Sau cú sốc tình cảm, nam thanh niên nổi mảng đỏ bong tróc khắp người
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân có tình trạng vảy nến bùng phát toàn cơ thể rất mạnh. Tâm lý chán nản, buồn bã sau chia tay chính là nguyên nhân làm “khởi động” bệnh.
Nam bệnh nhân 19 tuổi (Hà Nội) đến khám tại Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng xuất hiện rất nhiều mảng đỏ trên da, bong vảy khô màu trắng. Chàng trai chia sẻ, các mảng bong tróc này đã xuất hiện cách đó hơn 1 tháng, khởi điểm ở trên đầu, sau đó lan dần xuống vùng đầu gối, khuỷu tay rồi lan rộng ra toàn thân.
Bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới, người trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân cho biết, người này mắc bệnh vảy nến, đang có tình trạng vảy nến bùng phát toàn cơ thể rất mạnh.
Bác sĩ Đào Hữu Ghi, Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ về ca bệnh – Ảnh: N.Liên
Đây là một bệnh da mạn tính thường gặp. Cơ chế bệnh sinh của vảy nến đến nay vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene (nhiễm gene bệnh, đột biến gene) và rối loạn miễn dịch trong cơ thể.
Điểm đặc biệt của bệnh vảy nến là sẽ khởi phát hoặc tăng nặng khi có các điều kiện tác động. Những yếu tố này bao gồm: vấn đề về tâm thần – thần kinh (do căng thẳng, buồn bã quá mức,…), nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc chứa thành phần corticoid),…
Với trường hợp nam bệnh nhân 19 tuổi, sau khi loại trừ yếu tố về nhiễm trùng qua các xét nghiệm và tiền sử sử dụng thuốc gần đây, bác sĩ Ghi nghĩ nhiều đến yếu tố tâm thần – thần kinh.
Qua khai thác, chàng trai chia sẻ cách đây hơn 1 tháng chia tay bạn gái, bởi vậy mà tâm lý chán nản, thường trằn trọc suy nghĩ.
“Đây chính là nguyên nhân làm “khởi động” gene bệnh, khiến bệnh nhân bùng phát vảy nến”, bác sĩ Ghi nhấn mạnh.
Theo Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian gần đây, đơn vị tiếp nhận rất nhiều ca bệnh vảy nến, trong đó tỷ lệ người phát bệnh do yếu tố do tâm lý tăng lên đáng kể. Nhiều người vì vấn đề tình cảm, một số người khác do mâu thuẫn trong gia đình, căng thẳng vì vấn đề kinh tế,…
Video đang HOT
Đến nay, thế giới chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng.
Một bệnh nhân mắc vảy nến – Hình minh họa: advanceer.com
Bác sĩ Ghi cho biết, thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị toàn thân, tại chỗ bằng nhiều phương pháp, tùy theo thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bệnh. Bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc bôi, chiếu UV, dùng các thuốc chế phẩm sinh học,…
Song song, bác sĩ sẽ tìm cách “loại bỏ” yếu tố thuận lợi gây bùng phát và tăng nặng bệnh. Nếu liên quan đến yếu tố nhiễm trùng, bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Nếu do yếu tố tâm lý, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý, giúp người bệnh cởi bỏ lo lắng, áp lực. Một số trường hợp có thể phải dùng tới thuốc an thần liều nhẹ để tránh bệnh tăng nặng hơn.
“Khi không còn các điều kiện thuận lợi nói trên, bệnh vảy nến sẽ nhanh khỏi hơn và ổn định được trong thời gian dài”, bác sĩ Ghi thông tin.
Nam bác sĩ khuyến cáo người dân cần đi khám sớm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường về da liễu, tránh để lâu có thể khiến bệnh nặng hơn, phát sinh nhiều biến chứng.
Trong trường hợp đã được xác định có bệnh vảy nến, nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tìm cách giảm tải các yếu tố stress để tránh việc bệnh bùng phát và nặng lên. Ngoài ra, người bệnh vảy nến cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, tránh ăn quá nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia, đặc biệt là tránh tự ý dùng các loại thuốc.
Bác sĩ 'nói thẳng mặt' nữ bệnh nhân xinh đẹp vì lý do không thể chấp nhận
Bị nhiễm HIV và sùi mào gà nhưng nữ nhân viên xinh đẹp không dám nói với bồ vì sợ "bị bỏ" trong khi anh chồng hờ mỗi lần quan hệ đều... không "mặc áo mưa".
Bác sĩ 'nói thẳng mặt' nữ bệnh nhân xinh đẹp vì lý do không thể chấp nhận (ảnh minh họa)
Chia sẻ với phóng viên, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Đào Hữu Ghi, Khoa Điều trị Bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng gia tăng. Qua số liệu tổng hợp tại Bệnh viện cho thấy, số bệnh nhân đến viện do mắc các bệnh này năm sau luôn cao hơn năm trước.
Trong đó, đáng lưu ý là số lượng bệnh nhân mắc sùi mào gà. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện phải đốt lazer tới 30- 40 ca sùi mào gà. Khi đến viện, tuỳ tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị. Nếu đến sớm, bệnh chưa lan ra nhiều, tổn thương sùi gọn có chân cộng với chuyên môn đốt của bác sĩ thì sẽ nhanh khỏi hơn.
Bệnh sùi mào gà
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không biết dứt ra chảy máu khiến bệnh lây lan ra xung quanh.
"Nhiều bệnh nhân sùi mào gà to như củ khoai hay "nở" bung như súp lơ choán hết bộ phận sinh dục, hậu môn. Đây là những trường hợp mà chuyên môn gọi là mắc sùi mào gà khổng lồ hay sùi mào gà phì đại.
Trường hợp này hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch (người nhiễm HIV). Hoặc sùi mào gà ở phụ nữ có thai thì cũng phát triển mạnh, mọc sâu ở bên trong, rất nhiều", BS Ghi cho hay.
Ông cũng kể lại từng khám cho một nhân viên ngân hàng rất xinh nhưng bị HIV và sùi mào gà. Cô ấy chưa lập gia đình nhưng có bồ. Bồ cô ấy là người có tiền và địa vị muốn lập "phòng nhì". Thỉnh thoảng anh bồ lại ở lại nơi cô nhân viên ngân hàng sinh sống. Họ coi nhau như vợ chồng.
Tôi hỏi bệnh nhân có cho bồ biết tình trạng bệnh không thì cô e dè kể rằng: "nếu bảo chắc người ta bỏ, nhưng bảo dùng bao cao su thì bồ không chịu".
Lý do mà người "chồng hờ" đưa ra là vì rất tin tưởng vào cô gái, cho rằng chung sống như vợ chồng thì không có lý do gì để "phòng vệ".
"Tôi phải nói thẳng với cô ấy, cứ quan hệ như thế là chết. Vì bệnh sẽ lây từ người này sang người khác. Từ bệnh nhân sang người đàn ông rồi sang vợ cuả ông ấy", BS Ghi kể lại.
BS Đào Hữu Ghi thăm khám cho bệnh nhân.
Theo BS Ghi, sùi mào gà (Genital warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp ở nước ta. Bệnh do virut HPV (Human Papillomavirus - hay còn gọi là virut gây u nhú ở người) gây nên. Bệnh lây chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, virut này cũng có thể lây qua một số đường tiếp xúc gián tiếp không qua quan hệ tình dục.
Căn nguyên của bệnh sùi mào gà là virut HPV. Đây là loại virut có ADN và chỉ khu trú ở da và niêm mạc. Triệu chứng bệnh ban đầu xuất hiện những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục người bệnh. Những mụn nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ. Lúc này bộ phận sinh dục thường bị ngứa và gây khó chịu đặc biệt chảy máu khi quan hệ tình dục.
Nếu nữ giới mắc sùi mào gà thường phát triển ở vùng âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung thì ở nam giới hay gặp ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.
Các chuyên gia da liễu cũng nhấn mạnh, sùi mào gà là bệnh do virut, nên không chữa khỏi, điều này đòi hỏi bệnh nhân bị sùi lên là đốt và tăng sức đề kháng. "Khi sức khoẻ tốt lên, hệ miễn dịch được nâng cao thì cơ thể đào thải dần virut. Đáng lưu ý, sùi mào gà gây nguy cơ ung thư nếu để lâu", BS Ghi cảnh báo.
Bệnh thường lây từ đối tác tình dục nếu không tầm soát thì gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Do đó, việc chữa trị đòi hỏi cả hai vợ chồng (bạn tình) hợp tác để ngăn ngừa lây lan.
Điều BS Ghi lo ngại hiện nay là không cấm được việc thanh niên quan hệ tình dục nhưng sai lầm lớn nhất của lớp trẻ là không hiểu hết về bệnh, về đường truyền do đó bệnh nhân ngày càng tăng.
"Virut gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây lan, đặc biệt là qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, vì vậy muốn phòng bệnh, người dân cần quan hệ tình dục an toàn.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bị bệnh. Thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh hiệu quả, an toàn tuyệt đối. Khi có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời", BS Ghi nhấn mạnh.
Vảy nến thai kỳ có nguy hiểm? Tôi mang thai tháng thứ 6, xuất hiện vảy bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da, da khô và ngứa rất khó chịu. Triệu chứng này có nguy hiểm không, chăm sóc thế nào? (Ngọc). Trả lời: Vảy nến là bệnh lý da dạng mạn tính, tiến triển theo từng đợt, tồn tại dai dẳng suốt đời. Bệnh không chữa khỏi hoàn...