Sáu bài toán cho ‘tư lệnh’ ngành giáo dục
Văn phòng Quốc hội vừa có thông báo yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận thời gian tới gấp rút giải 6 “bài toán” đã hứa.
Ảnh minh họa.
Văn phòng Quốc hội vừa có thông báo số 597 truyền đạt kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16. Trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận thời gian tới gấp rút giải 6 “bài toán” đã hứa gồm:
Một là, Bộ GD – ĐT khẩn trương hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta.
Hai là, tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông, bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử.
Ba là, tổng kết công tác đào tạo sư phạm và mạng lưới đào tạo ngành sư phạm trong cả nước, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kịp thời chấn chỉnh, hạn chế tình trạng thừa giáo viên khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay.
Video đang HOT
Bốn là, tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở GD- ĐT và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vấn đề này.
Năm là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính; gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, các địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của ngành giáo dục.
Cuối cùng cần phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng tổ chức việc giảng dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực hơn nữa cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ trưởng có chương trình, kế hoạch, biện pháp thiết thực để thực hiện những vấn đề đã hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước.
Theo VietNamNet
Thủ tướng khai giảng năm học mới tại TPHCM
Tại lễ khai giảng của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) sáng nay 4/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gửi gắm nhiều lời chia sẻ, động viên đến thầy trò của ngôi trường 85 năm tuổi nhân dịp năm học mới 2012 - 2013.
Cùng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và nhiều lãnh đạo TPHCM tham dự lễ khai giảng năm học mới của ngôi trường Lê Hồng Phong giàu truyền thống.
Trong lễ khai giảng, Thủ tướng dành lời khen ngợi những kết quả ngành giáo dục đạt được trong thời gian qua, đội ngũ nhà giáo cùng cán bộ quản lý đang không ngừng áp dụng các phương pháp giảng dạy ngày càng tiến bộ. Ngày càng nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc gia quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều lãnh đạo dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM. (Ảnh: Hoài Nam)
"Đây là thành tựu chung có sự đóng góp tích cực của mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, mỗi em HS của từng trường học, từng cơ sở giáo dục đào tạo cũng như sự quan tâm chăm lo của các bậc phụ huynh, của mỗi gia đình, dòng họ và toàn xã hội. Trong đó có TPHCM và trường THPT chuyên Lê Hồng Phong", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Về những nhiệm vụ trong năm học mới 2012 - 2013, Thủ tướng lưu ý, ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp dạy và học chữ gắn với dạy làm người quan tâm rèn luyện kỹ năng tự học, tinh thần tự lập, tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy trong học tập, tạo thói quen nghiên cứu, ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho HS.
Thủ tướng gửi lời chúc mừng đến thầy trò cả nước nhân dịp năm mới 2012 - 2013. (Ảnh: Hoài Nam)
Đồng thời đội ngũ nhà giáo cần nâng cao khả năng ngoại ngữ, tin học và định hướng nghề nghiệp cho HS để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực và nhân tài cho đất nước.
Đối với Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và các trường chuyên trong cả nước, Thủ tướng lưu ý, cùng với mục tiêu phấn đấu có nhiều HS đoạt giải quốc gia, quốc tế, các trường phải phát huy vai trò trong việc phát hiện và đào tạo nhân lực có chất lượng cao, HS của trường không chỉ giỏi các môn học chuyên mà cần giỏi về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh hóa, môi trường...
Trong đó, Trường THPT Lê Hồng Phong với bề dày truyền thống và vai trò của mình phải đi đầu trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học.
Tiếng trống khai trường của Thủ tướng dành cho thầy trò Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. (Ảnh: Hoài Nam)
Học trò tại ngôi trường 85 năm tuổi chính thức bước vào năm học mới. (Ảnh: Hoài Nam)
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM, tiền thân là Trường Trung học Petrus Ký, được thành lập từ năm 1927. Năm học 2011 - 2012, 99,35% HS của trường xếp loại hạnh kiểm tốt, trên 72% HS xếp loại học lực giỏi giành 440 giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HS giỏi thành phố và 42 giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia. Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012, tỷ lệ HS đỗ đại học đạt trên 95%, trong đó có 5 thủ khoa và 14 á khóa, thủ khoa ngành.
Hoài Nam
Theo dân trí
Trường học đầu tiên ở huyện đảo Trường Sa Đó là Trường tiểu học Thị trấn Trường Sa nằm trên đảo Trường Sa lớn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trường học có quy mô gồm 6 phòng học, phòng thư viện, phòng lưu trú cho cán bộ, giáo viên và các công trình phụ phục vụ việc dạy, học theo đúng quy chuẩn của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Viết Thuận...