Sau bán vốn cho đối tác Hàn Quốc, BIDV chính thức được áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Quyết định số 2505/QĐ-NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) triển khai áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 1/12/2019, trước thời hạn hiệu lực của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Thêm BIDV được công nhận đạt chuẩn Basel II trước thời hạn.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Cùng với các ngân hàng: Vietcombank, OCB, VIB, MBBank, VPBank, Techcombank, TPBank, ACB, MSB, HDBank, Shinhan Bank, Viet Capital Bank, SeABank, VietBank, LienVietPostBank, Nam A Bank, BIDV là ngân hàng thứ 17 trong nước được phép áp dụng chuẩn Basel II.
Được biết, BIDV là 1 trong 10 ngân hàng thương mại được NHNN Việt Nam lựa chọn triển khai thí điểm Basel II. Từ năm 2015, BIDV đã thuê tư vấn phân tích chênh lệch và xây dựng Lộ trình triển khai Basel.
Video đang HOT
Cũng theo đại diện BIDV, trong suốt giai đoạn từ 2015 đến 2019, BIDV đã đồng loạt tổ chức triển khai các dự án nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn Basel bao gồm: các dự án về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel; các dự án về hệ thống khung quản trị và kho dữ liệu; các dự án về phương pháp luận quản lý các loại rủi ro trọng yếu; dự án về giải pháp đo lường, quản lý các loại rủi ro trọng yếu; nâng cao năng lực kiểm toán theo chuẩn mực Basel.
Mới đây, ngày 6/11/2019, trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV. Giao dịch mang dấu ấn lịch sử trong quá trình hoạt động đã đưa BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đại diện BIDV khẳng định cùng với việc tăng vốn, việc được NHNN công nhận hoàn thành sớm Basel II sẽ là tiền để để BIDV tiếp tục hội nhập, phát triển, đáp ứng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance.vn
Các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn
Trước áp lực huy động để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, trong năm 2019, nhiều doanh nghiệp đã liên tục phát hành trái phiếu ra công chúng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Ảnh minh họa:TTXVN
Trước áp lực huy động để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, trong năm 2019, nhiều doanh nghiệp đã liên tục phát hành trái phiếu ra công chúng, thay vì tiếp cận qua hệ thống các tổ chức tín dụng như truyền thống trước đây.
Theo báo cáo thị trường tài chính tiền tệ do Công ty Chứng khoán SSI công bố ngày 9/12, sau tháng 10 chững lại, tháng 11 các ngân hàng thương mại lại đẩy mạnh phát hành trái phiếu với 14.149 tỷ đồng trái phiếu mới, đưa số lũy kế phát hành của các ngân hàng thương mại trong 11 tháng lên mức 94.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 45,5% trong các nhóm ngành tham gia phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Riêng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đã phát hành 8.618 tỷ đồng; trong đó có 2.800 tỷ đồng là trái phiếu phát hành ra công chúng. Đây là đợt phát hành ra công chúng lần thứ 2 của ngân hàng này sau đợt phát hành 3.000 tỷ đồng vào tháng 9/2019.
Từ đầu năm đến nay, BIDV đã phát hành tổng cộng 12.817 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 10 năm và đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng này, toàn bộ đều có lãi suất thả nổi với biên độ cộng thêm từ 1,1- 1,4%/năm so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng.
Ngoài BIDV, trong tháng qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) cũng phát hành thêm 80 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm để tăng vốn cấp 2. Các ngân hàng còn lại gồm VPB, VIB, LPB, SHB, HDB, Seabank chỉ phát hành các kỳ hạn 2-3 năm với lãi suất cố định 6,3 - 7%/năm.
Theo SSI, trong tháng 11/2019 đã có 24.199 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, đưa tổng lượng phát hành 11 tháng qua là 206.680 tỷ đồng, bao gồm cả phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Con số này chưa bao gồm các các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm 2019, do chưa được công bố chi tiết.
Tuy nhiên, căn cứ dữ liệu tổng hợp kết quả phát hành riêng lẻ lũy kế 10 tháng của HNX, SSI ước tính lượng phát hành riêng lẻ 3 tháng đầu năm 2019 là khoảng 30.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp thực tế phát hành 11 tháng là khoảng 237.000 tỷ đồng, cao hơn 5,8% so với tổng lượng phát hành trong cả năm 2018.
Thống kê của SSI cho biết, kỳ hạn và lãi suất bình quân toàn thị trường là 3,71 năm và 8,7%/năm; trong đó, nhóm có kỳ hạn dài nhất là nhóm phát triển hạ tầng (5,14 năm). Nhóm bất động sản có lãi suất bình quân 10,24%, cao hơn hẳn các nhóm ngân hàng, định chế tài chính, phát triển hạ tầng nhưng vẫn thấp hơn nhóm các doanh nghiệp khác (10,49%) do ảnh hưởng của lô phát hành 1.402 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm, lãi suất 20%/năm của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Hồng Hoàng.
Trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài mua 100 tỷ đồng trái phiếu 12 tháng của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam và hơn 456 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 4 năm của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai. Tổng lượng mua sơ cấp của nhà đầu tư nước ngoài trong 11 tháng đầu năm 2019 là gần 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 7% khối lượng phát hành.
Về phía các doanh nghiệp bất động sản, trong tháng 11, các doanh nghiệp này đã phát hành 6.952 tỷ đồng, tính chung 11 tháng năm 2019 là 71.312 tỷ đồng, chiếm 34,5% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Lô phát hành lớn nhất trong tháng là 2.029 tỷ đồng của Công ty cổ phần Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng với kỳ hạn 12 tháng và do một định chế tài chính mua toàn bộ.
Các lô phát hành trái phiếu bất động sản lớn khác gồm: 1.500 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của Công ty cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng; 1.135 tỷ đồng trái phiếu 18 tháng của Công ty cổ phần Veracity- chủ đầu tư dự án Summit Building (Hà Nội).../.
Theo H.Chung/TTXVN
BIDV "nới lỏng nút thắt" của thông tư 22 nhờ lượng tiền mặt từ KEB Hana Bank? Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó, tuy nhiên khả năng đạt chuẩn Basel II sẽ giúp Ngân hàng tránh được khía cạnh tiêu cực nhất... BIDV "nới lỏng nút thắt" nhờ lượng tiền mặt từ KEB Hana Bank. Ảnh: Baodautu. Ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ...