Sáu quốc gia EU vạch ‘giới hạn đỏ’ về giá trần khí đốt
Sáu quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Trong bức thư gửi CH Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, Đại sứ của 6 nước gồm Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg đã bày tỏ lo ngại, đồng thời nhấn mạnh “mức giá trần không thể bị hạ thấp hơn nữa hoặc bị thay thế”.
Sáu quốc gia trên hoài nghi về việc áp giá trần khí đốt của Nga, do lo ngại việc này sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu và khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.
Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 275 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong 2 tuần đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan.
Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong 10 ngày, để kích hoạt việc áp giá trần.
Bỉ, Italy, Ba Lan và Hy Lạp nằm trong số những nước cho rằng một mức giá trần là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi trường hợp chi phí quá cao cho khí đốt và muốn một mức giá trần thấp hơn đề xuất của EC. Hiện các nhà ngoại giao EU đang tiếp tục thảo luận nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận.
Sáu quốc gia trên muốn mức giá đề xuất hiện nay sẽ được phê chuẩn tại cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng EU ngày 13/12 tới.
Moskva cảnh báo hậu quả của việc áp giá trần với dầu mỏ của Nga
Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga có thể làm phức tạp thêm tình hình thị trường toàn cầu và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mọi quốc gia.
Khí tốt được sử dụng trong gia đình ở Liverpool, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Zakharova nhấn mạnh "chúng tôi đã nhiều lần nói rằng các biện pháp như vậy không chỉ là một cơ chế phi thị trường mà còn là chống lại thị trường, phá hủy chuỗi cung ứng và có thể làm phức tạp đáng kể tình hình trên thị trường năng lượng toàn cầu". Bà tuyên bố Nga sẽ không cung cấp dầu mỏ cho các quốc gia ủng hộ sáng kiến chống lại Moskva này. Theo bà, đây là hành động nhằm vào Nga nhưng có thể tác động đến nhiều nước khác.
Hồi tháng 9, Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Theo kế hoạch, giới hạn giá sẽ được áp dụng từ ngày 5/12 tới đối với dầu mỏ và áp dụng từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu. Quyết định này là một phần trong các biện pháp trừng phạt nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Tuy nhiên, hiện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chưa đạt được đồng thuận về áp trần giá dầu mỏ của Nga được vận chuyển bằng đường biển theo đề xuất của G7. Theo đề xuất của G7, EU và các khách hàng khác tiếp tục mua dầu của Nga nhưng chỉ khi ở mức giá bằng hoặc thấp hơn mức G7 đã thỏa thuận là 65-70 USD/thùng.
Lý do châu Âu không thể thực hiện được kế hoạch giá trần khí đốt từ tháng 1/2023 Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch giới hạn giá trần khí đốt ở mức 275 euro/MWh, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2023, nhưng giờ đây phải nỗ lực tìm biện pháp khác. Sử dụng bếp gas tại Dortmund, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/11 đã không nhất trí được về mức...