Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng đối với kinh tế Nga như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Động thái Saudi Arabia có thể xả ngập thị trường dầu để giành lại quyền kiểm soát giá có thể tạo ra một tình thế bất lợi cho Nga – một quốc gia vốn phụ thuộc vào giá dầu thô cao.

Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng đối với kinh tế Nga như thế nào? - Hình 1
Một cơ sở lọc dầu tại Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: THX/TTXVN

Theo tờ Business Insider, nền kinh tế của Nga có thể phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn để đảm bảo doanh thu từ dầu mỏ trong trường hợp Saudi Arabia tìm cách kiểm soát giá dầu thô toàn cầu.

Trước đó, Saudi Arabia được cho là đã phát tín hiệu dầu thô có thể giảm xuống mức 50 USD/thùng nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không cam kết cắt giảm sản lượng dầu.

Nói cách khác, Riyadh ám chỉ rằng nước này có thể khiến nguồn cung dầu tràn ngập thị trường. Các nhà phân tích cho rằng động thái này sẽ làm giảm giá dầu thô và đóng vai trò như một lệnh trừng phạt các thành viên OPEC vì đã không hợp tác trong việc giảm lưu lượng dầu, trong đó có Nga.

Luke Cooper, nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế London, viết trên tạp chí IPS: “Với việc Nga bán dầu có chi phía sản xuất cao hơn với mức giá chiết khấu, một thị trường mà giá dầu xuống thấp có thể ảnh hưởng đến nguồn tài chính hỗ trợ cho chiến dịch quân sự tại Ukraine của nước này”.

Trên thực tế, Saudi Arabia từ trước đến nay luôn cố gắng giữ dầu ở mức trên 100 USD/thùng bằng cách thúc đẩy các quốc gia thành viên cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, chiến lược của nước này được cho là không hiệu quả khi giá dầu thô quốc tế luôn dao động dưới mốc 80 USD. Để thay đổi chiến lược, các nguồn tin tiết lộ với tờ Financial Times rằng Riyadh hiện có kế hoạch xả cung vào tháng 12, gây sức ép lên các nước còn lại trong OPEC.

Video đang HOT

Theo dữ liệu xếp hạng toàn cầu của S&P, trong OPEC , Nga nằm trong số các nước sản xuất thừa dầu mỏ. Dữ liệu có được gần đây nhất cho thấy Moskva đã sản xuất vượt mức hạn ngạch hàng ngày 122.000 thùng trong tháng 7. Tiếp đến, Iran và Kazakhstan cũng vi phạm các ngưỡng đã thỏa thuận.

Lo ngại lặp lại kịch bản cuộc chiến giá dầu 2020

Theo ông Simon Henderson – Giám đốc Chương trình Bernstein về Chính sách vùng Vịnh và Năng lượng tại Viện Washington, Moskva đang phải đối mặt với áp lực phải kiểm được lợi nhuận nhiều nhất có thể, vì cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine đã làm tăng chi tiêu quốc phòng và an ninh của nước này, dự kiến chiếm 40% tổng chi tiêu liên bang trong năm tới.

Trong khi đó, tài chính của Nga phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ. Một vài năm trước, sản xuất khí đốt và dầu mỏ chiếm 35% -40% doanh thu ngân sách quốc gia.

Mọi chuyện có thể trở nên tồi tệ nếu động thái “xả van” nguồn cung của Saudia Arabia khơi lại cuộc chiến giá dầu giữa Nga và nước này như năm 2020. Năm đó, những bất đồng về cắt giảm sản xuất cũng đã thúc đẩy cả hai quốc gia giải phóng nguồn cung, thách thức xem ai có thể tồn tại lâu hơn trong thị trường giá thấp.

Trong những tình huống này, dự trữ ngoại hối trở nên cần thiết song đây lại là vấn đề đối với Nga. Kể từ khi xung đột với Ukraine bùng nổ, quỹ tài sản quốc gia của Nga đã giảm gần một nửa vào đầu năm nay và nước này không còn khả năng tìm nguồn tiề.n tệ phương Tây để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình.

Tuy nhiên, để đán.h giá xem liệu Nga có muốn đối đầu với Saudi Arabia trong một cuộc chiến giá cả hay không thì vẫn còn nhiều yếu tố phải xem xét. Theo ông Henderson, việc dự đoán các động thái của Điện Kremlin là rất khó vì có nhiều điều chưa biết liên quan đến doanh số bán dầu của Nga.

Nhà nghiên cứu Cooper coi một cuộc chiến giá cả tiềm tàng là tin xấu đối với Nga.

“Không giống như Saudi Arabia, chi phí khai thác dầu của Nga không rẻ, nên nước này không được chuẩn bị để đối phó với tình hình giá dầu xuống thấp. Điều này có thể thúc đẩy xung đột giữa Ukraine và Nga leo thang trong ngắn hạn, do Moskva cần nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường trước giá dầu xuống thấp làm xáo trộn thị trường”, ông Cooper lý giải.

Nước đi thăm dò

Đúng như nhiều dự đoán, Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC) của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC , đã không đưa ra bất cứ khuyến nghị nào để thay đổi chính sách sản lượng hiện tại, bất chấp việc giá dầu từ đầu năm 2024 đến nay nhìn chung đã giảm và tình hình thị trường dầu có phần phức tạp.

Nước đi thăm dò - Hình 1
Giàn khoan dầu tại Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Cuộc họp lần thứ 56 của JMMC đã xem xét dữ liệu sản xuất dầu thô trong tháng 7 và tháng 8/2024 cùng các điều kiện thị trường hiện tại. Tại cuộc họp, Iraq, Kazakhstan và Nga đều xác nhận đã tuân thủ cam kết sản lượng và các đợt cắt giảm bổ sung đầy đủ theo các kế hoạch đã đệ trình cho tháng 9/2024, để bù đắp sản lượng bơm thừa trước đó. OPEC hiện đang duy trì chính sách cắt giảm sản lượng tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu dầu toàn cầu. Sự tuân thủ của các nước thành viên đối với cam kết cắt giảm không chỉ là chủ đề trọng tâm trong cuộc họp, mà còn là vấn đề mang tính then chốt đối với kế hoạch tăng sản lượng 180.000 thùng/ngày của các nước thành viên OPEC vào tháng 12 tới, muộn hơn 2 tháng so với dự kiến ban đầu do sự mong manh của tâm lý thị trường.

Việc không tuân thủ hạn ngạch đã trở thành một vấn đề tái diễn nhiều lần tại OPEC , phủ bóng đen lên độ tin cậy của liên minh, đặc biệt vào thời điểm thị trường bất ổn trầm trọng do xung đột leo thang ở Trung Đông, tình trạng bán tháo gần đây và sự phục hồi yếu sau đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Nếu các quốc gia thành viên tiếp tục phá vỡ các cam kết hạn ngạch, giới phân tích cho rằng, Saudi Arabia, thành viên trụ cột của OPEC và là nhà sản xuất lớn nhất của liên minh, có thể đẩy nhanh quá trình đảo ngược việc cắt giảm sản lượng. Trong những tuần gần đây, Saudi Arabia đã báo hiệu một sự thay đổi chiến lược đáng chú ý, đó là chuẩn bị cho kịch bản giá dầu thấp hơn và sẵn sàng từ bỏ mức giá mục tiêu không chính thức 100 USD/thùng để dần thúc đẩy việc tăng sản lượng.

Theo bà Carole Nakhle, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Crystol Energy, "Saudi Arabia đang gửi một số cảnh báo đến những thành viên không tuân thủ cam kết trong liên minh, bởi Riyadh đã chịu phần lớn gánh nặng từ việc cắt giảm sản lượng." Ngoài ra, sự thay đổi chiến lược của Saudi Arabia có thể phản ánh một loạt các yếu tố phức tạp hơn. Chẳng hạn như môi trường năng lượng toàn cầu đang thay đổi, khi nhu cầu dầu có thể không phục hồi mạnh mẽ như dự kiến trước đây, do sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo và những thay đổi trong mô hình tiêu dùng ở Trung Quốc và các nước tiêu thụ lớn khác.

Ngoài việc giám sát kỷ luật của các nước thành viên trong tuân thủ cam kết sản lượng, JMMC cũng khẳng định OPEC sẽ liên tục đán.h giá các điều kiện thị trường, nhất là trong bối cảnh có nhiều quan ngại về sự gián đoạn nguồn cung đối với thị trường "vàng đen". Cuộc họp của JMMC diễn ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Iran, một thành viên OPEC và là một nhà sản xuất dầu lớn trong khu vực, phóng hàng trăm tên lửa vào lãnh thổ Israel, thổi bùng nguy cơ xung đột ở Trung Đông lan rộng thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Trước khi Iran tiến hành vụ tấ.n côn.g, giá dầu đang ở gần mức thấp nhất trong 2 tuần. Thậm chí, trong tháng 9, giá dầu đã giảm xuống dưới 70 USD/thùng, mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2021. Nhưng sau vụ tấ.n côn.g trên, giá dầu đã đảo chiều nhanh chóng. Chỉ trong vòng 2 ngày, có thời điểm giá dầu đã tăng hơn 5%.

Giá dầu còn có thể tăng cao hơn nữa trong trường hợp Israel tấ.n côn.g trả đũa nhằm vào các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu của Iran. Nếu kịch bản này xảy ra, sản lượng dầu của Iran có thể giảm hơn 1 triệu thùng/ngày, theo dự đoán của chiến lược gia về rủi ro chính trị Clay Seigle. Thị trường dầu còn có thể rung chuyển thêm, nếu các chuyến tàu chở dầu qua Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman bị gián đoạn, bởi đây là tuyến đường di chuyển của khoảng 1/4 nguồn cung dầu trên thế giới. Dù vậy, chuyên gia Al Salazar từ công ty phân tích năng lượng Enverus cho rằng, "giá dầu tăng vọt sau cuộc tấ.n côn.g của Iran nhằm vào Israel chỉ là phản ứng tức thời và thị trường có thể ổn định trong vòng vài ngày tới, nếu không có sự gián đoạn vật lý nào đối với nguồn cung toàn cầu."

Theo Giovanni Staunovo, nhà phân tích của UBS, trong khi OPEC có đủ năng lực dự phòng để bù đắp cho sự mất mát nguồn cung từ Iran, phần lớn năng lực đó nằm ở khu vực Vịnh Trung Đông và có khả năng dễ bị tổn thương nếu như xung đột leo thang hơn nữa. Ông cho biết: "Năng lực dự phòng có sẵn thực tế có thể thấp hơn nhiều nếu các cuộc tấ.n côn.g mới vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở các quốc gia trong khu vực xảy ra". Cho đến nay, Israel vẫn kiềm chế không tấ.n côn.g các cơ sở dầu mỏ của Iran. Các nhà phân tích dầu mỏ và chuyên gia an ninh cho biết, Israel có thể nhắm mục tiêu vào các địa điểm lọc dầu của Iran và cảng dầu Kharg Island - nơi xử lý khoảng 90% lượng dầu thô xuất khẩu của nước này. Quyết định của JMMC có thể là nước đi thăm dò khi các diễn biến ở Trung Đông vẫn rất khó lường.

Thực tế, ngay cả với mức giá khoảng 75 USD/thùng sau vụ tấ.n côn.g, giá dầu hiện nay vẫn giảm 14% so với hồi tháng 7/2024, do các nhà giao dịch tập trung vào nhu cầu yếu ở Trung Quốc và nguồn cung tăng từ châu Mỹ.

Theo giới quan sát, về cơ bản vẫn chưa có thay đổi nào về mặt cân bằng cung-cầu. Trong nhiều năm qua, một nửa mức tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới đến từ Trung Quốc. Nhu cầu yếu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gây áp lực đối với thị trường dầu mỏ trong nhiều tháng, và hiện chưa rõ liệu các biện pháp kích thích mà Bắc Kinh công bố gần đây có dẫn đến sự phục hồi tăng trưởng rõ rệt hay không.

Nhìn chung, thị phần của OPEC đã giảm xuống mức thấp kỷ lục sau khi cắt giảm sản lượng từ năm 2022, trong khi nguồn cung từ Mỹ và các nhà sản xuất khác tăng lên. Tuy nhiên, các nguồn tin từ OPEC cho rằng, việc tăng sản lượng vào tháng 12 không phải là vì giành lại thị phần, mà là để một số ít quốc gia dần chấm dứt việc cắt giảm sản lượng tự nguyện. Ngày 28/9, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã khẳng định rằng, OPEC đang chủ động cắt giảm nguồn cung dầu nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài cho thị trường dầu mỏ, bảo vệ lợi ích của cả các nước sản xuất và tiêu thụ. Thay vì tập trung vào lợi ích ngắn hạn, tổ chức này hướng tới một tương lai bền vững, nơi các quốc gia sản xuất dầu có đủ nguồn lực để đầu tư phát triển ngành năng lượng.

Hơn nữa, việc JMMC không đưa ra khuyến nghị thay đổi chính sách nào, dù có thể gây ra mối đ.e dọ.a về tài chính với các nước OPEC , song sẽ mang lại sự nhẹ nhõm cho người tiêu dùng sau nhiều năm lạm phát tràn lan, cũng như cho các ngân hàng trung ương khi họ bắt đầu hạ lãi suất. Chuyên gia Peter Tertzakian, Viện Nghiên cứu Năng lượng ARC, nhấn mạnh lạm phát gắn chặt với giá dầu. Do đó, nếu chúng ta thấy giá dầu tăng vọt trên 80 USD/thùng, lạm phát sẽ quay trở lại, vào thời điểm mà các ngân hàng trung ương bắt đầu cắt giảm lãi suất. Theo ông Tertzakian, "thực tế là dầu mỏ vẫn chảy trong huyết quản của nền kinh tế toàn cầu. Không ai muốn thấy xung đột nổ ra và không ai muốn chứng kiến giá cả biến động mạnh. Cần nhớ rằng, tình trạng lạm phát cao trong những năm qua chủ yếu do giá năng lượng tăng cao."

Các bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp toàn thể để quyết định chính sách vào ngày 1/12 tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường dầu có nguy cơ diễn biến xấu hơn nữa, các nhà phân tích, bao gồm JPMorgan Chase & Co. và Citigroup Inc., đã bày tỏ sự hoài nghi về việc OPEC sẽ tiếp tục kế hoạch tăng nguồn cung. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng chưa đến 1 triệu thùng/ngày vào năm 2025, trong khi nguồn cung sẽ tăng thêm 50%, dẫn đến tình trạng dư thừa ngay cả khi OPEC tiếp tục hạn chế sản lượng. Do đó, các nước OPEC vẫn có thời gian 2 tháng nữa để quan sát thị trường và đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm bảo vệ giá dầu cũng như thị trường và nền kinh tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bị "mư.u sá.t lần 3"?
09:22:42 14/10/2024
Dân Tây Ban Nha đuổi khách du lịch, người đến lại càng đông hơn
22:23:47 14/10/2024
Campuchia truy tố 13 bà bầu Philippines trong đường dây đẻ mướn
21:50:18 14/10/2024
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga, Iran, Syria hành động sau khi Israel tấ.n côn.g Damascus
08:26:48 14/10/2024
Công an Tây Ninh đấu tranh, truy bắt tội phạm nguy hiểm trốn truy nã
09:24:28 14/10/2024
Nghi vấn lai lịch nghi phạm mang sún.g đến sự kiện của ông Trump
21:47:37 14/10/2024
Đức bình luận khả năng phản công của Ukraine, phớt lờ các đề xuất của Tổng thống Zelensky
09:30:27 14/10/2024
Căng thẳng Hàn Quốc - Triều Tiên tăng nhiệt
22:19:09 14/10/2024

Tin đang nóng

Tài xế ném tiề.n qua cửa kính ô tô khi đổ xăng gây bất bình ở Long An
15:17:50 15/10/2024
Trường Giang giảm 11kg, ngoại hình khác lạ khiến đàn chị thốt lên hoảng hốt
17:15:21 15/10/2024
Nam thần Kpop đình đám lộ diện sau nụ hôn với mỹ nhân đáng tuổ.i mẹ, thái độ gây bất ngờ
15:14:55 15/10/2024
Nữ ca sĩ 9x công khai bị ung thư cổ tử cung, thái độ của chồng doanh nhân gây chú ý
17:23:06 15/10/2024
Á hậu Thảo Nhi Lê lên Shark Tank gọi vốn, có được đầu tư?
16:50:25 15/10/2024
HOT: Quỳnh Nga - Việt Anh bị "tóm dính" cùng về chung nhà sau khi hẹn hò trên sân pickleball
17:05:52 15/10/2024
MC Hoàng Oanh xin lỗi vì gây drama HIEUTHUHAI - Trường Giang chen hàng
17:52:28 15/10/2024
Thêm 5 nạ.n nhâ.n tố Diddy xâm hại tìn.h dụ.c và dọa giế.t, vạc.h trầ.n thủ đoạn gây án đáng sợ của ông trùm
15:10:28 15/10/2024

Tin mới nhất

Những vấn đề chiến thuật quân sự rút ra từ việc Ukraine mất thành phố Vuhledar

20:27:51 15/10/2024
Tuy nhiên, họ đã học từ những sai lầm của mình và điều chỉnh chiến lược, đặc biệt là việc sử dụng bộ binh thay vì phụ thuộc nhiều vào xe tăng và thiết bị hạng nặng.

Tuyến đường sắt trên cao dài nhất Indonesia sẽ hoạt động vào tháng 11

20:26:51 15/10/2024
Theo trang web của Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường sắt trên cao 1,8 km, là tuyến đường sắt dài nhất Indonesia. Dự án trị giá 1.200 tỷ Rp (76,7 triệu USD), bao gồm việc giải phóng mặt bằng và xây dựng kỹ thuật.

Hàn Quốc công bố 11 khu vực nguy hiểm trên biên giới liên Triều

20:22:32 15/10/2024
Trong một diễn biến khác cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã kêu gọi tất cả các bên cần tránh căng thẳng leo thang trong khu vực.

EC sẽ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp

20:20:00 15/10/2024
Vấn đề di cư sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong hai ngày 17-18/10 tại Brussels.

Tổng Thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45

20:18:02 15/10/2024
Sau phần thông tin chung, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đã trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu về các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, kinh tế xanh, việc đại diện của phụ nữ trong các cuộc họp...

Vụ UAV xâm phạm không phận Bình Nhưỡng thổi bùng căng thẳng liên Triều

20:16:17 15/10/2024
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết UAV của Hàn Quốc mang theo tài liệu tuyên truyền đã được phát hiện vào ban đêm ở thủ đô Bình Nhưỡng lần thứ ba trong tháng này.

Hội nghị AIPA-45 dự kiến thông qua nhiều văn kiện quan trọng

20:14:05 15/10/2024
Dự án Europa Clipper trị giá 5,2 tỷ USD xuất phát từ một ý tưởng vào năm 2013 nhưng mãi cho đến hơn 1 thập kỷ sau, hành trình khám phá mới bắt đầu thực sự khởi động.

Truyền thông Mỹ cho biết Israel sẽ không tấ.n côn.g cơ sở dầu mỏ Iran

20:06:58 15/10/2024
Trước đó, Tổng thống Biden lên tiếng phản đối bất kỳ hoạt động quân sự nào của Israel nhằm vào cơ sở hạt nhân hoặc dầu mỏ của Iran, lo ngại giá năng lượng toàn cầu có thể sẽ tăng vọt.

Nhật Bản bắt đầu chiến dịch tranh cử trước thềm bầu cử Hạ viện

20:05:03 15/10/2024
Dự kiến, cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra vào ngày 27/10 tới. Kinh tế sẽ là chủ đề tranh luận trọng tâm trong cuộc bầu cử lần này, trong đó nổi bật là chính sách thuế, năng lượng và phúc lợi giành cho người cao tuổ.i.

WHO nhận gần 1 tỷ USD tài trợ mới

20:03:01 15/10/2024
Cho đến nay, WHO chủ yếu dựa vào cam kết tài trợ từ 194 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này thường bị ràng buộc vào những dự án cụ thể, với nhiều điều kiện và thời hạn ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai dài hạn.

Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với mưa lớn hơn bình thường trong những tháng cuối năm

20:00:45 15/10/2024
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) dự đoán có 60% khả năng xảy ra hiện tượng La Nina vào cuối năm 2024. La Nina ngược lại với El Nino vốn mang lại tình trạng thời tiết khô hơn.

Ông Donald Trump yêu cầu chuyển vụ án 'chi tiề.n bịt miệng' sang tòa liên bang

19:58:09 15/10/2024
Theo luật pháp Mỹ, các vụ án dân sự hoặc hình sự đối với quan chức liên bang có thể được chuyển sang tòa án liên bang nếu liên quan đến các nhiệm vụ chính thức trong thời gian tại nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

G-Dragon b.ị ch.ê hết thời

Sao châu á

20:52:46 15/10/2024
7 năm kể từ E.P Kwon Jiyong, 4 năm kẻ từ ngày anh Long xuất ngũ, fan vẫn kiên nhẫn từng ngày chờ ông hoàng Kpop tái xuất.

HOT: Ông hoàng tỷ view của Kpop sẽ sang Việt Nam tháng 11, GENFEST quy tụ dàn line-up quá ấn tượng!

Nhạc quốc tế

20:48:58 15/10/2024
Theo đó, chủ nhân bản hit Gangnam Style sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam, biểu diễn trên sân khấu GENFEST vào ngày 24/11 tới đây.

Bắt giám đốc công ty khai thác than bùn vì chiếm đoạt 48 tỷ đồng

Pháp luật

20:48:27 15/10/2024
Nguyễn Quan Nhựt từ An Giang sang Kiên Giang vay mượn tiề.n, vàng và thiết bị cơ giới để khai thác mỏ than bùn, sau đó chiếm đoạt số tài sản này.

Phim ngôn tình top 1 toàn cầu: Thống trị 37 quốc gia, nam chính đẹp như tượng tạc khiến hàng triệu thiếu nữ mê đắm

Phim âu mỹ

20:44:39 15/10/2024
Bộ phim đang thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng đam mê phim ảnh dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh phần sản xuất và nội dung.

Lộ diện "tình mới" của Song Luân, nhan sắc thế nào mà khiến netizen trầm trồ?

Phim việt

20:41:55 15/10/2024
Mới đây Công Tử Bạc Liêu đã công bố Teaser Poster và Teaser Trailer chính thức, mang đến cho khán giả những góc nhìn chi tiết hơn về chủ đề hấp dẫn của bộ phim.

Bức thư đang khiến dân mạng trào nước mắt, nhớ về thời sinh viên xa nhà: Bố mẹ đã yêu thương chúng ta nhiều như thế!

Netizen

20:39:35 15/10/2024
Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh bức thư của một người mẹ gửi cho con gái đi học xa nhà vào năm 2009. Bức thư đề ngày gửi là 22/3/2009, với nội dung:

Bom tấn lỗ 3800 tỷ b.ị ch.ê như "trò đùa", netizen mỉ.a ma.i "dở như thế flop cũng đúng thôi"

Hậu trường phim

20:37:31 15/10/2024
Joker: Folie à Deux, siêu phẩm nhà Warner Bros. mới đây vừa được dự đoán sẽ thất thoát 150 - 200 triệu USD (khoảng 3.800 - 5.000 tỷ đồng), trở thành bom xịt đáng quên nhất của màn ảnh rộng 2024.

Minh Triệu đăng về Kỳ Duyên sau khi bị hủy theo dõi

Sao việt

20:19:56 15/10/2024
Sau khi bị soi hủy theo dõi đàn chị, Kỳ Duyên không đưa ra thêm bất kỳ phản hồi nào. Ngược lại, Minh Triệu gây chú ý vì một động thái gây tò mò trên trang cá nhân.

Lời đề nghị khiếm nhã của Kanye West với mẹ vợ

Sao âu mỹ

20:17:25 15/10/2024
Vào ngày 13/10, cựu trợ lý Lauren Pisciotta đã đệ đơn kiện Kanye West tấ.n côn.g tình dục. Theo Lauren Pisciotta, Kanye West đã chuốc thuố.c và hiế.p dâ.m cô tại buổi thu âm có mặt ông trùm nhạc rap Diddy.

Sao nam trình diễn cháy trên sóng truyền hình khiến Hari Won, Diệp Lâm Anh mất bình tĩnh

Tv show

19:56:13 15/10/2024
Tuy không phải nhân vật chính nhưng vũ công KNUCKS chiếm trọn spotlight của các nữ thí sinh tại Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố.

Ươm mầm những hạt giống bị bỏ quên

19:55:25 15/10/2024
Bằng cách đặt phụ nữ vào trung tâm của những sáng kiến canh tác bền vững, ICARDA và các đối tác đang thúc đẩy đổi mới khoa học và một hệ thống thực phẩm công bằng hơn.