Sáu cách giúp con thích đọc tiếng Anh
Cô Moon Nguyen chia sẻ cách giúp hai con có thể ngồi đọc sách ba buổi trong những ngày nghỉ phòng Covid-19 mà không biết chán.
Để con yêu thích và có thể tự đọc tiếng Anh về sau này, đầu tiên bố mẹ cần đầu tư thời gian đọc tiếng Anh cùng con. Khi đó, bố mẹ có thể cùng con giải thích những từ khó và hướng dẫn cách đọc, tư duy để hiểu câu chuyện. Điều này cũng tăng cường sự gắn bó với nhau. Dưới đây là 6 kinh nghiệm mình đã áp dụng tương đối thành công giúp con yêu sách.
1. Để con tự chọn sách
Khi chọn cuốn sách muốn đọc, con chắc chắn sẽ hào hứng hơn. Tuy còn nhỏ, việc trao quyền tự chủ cho con là cần thiết, giúp chúng trở nên tự tin hơn. Nhà mình có thói quen ra hiệu sách để con chọn sách, bao giờ con đọc xong thì lại đi mua sách mới. Với những cuốn có nhiều tập như Diary of a Wimpy Kid, sau khi mua vài tập và thấy con muốn đọc, mình có thể đặt hàng online để tiết kiệm thời gian.
2. Thiết lập thời gian và không gian cố định để đọc sách
Việc thiết lập thời gian cố định khá quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc sách cho con. Ví dụ, bố mẹ có thể đọc sách cho con trước khi đi ngủ và chọn một không gian cố định để đọc. Bình thường, khi phải đi học, con thường đọc sách sau khi làm xong bài tập. Đợt nghỉ dịch này, chúng đọc sách cả sáng, chiều và tối, nên lượng đọc cũng tương đối lớn.
Ảnh: Shutterstock.
3. Giúp con tăng cường hiểu nghĩa của câu chuyện
Bố mẹ không giỏi tiếng Anh có thể sử dụng audio đọc mẫu và cùng con tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Những bố mẹ tiếng Anh đã tốt có thể đọc cho con nghe, lưu ý dùng ngữ điệu khi đọc để lời các nhân vật trở nên sinh động, tránh giọng đều đều. Điều quan trọng là trong quá trình đọc, bố mẹ nên hỏi con một số câu để xem chúng có hiểu không, và giải thích nếu cần thiết. Khi đọc sách có tranh, bố mẹ có thể dùng tranh để con phán đoán câu chuyện, hoặc đoán từ mới dựa trên ngữ cảnh.
4. Vừa đọc vừa chỉ vào chữ cho các bé chưa biết nhiều chữ
Video đang HOT
Trẻ nhỏ chưa biết đọc sẽ không hiểu mối liên hệ giữa “tiếng” và “chữ”. Việc đọc cho con những mẩu sách đơn giản, vừa chỉ tay vào chữ vừa đọc cũng giúp con hiểu rằng chữ và tiếng có liên hệ, và dần nhận biết mặt chữ tốt hơn. Nếu chữ đó thường xuyên lặp lại trong bài, bố mẹ có thể đôi khi dừng lại và để con “thử” tự đọc chữ đó xem sao.
5. Giúp con liên hệ những gì đã đọc với thực tế
Ví dụ trong mẩu truyện mình đọc cho con về “ cleaning up”, mình có thể giúp con liên hệ với bản thân con đã “clean up” (dọn dẹp) sau khi chơi đồ chơi chưa và có nên làm như vậy không.
6. Chuyển sang các loại sách mới
Khi mới đọc sách, quan trọng nhất là hứng thú nên bố mẹ cần lựa chọn những loại mà con thích. Về sau này, dần dần có thể hướng con đọc những loại sách “hàn lâm” hơn như khoa học, lịch sử, danh nhân. Khi chuyển đổi loại sách, mặc dù con có khả năng đọc tốt rồi, bố mẹ vẫn dành thời gian ngồi đọc, đồng hành cùng con.
Tiếng Anh là ngoại ngữ với trẻ, việc đọc mà không hiểu là rất bình thường. Do đó, nếu bố mẹ ngồi đọc và giảng giải trong thời gian đủ lâu, các con sẽ dần tò mò và ưa thích những loại sách mới này. Đây là tiền đề giúp chúng tự đọc về sau.
Moon Nguyen
Tám phương pháp tăng tốc độ đọc tiếng Anh
Ghi nhớ những từ vựng phổ biến hoặc đọc lướt trước khi đọc toàn bộ văn bản giúp cải thiện tốc độ đọc tiếng Anh.
1. Học từ vựng phổ biến
Nguyên tắc là càng biết nhiều từ vựng, việc đọc sẽ càng nhanh chóng. Vì vậy, trước khi muốn nâng cao tốc độ đọc sách tiếng Anh, bạn cần trau dồi vốn từ vựng của bản thân. Hãy tìm mua hoặc tải xuống ứng dụng học từ mới Flashcard và hình thành thói quen học từ mới mỗi ngày.
Bên cạnh học từ vựng, bạn nên tìm hiểu ý nghĩa của các giới từ và của những cụm tính từ đi với giới từ phổ biến, hoặc quy tắc ngữ pháp cơ bản để không mất thời gian tra cứu nội dung này.
2. Hãy tập trung
Đọc nhanh hiểu sâu đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn phải tìm vị trí đọc sách giảm thiểu tối đa tiếng ồn hoặc sự phiền nhiễu làm gián đoạn quá trình đọc. Trong khi đọc, hết sức tập trung suy nghĩ vào văn bản, tránh để suy nghĩ đi lang thang, đọc mà không chú ý đến nội dung.
3. Đọc to
Trong những trường hợp khác, đọc to không phải phương pháp được khuyến khích nhưng nếu để luyện khả năng đọc nhanh, đây lại là ý tưởng hữu ích. Bạn sẽ dễ thẩm thấu nội dung văn bản khi nghe bằng tai hơn là đọc bằng mắt. Điều này cũng giúp bạn học từ mới dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ngoài việc nhìn thấy từ mới, bạn có cơ hội nghe từ đó và thực hành phát âm nó, tạo cảm giác đang đọc nội dung trôi chảy, thúc đẩy bạn tiếp tục tìm hiểu văn bản. Việc đọc trôi chảy cũng xúc tiến tốc độ đọc của mỗi cá nhân. Dần dần khi đã hình thành kỹ năng và tốc độ đọc, bạn có thể chuyển sang đọc nhỏ giọng hoặc đọc bằng mắt.
4. Đọc lướt văn bản
Xem đoạn giới thiệu trước khi xem phim sẽ cho bạn cái nhìn sơ lược về nội dung và khả năng đánh giá bộ phim này liệu có phù hợp với bạn hay không. Tương tự như vậy, đọc lướt trước khi đọc nghiêm túc sẽ giúp bạn phác họa những nét cơ bản về nội dung văn bản.
Trước khi đọc văn bản bất kỳ, hãy quét nhanh từ đầu đến cuối, chú ý tiêu đề chính, tiêu đề phụ, hoặc thông tin được làm nổi bật so với thông thường, như chữ in đậm, phông chữ cách điệu.
Nếu văn bản có mục lục hoặc sách có phần giới thiệu phía sau bìa, đừng quên đọc nó trước khi tìm hiểu toàn bộ nội dung và xem xét bất kỳ hình ảnh, đồ thị có sẵn. Sau cùng, hãy thử đoán cách tác giả xây dựng kết cấu văn bản, chẳng hạn kết cấu theo trình tự thời gian.
Ảnh: Study USA.
5. Lập chiến lược đọc
Xây dựng chiến lược trước khi đọc sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách bạn thẩm thấu nội dung tác phẩm. Đầu tiên, hãy nghĩ về mục tiêu của bạn bằng câu hỏi: "Tôi muốn học được gì sau khi đọc xong tài liệu này?" và ghi trước ra giấy một số câu hỏi về nội dung văn bản bạn phải tìm kiếm.
Sau đó, xác định mục đích của tác giả khi viết văn bản dựa trên lần đọc lướt của bạn. Chẳng hạn, mục tiêu của tác giả là khái quát toàn bộ lịch sử La Mã cổ đại trong khi bạn chỉ muốn tìm hiểu vai trò của phụ nữ trong chính trị thời La Mã cổ đại. Nếu mục tiêu thấp hơn phạm vi biểu đạt của văn bản, bạn có thể chỉ tìm và đọc nội dung quan tâm.
6. Đọc quét văn bản
Không giống như đọc lướt, khi đọc quét, bạn chỉ tìm thông tin cụ thể mà không nhất thiết phải đọc cả bài. Phương pháp đọc này đặc biệt hữu ích khi bạn cần trả lời những câu hỏi đọc hiểu.
Lấy ví dụ bạn đang đọc một văn bản sinh học về vòng đời của con ếch. Nếu phải trả lời câu hỏi "Chế độ ăn uống của nòng nọc là gì?", bạn có thể đọc quét để tìm những từ khóa có liên quan đến câu hỏi như "tadpole" (nòng nọc), "diet" (chế độ ăn uống), "eat" (ăn), "food" (thức ăn).
7. Luyện đọc chủ động
Đọc chủ động bằng ngôn ngữ mẹ đẻ rất dễ dàng nhưng với tiếng Anh bạn có thể rơi vào việc đọc thụ động, có nghĩa chỉ nhìn vào từng từ, từng chữ trong văn bản mà không khái quát được ý nghĩa cụ thể. Cách tiếp cận này khiến bạn lãng phí thời gian vào những từ không quan trọng và ngăn bạn tìm ra ý nghĩa cho nội dung đã đọc.
Thay vào đó, hãy xác định các từ khóa quan trọng nhất trong một câu hoặc một đoạn văn bản. Bạn cần phân biệt câu chủ đề, câu có ý nghĩa bổ sung, giải thích cho câu chủ đề. Trong quá trình đọc, nếu gặp một từ mới, bạn không nhất thiết phải dừng lại để tra cứu nghĩa của từ vì điều quan trọng là nắm bắt ý nghĩa của cả câu hoặc đoạn. Bạn nên tra cứu khi từ mới đó xuất hiện nhiều lần trong một đoạn.
8. Hẹn giờ
Nếu muốn cải thiện tốc độ đọc, bạn hãy sử dụng đồng hồ hẹn giờ để kiểm tra số lượng từ hoặc trang bạn có thể đọc mỗi phút. Hãy liên tục đặt hẹn giờ để theo dõi tiến trình học của bạn và dừng lại cho đến khi hài lòng với khả năng của mình.
Tú Anh
Theo Study USA, Mental Floss/VNE
Cách rèn kỹ năng đọc, viết tiếng Anh ThS Nguyễn Thị Ân - Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ, Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương - khi tham luận tại 1 hội thảo tổ chức mới đây, đã chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, giúp sinh viên Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương rèn luyện kỹ năng đọc và viết tiếng Anh hiệu quả. Ảnh minh họa/internet Cách rèn...