Saudi Arabia tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine mà không mời Nga
Các nhà ngoại giao nói với tờ Wall Street Journal (WSJ) rằng hội nghị trên là một nỗ lực của phương Tây nhằm củng cố sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch hòa bình của Kiev.
Thành phố Jeddah, Saudi Arabia. Ảnh: AFP
Saudi Arabia sẽ tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế vào tháng tới về vấn đề Ukraine với sự tham gia của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, theo WSJ, Nga không được mời tham dự.
Khoảng 30 quốc gia đã được mời tham gia sự kiện ở Jeddah vào ngày 5 – 6/8, trong đó có Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Ai Cập, Mexico, Chile và Zambia. Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao của WSJ vẫn chưa rõ có bao nhiêu quốc gia sẽ cử phái đoàn đến Saudi Arabia.
Theo các nhà ngoại giao, Anh, Nam Phi, Ba Lan và EU nằm trong số những nước đã nhận lời mời. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan dự kiến tham dự cuộc họp này.
Saudi Arabia, quốc gia có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, được chọn làm địa điểm tổ chức đàm phán một phần nhằm thuyết phục Bắc Kinh đến. Nhưng nhiều khả năng phía Trung Quốc sẽ không đến cuộc họp.
Các đàm phán mới ở Saudi Arabia diễn ra sau cuộc họp tương tự ở Copenhagen, Đan Mạch, vào cuối tháng 6. WSJ cho rằng đó là một nỗ lực của phương Tây nhằm “giành sự ủng hộ từ các nước lớn đang phát triển, nhiều nước trong số đó đã trung lập trong cuộc chiến Ukraine” về chính sách hòa bình của chính phủ Kiev.
Trong sự kiện ở Copenhagen, nhóm các nước đang phát triển đã nói rõ rằng họ sẽ không ký vào kế hoạch của Ukraine.
Video đang HOT
Nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc đẩy một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm và được phương Tây ủng hộ. Giải pháp của ông Zelensky kêu gọi Nga rút lực lượng khỏi khu vực mà Ukraine tuyên bố chủ quyền, bồi thường thiệt hại và trao trả tù binh… Điện Kremlin đã bác bỏ những điều khoản đó là phi thực tế. Moskva nhận xét chúng là dấu hiệu cho thấy Kiev không sẵn sàng tham gia bất kỳ cuộc đối thoại có ý nghĩa nào.
Những người tổ chức đàm phán ở Jeddah hy vọng rằng họ sẽ mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế lớn hơn vào cuối năm nay, nơi các nhà lãnh đạo sẽ ký kết các nguyên tắc chung để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các nhà ngoại giao cho biết họ hy vọng rằng những nguyên tắc đó sẽ định hình các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai giữa Moksva và Kiev.
Trong Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi tại St. Petersburg hôm 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông tin tưởng rằng “mọi khác biệt phải được giải quyết trên bàn đàm phán”.
Nga sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, nhưng “vấn đề là họ từ chối nói chuyện với chúng tôi”, ông Putin nói, đề cập đến Ukraine và các nước ủng hộ Mỹ phương Tây.
Về phần lập trường của Điện Kremlin, Nga muốn Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập các khối quân sự hay liên minh nào, cũng như từ chối sở hữu kho vũ khí hạt nhân riêng.
Nga đặt mục tiêu phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraine, giải quyết vấn đề ngôn ngữ, cũng như công nhận nền độc lập của Donetsk và Lugansk, đồng thời công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea và Sevastopol.
Ngày 29/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một tháng qua, Moskva đã nhận được khoảng 30 sáng kiến hòa bình để giải quyết vấn đề ở Ukraine thông qua các kênh chính thức và không chính thức.
Bà Zakharova nhấn mạnh Điện Kremlin luôn sẵn sàng đàm phán về vấn đề giải quyết xung đột Ukraine.
Nga nhận được khoảng 30 sáng kiến hòa bình cho khủng hoảng Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đánh giá cao sự chân thành trong nỗ lực của các nước châu Phi nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
Bên lề hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết Nga đã nhận được khoảng 30 sáng kiến hòa bình để giải quyết vấn đề ở Ukraine thông qua các kênh chính thức và không chính thức.
"Chúng tôi rất biết ơn tất cả mọi người. Có rất nhiều sáng kiến như vậy. Theo tôi được biết, một tháng trước đã có khoảng 30 sáng kiến được đề xuất thông qua các kênh nhà nước hoặc thậm chí theo một cách riêng tư nào đó", nhà ngoại giao trên lưu ý.
Bà Zakharova nhấn mạnh Điện Kremlin chưa bao giờ từ chối đàm phán về vấn đề giải quyết xung đột Ukraine.
"Ngay cả khi chúng tôi biết rằng các đàm phán khó có thể mang lại giá trị, nhưng chúng tôi luôn tạo cơ hội như vậy cho các đối tác hay tình hình nói chung", bà Zakharova giải thích.
Tuy nhiên, như nữ phát ngôn viên đã chỉ ra, vào tháng 4/2022, chính phủ Kiev đã rút khỏi các cuộc đàm phán với Nga. Đến tháng 9/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hạ lệnh cấm đàm phán với chính phủ Nga.
Phát biểu về Sáng kiến Hòa bình châu Phi tại Ukraine, bà Zakharova đã chỉ ra sự chân thành trong nỗ lực của các nước châu Phi nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng này.
"Chúng tôi vô cùng biết ơn những người bạn châu Phi vì họ thực sự - không phải bằng lời nói mà bằng hành động - coi trọng hòa bình và muốn làm mọi thứ trong khả năng của mình, ngay cả khi không tham gia vào xung đột", bà Zakharova nêu rõ.
Tháng 6 vừa qua, các nước châu Phi đã trình bày Sáng kiến Hòa bình châu Phi gồm 10 điểm chính. Sáng kiến này kêu gọi các bên đạt được hòa bình thông qua đàm phán càng sớm càng tốt, cũng như giảm leo thang xung đột, đảm bảo chủ quyền của các quốc gia và dân tộc theo Hiến chương Liên hợp quốc, cùng với việc đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó là tổ chức cung cấp thực phẩm và phân bón cho cả Moskva và Kiev. Một điểm riêng của kế hoạch là kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với các nước châu Phi.
Kế hoạch này được đề xuất bởi một phái đoàn gồm 7 quốc gia châu Phi đến thăm Kiev và St. Petersburg vào ngày 16-17 tháng 6, nơi họ đã hội đàm với Tổng thống Ukraine và người đồng cấp Nga. Phái đoàn khi đó bao gồm tổng thống các nước Zambia, Comoro (nay là chủ tịch Liên minh châu Phi), Senegal, Nam Phi, Thủ tướng Ai Cập và đại diện của Cộng hòa Congo và Uganda.
Lập trường của Nga về hòa bình đã được vạch ra trong các cuộc đàm phán ở Belarus, và sau đó là các cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2 - tháng 4/2022. Nga muốn Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập các khối quân sự hay liên minh nào, cũng như từ chối sở hữu kho vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Nga đặt mục tiêu phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa Ukraine, giải quyết vấn đề ngôn ngữ, cũng như công nhận nền độc lập của Donetsk và Lugansk, đồng thời công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea và Sevastopol. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4, các cuộc đàm phán bị đình trệ.
Về phần mình, tháng 11/2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đưa ra kế hoạch hòa bình mà Ukraine coi là giải pháp lâu dài khả thi duy nhất. Kế hoạch này gồm 10 bước.
Theo ông Zelensky, Nga phải rút lực lượng khỏi Ukraine, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và trao đổi tất cả tù binh. Kiev phải được đảm bảo an ninh quân sự, hạt nhân, lương thực, sinh học và năng lượng thông qua các cơ chế quốc tế. Ngoài ra, Ukraine muốn Nga phải chi trả mọi thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Trung Quốc cam kết thực hiện các nỗ lực cụ thể để giải quyết xung đột Ukraine Đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy ngày 27/5 cho biết Bắc Kinh sẽ thúc đẩy đối thoại với tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng Ukraine, kể cả Nga, và thực hiện các nỗ lực cụ thể nhằm đạt được một giải pháp chính trị. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu trong cuộc...