Bị cáo Lan khẳng định, 658 mã tài sản này không đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào khác nên bị cáo đồng ý dùng khắc phục hậu quả cho SCB. Nếu SCB không đủ tài sản thì bị cáo sẵn sàng mang tài sản ra hỗ trợ cho SCB tái cấu trúc.
"Đối với 440 mã tài sản không định giá được, trên sổ sách có giá trị khoảng 620.000 tỉ đồng, còn thực tế thì theo bị cáo là bao nhiêu?", đại diện Viện kiểm sát hỏi.
"Theo kinh nghiệm bị cáo thì trên 100.000 tỉ đồng. Còn dự án 6A theo như định giá của Công ty Hoàng Quân thì được khoảng 16.000 tỉ đồng", bị cáo Lan trả lời.
Về số tiền 5.000 tỉ đồng bị cáo nộp vào SCB để tăng vốn, bị cáo Lan khai trong số đó có một số là của bị cáo đứng tên, một số là người khác. Khoản tiền này bị cáo cũng tự nguyện nộp vào để khắc phục hậu quả vụ án. Trước đó, sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan và gia đình cũng đã nộp 580 tỉ đồng để góp phần khắc phục hậu quả vụ án.
Ngoài ra, bị cáo Lan cũng cho rằng bị cáo có khoảng 2.000 đơn của người dân xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bị cáo từng làm công tác xã hội.
Do còn nhiều vấn đề cần được làm rõ về khối tài sản lớn của bị cáo Lan, nên tòa đồng ý cho Viện kiểm sát tạm ngưng phiên tòa đến ngày 15.11 mới đề nghị mức án.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Lan không kêu oan, chỉ xin tòa xem xét giảm hình phạt đối với mức án tử hình. Gia đình bị cáo Lan đã nộp 580 tỉ đồng để giúp bị cáo khắc phục hậu quả cho SCB.
Đồng thời, bị cáo Lan yêu cầu SCB trả lại 5.000 tỉ đồng mà trước đó bị cáo đưa vào SCB để tăng vốn điều lệ, để bồi thường cho chính ngân hàng này. Bị cáo cũng đề nghị tòa xem xét lại nhiều tài sản bị kê biên để trả lại cho cháu gái là bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), con gái và mẹ của bị cáo.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.
Từ đó, trong giai đoạn từ 2011 - 2022, bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Khi ngân hàng SCB bị thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước), trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời, bị cáo Lan chỉ đạo Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho Nhàn.
Ngoài ra, phía SCB còn đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra, cao nhất là 390.000 USD, thấp nhất là 40 triệu đồng. Mục đích là để bưng bít các sai phạm của SCB.
Ngoài bản án trên, hôm 17.10, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm còn bị TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xảy ra tại Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
Tòa phạt bị cáo Lan tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tù chung thân); tội rửa tiền (12 năm tù); tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm tù).
Tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.800 tỉ đồng cho hơn 35.800 người bị hại liên quan phát hành trái phiếu. Lý do là bị cáo Lan và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.
Vụ Trương Mỹ Lan: Gia đình cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn hiến nhiều đất Bị cáo Đỗ Thị Nhàn người bị kết tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD đã kể ra nhiều công sức đóng góp cho cộng đồng như hiến đất xây cầu đường, nuôi con liệt sĩ... Ngày 7.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch...