Sau “giải cứu” tài xế, đến lượt “giải cứu” nhà hàng
Các nền tảng bán hàng mới lẫn cũ nhảy vào “ giải cứu” các quán ăn trong bối cảnh phải đóng cửa, đơn hàng giảm.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết quan sát thấy các nhà hàng, quán ăn có hai hướng đi rõ rệt gần đây. Hướng thứ nhất là các quán ăn trước đây hoạt động thuần túy offline, bây giờ bắt đầu quan tâm tới hình thức hoạt động online, tham gia vào các nền tảng giao hàng. Đây là luồng chuyển biến rất mạnh, không chỉ diễn ra trên Grab mà còn trên nhiều nền tảng khác, đồng thời là cách thức kinh doanh mới của các mô hình kinh doanh đồ ăn thức uống.
Hướng thứ hai là trong giai đoạn khó khăn, rủi ro cao trong việc kinh doanh, để đảm bảo an toàn và bảo toàn tài chính, nhiều nhà hàng, quán ăn quyết định tạm ngừng hoạt động và chờ dịch qua đi.
Giám đốc điều hàng Grab nhận định hai hướng đi này đang diễn ra song song, nhưng nhìn chung xu hướng chuyển từ offline sang online vẫn đang nổi trội hơn.
Do đó, dù theo xu hướng nào, các nhà hàng, quán ăn nhỏ đều đối mặt với những khó khăn: doanh thu giảm, gánh chi phí lớn trong lúc đóng cửa, tìm kiếm các nền tảng online để thích ứng với công việc kinh doanh mới. Chính lúc này, các nền tảng bắt đầu nhảy vào “giải cứu” đối tác hàng quán.
“Chợ” online bắt đầu mở kênh cho đồ ăn, thực phẩm
Chợ Tốt, trang mua bán rao vặt có 1,6 triệu lượt truy cập mỗi ngày, mới đây tung ra chuyên mục đồ ăn – thực phẩm. Mảng này sẽ cho phép các quán ăn, nhà hàng, cửa hàng đăng bán đồ ăn, thực phẩm trực tiếp đến người mua.
Khác với các nền tảng Grab, Now, GoViet sẽ có tài xế giao cho khách hàng, người mua và người bán trên Chợ Tốt tự thoả thuận giá cả và phương thức giao dịch, gửi hàng. Hiện tại tin đăng bán đồ ăn, thực phẩm trên Chợ Tốt là miễn phí.
Bên trong một quán cà phê giao dịch rất hạn chế trong giai đoạn cách ly xã hội. Ảnh: Hải Đăng
Video đang HOT
Bà Nguyễn Ngọc Hải Đường, Tổng Giám đốc Chợ Tốt cho biết ngành đồ ăn, thực phẩm đã có thời gian chạy thử nghiệm trên trang này, dự định ra mắt trong tháng 6 năm nay. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, nền tảng này đã đẩy nhanh tiến độ để giới thiệu chuyên mục ăn uống ngay trong giữa tháng 4 để hỗ trợ những nhà hàng, quán ăn kịp thời.
Sự ra đời chuyên mục mới của Chợ Tốt giai đoạn này rõ ràng bắt được xu hướng tăng cường mua bán online của người dân, đồng thời giúp được các quán ăn nhỏ lẻ có đầu ra dễ hơn.
Các cửa hàng, quán ăn lên nền tảng này không chịu phí đăng tin, không phải trả chiết khấu, rất hữu ích cho những quán nhỏ vì không phải bỏ số tiền ban đầu.
Các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng cũng gần như ngay lập tức được đăng tin bán sản phẩm của họ lên Chợ Tốt mà không cần chờ được duyệt khi muốn lên các ứng dụng giao nhận.
Dĩ nhiên các ứng dụng giao đồ ăn như Grab, Now sẽ giúp quán ăn quản lý dòng tiền, quán ăn chỉ tập trung chuẩn bị đồ ăn, hàng hoá mà không phải lo vấn đề giao hàng hay thu tiền từ khách.
Thời gian đầu, Chợ Tốt kết hợp với Unilever Food Solutions (UFS) để hỗ trợ các nhà bán hàng. Phía UFS cho biết đã phát triển các công cụ và tài liệu để hỗ trợ cho đầu bếp và doanh nghiệp bán thực phẩm, chẳng hạn các bí quyết về vệ sinh an toàn thực phẩm, vận hành bếp giai đoạn dịch, xu hướng giao thức ăn tận nơi, xây dựng món ăn tăng sức đề kháng hay kiến thức chụp ảnh món ăn.
Chợ Tốt cho biết, có khoảng 1.000 nhà hàng, quán ăn tại TP.HCM đăng bán trong giai đoạn cuối tháng 4 và đầu tháng 5.
Hỗ trợ phí mặt bằng, tăng khuyến mãi kích cầu
Trong giai đoạn này, các nhà hàng quán ăn phải đóng cửa nhưng vẫn phải trả chi phí mặt bằng và một phần lương nhân viên.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân cho hay đang tiếp xúc với một số nhà hàng, quán ăn để có thể hỗ trợ một phần chi phí mặt bằng cho các đối tác của công ty. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng đối tác và phụ thuộc doanh thu của họ mà Grab đưa ra mức hỗ trợ phù hợp.
“Chúng tôi không đưa ra một mức hỗ trợ cố định dành cho các đối tác nhà hàng vì quy mô, hoạt động kinh doanh và chi phí mặt bằng của mỗi đối tác là khác nhau. Với những đối tác đủ điều kiện để hỗ trợ, Grab sẽ làm việc để hiểu rõ về những khó khăn tài chính của đối tác, ví dụ là hiểu rõ doanh thu đang ở mức nào, từ đó chúng tôi có chính sách hỗ trợ phù hợp cho từng đối tác đang thực sự cần”, bà Vân cho biết.
Ngoài ra, phía Grab đang hỗ trợ cho khoảng 500 đối tác nhà hàng dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội và TP.HCM thông qua việc thực hiện quảng cáo, khuyến mãi, tăng nhận diện truyền thông để thu hút thêm khách hàng, từ đó có thể tăng doanh thu cho nhà hàng.
Grab áp dụng chương trình miễn phí giao hàng cho một số đơn hàng GrabFood tại Hà Nội và TP.HCM. Toàn bộ chi phí khuyến mại này không ảnh hưởng đến thu nhập của đối tác tài xế.
Tương tự, phía Now cũng kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ các nhà bán hàng bằng các chương trình như miễn phí vận chuyển trong 5km; miễn phí vận chuyển khi thanh toán qua ví điện tử liên kết; cùng các chương trình giảm giá 50%, mua 1 tặng 1, đồng giá 10.000 đồng… kết hợp với các đối tác.
Hải Đăng
Người dùng Hà Nội đã có thể dùng dịch vụ "đi chợ thuê" trên Grab
Có nhu cầu đi chợ nhưng lại không muốn ra khỏi nhà trong mùa dịch COVID-19, người dùng Hà Nội hiện đã có thể giải quyết vấn đề này thông qua dịch vụ GrabMart trên Grab.
Grab dành 70 tỷ đồng hỗ trợ tài xế, nhà hàng, cộng đồng chống dịch COVID-19 Tài xế Grab không đeo khẩu trang sẽ bị ngưng truy cập tài khoản Grab thử nghiệm GrabMart tại TP.HCM
Sau TP.HCM, Grab đã chính thức triển khai dịch vụ GrabMart cho người dùng tại Hà Nội. Dịch vụ GrabMart cho phép người dùng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị.
Người dùng Hà Nội đã có thể sử dụng dịch vụ GrabMart
Cùng với GrabMart, Grab cũng triển khai hàng loạt dịch vụ mới để hỗ trợ người dùng Việt ứng phó với dịch COVID-19.
Cụ thể, Grab đã triển khai dịch vụ mua giúp hàng hóa GrabAssistant. Dịch vụ này cho phép người dùng đặt mua một số sản phẩm, vật dụng tại các cửa hàng không liên kết với GrabMart thông qua giải pháp giao nhận của Grab.
Còn với dịch vụ GrabFood mà nhiều người đang sử dụng, Grab bổ sung tính năng "đơn hàng hẹn trước". Từ ngày 01/04/2020, người dùng GrabFood tại Hà Nội và TP.HCM có thể đặt trước món ăn đến 48 tiếng đồng hồ tại các nhà hàng, quán ăn có hiển thị lựa chọn Đặt trước (Schedule). 30 phút trước giờ giao, hệ thống trên ứng dụng sẽ tự động dò tìm tài xế để thực hiện đơn hàng.
Trong quá trình đặt món, người dùng có thể tùy chọn thay đổi thời gian giao hàng, tuy nhiên không thể hủy đơn hàng sau khi nhà hàng hoặc tài xế đã xác nhận đặt món.
GrabFood ra mắt tính năng "Đơn hàng hẹn trước" cho phép người dùng hẹn giờ giao món trước đến 48 tiếng đồng hồ.
Tính năng "đơn hàng hẹn trước" tại GrabFood sẽ có mặt tại Đà Nẵng từ ngày 15/4 và sau đó tiếp tục mở rộng đến các tỉnh, thành khác.
Cuối cùng, để đáp ứng nhu cầu ăn uống, giao nhận tăng cao trong mùa dịch COVID-19 của khách hàng, Grab mới đây đã bổ sung 2 gói tiết kiệm bao gồm mã GrabFood và GrabExpress với mức giá ưu đãi.
Cụ thể, khách hàng có thể lựa chọn 01 trong 02 gói: Gói "độc thân" - 80.000đ/14 ngày và Gói "gia đình" - 120.000đ/14 ngày tùy theo nhu cầu sử dụng.
Các gói tiết kiệm có thể được thanh toán dễ dàng thông qua ví Moca trên ứng dụng Grab, nâng cao tính an toàn khi tiêu dùng mùa dịch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của việc thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
Thùy An
Tài xế thời virus corona: Không mặn mà nhận đơn, chấp nhận thu nhập giảm vì sợ dịch Nhiến nhiều tài xế giao hàng thờ ơ, tắt ứng dụng không nhận đơn hàng khiến doanh thu tại nhiều nhà hàng giảm sút, giữa ảnh hưởng ngày càng phức tạp của dịch corona virus. Tài xế tắt ứng dụng, hạn chế nhận đơn hàng chấp nhận thu nhập giảm "Lo sợ virus corona nên tôi đã tắt app giao hàng hơn 1...