Sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế
Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và tinh giản biên chế được tỉnh Thái Nguyên xác định là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng được tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội…
Tỉnh Thái Nguyên đã giảm được 1 đầu mối khi sáp nhập Trung tâm Thể dục thể thao với Trung tâm Dịch vụ Thi đấu thế thao thành Trung tâm Huấn luyện và Dịch vụ thi đấu thể thao.
Thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU và Kế hoạch số 79-KH/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế, đến đầu năm 2022, Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả tích cực. Nhiều đầu mối, cấp trung gian đã giảm tối đa, giảm cấp phó và giảm 10% tổng số biên chế.
Cụ thể, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sau khi thực Đề án số 09-ĐA/TU, tỉnh Thái Nguyên đã giảm 35 phòng, chi cục so với thời điểm năm 2016. Số đơn vị trực thuộc UBND tỉnh giản 5/7 đơn vị đầu mối. Số đơn vị trực thuộc các sở và tương đương giảm 63 đầu mối và giảm được 37 đơn vị do UBND cấp huyện quản lý. Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuyển đổi những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước.
Video đang HOT
Sau 6 năm thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi 23 đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự đảm bảo chi thường xuyên, trả lương từ nguồn thu sự nghiệp. Chủ động tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế nên từ năm 2016 đến đầu năm 2022, tỉnh Thái Nguyên đã giảm được 3.126 biên chế (biên chế công chức là 251 người, biên chế sự nghiệp 2.875 người), đạt 10,6% so với kế hoạch đề ra.
Để việc tinh giản biên chế không gây biến động lớn trong các cơ quan, đơn vị và tạo sự đồng thuận trong CBCCVC, tỉnh đã tích cực tuyên truyền, kịp thời bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo các quy định về chế độ, chính sách cho những người thuộc diện dôi dư sau sắp xếp, kiện toàn.
Ngành Y tế đã sáp nhập 5 đơn vị để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Đặc biệt, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với CBCCVC, người lao động do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng thôi việc theo nguyện vọng, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Từ đó, tạo sự thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị khi giải quyết những trường hợp nghỉ công tác hưởng chính sách.
Tiếp đến, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND về quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với CBCCVC, người lao động do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tại các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; người làm việc trong biên chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội có tính đặc thù. Đây là những chính sách hỗ trợ có hiệu quả, góp phần giải quyết chế độ cho đội ngũ CBCCVC, người lao động dôi dư.
Đối với việc quản lý biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, hằng năm, UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện quản lý và sử dụng biên chế theo đúng quy định, giao số lượng biên chế công chức và người làm việc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng số lượng được Bộ Nội vụ thẩm định, thực hiện tinh giản biên chế đạt tỷ lệ theo quy định của Trung ương. Chính số biên chế tinh giản từ năm 2021 trở về trước đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp Thái Nguyên giảm áp lực tinh giản biên chế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Trên cơ sở đó, quỹ biên chế sự nghiệp không phải tinh giản (nhất là đối với biên chế sự nghiệp giáo dục), giúp các địa phương giảm bớt tình trạng quá tải về quy mô trường lớp do thiếu biên chế hiện nay, tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị, tổ chức của tỉnh sau sắp xếp, tinh giản biên chế đều nhanh chóng hoạt động ổn định, bảo đảm thực hiện tốt công tác tham mưu, phục vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, thực thi công vụ trên các lĩnh vực ở địa phương.
Tuy nhiên, việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh còn gặp một số khó khăn, thách thức nhất định. Đó là việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn đối với một số lĩnh vực, một số nhiệm vụ chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của Chính phủ và các bộ, ngành, thiếu cơ sở pháp lý, các quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị sau khi kiện toàn, sắp xếp, sáp nhập…
Do vậy, trong thời gian tới, công tác này sẽ tiếp tục được tỉnh Thái Nguyên thực hiện trên cơ sở đánh giá thực tiễn, tham mưu cơ chế chính sách với Trung ương để việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế có chiều sâu, đúng, trúng yêu cầu phát triển của địa phương.
Sau khi thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU, tỉnh Thái Nguyên đã giảm được 103 đầu mối gồm các phòng, chi cục thuộc sở, ngành và đơn vị đầu mối trực thuộc UBND tỉnh; UBND 9 huyện, thành phố giảm được 37 đơn vị. Toàn tỉnh đã tinh giản được 3.126 biên chế (biên chế công chức là 251 người, biên chế sự nghiệp 2.875 người).
Một dịp trải nghiệm, trưởng thành
Quân khu 2 vừa tổ chức thành công Hội thi cán bộ chính trị giỏi năm 2022. Hội thi là dịp đánh giá thực chất trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ chính trị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu tiến hành hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị.
Điểm ấn tượng là các nội dung tại hội thi năm nay đều được tổ chức dưới hình thức bốc thăm câu hỏi hoặc chia theo mã đề chẵn-lẻ, vì vậy đòi hỏi thí sinh tham gia thi phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện, không thể "học tủ, học lệch". Ngoài ra, ban giám khảo thường xuyên đặt câu hỏi "mở", góp phần định hướng, bổ sung kiến thức, nâng tầm nhận thức, tư duy cho cán bộ tham gia.
Thí sinh thi soạn thảo công văn chỉ đạo trên máy tính.
Đặc biệt, để nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như tiếng đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, tại hội thi năm nay, ban tổ chức bổ sung phần thi trả lời câu hỏi phụ dưới hình thức thí sinh lựa chọn trả lời vấn đáp một số nội dung câu hỏi của ban giám khảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng dân tộc Mông.
Trung tá Bùi Trọng Hiếu, Chính ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh Sơn La cho biết: "Với tôi, nội dung thi trả lời câu hỏi phụ là phần thi khó nhưng cũng rất hữu ích". Sở dĩ như vậy là bởi trên địa bàn Quân khu 2 hiện có đến 34 dân tộc cùng sinh sống; phần lớn chiến sĩ tham gia nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị trong LLVT Quân khu 2 là con em đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc cán bộ biết tiếng đồng bào không chỉ nâng cao chất lượng quản lý, huấn luyện bộ đội, mà còn góp phần triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận.
Theo đánh giá của ban tổ chức, mặc dù phải thực hiện nhiều nhiệm vụ đan xen nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nên cả 6 nội dung của hội thi (nhận thức; soạn thảo văn kiện; viết tự luận; soạn giáo án và bài giảng chính trị; soạn công văn chỉ đạo và thi trả lời câu hỏi phụ), các thí sinh đều phát huy phẩm chất người cán bộ chính trị, mẫu mực trong từng lời nói, việc làm; bình tĩnh, tự tin, quyết tâm giành kết quả cao nhất. Các bài thi cơ bản đều được trình bày đúng, đủ nội dung, nhiều đồng chí phân tích sâu sắc chủ đề, các luận cứ, luận điểm logic, chặt chẽ; xử trí linh hoạt, sáng tạo, đúng quy trình các tình huống, có nhiều ví dụ chứng minh sinh động và liên hệ sát thực tiễn cơ sở.
Thiếu tướng Trần Ngọc Tuấn, Phó chính ủy Quân khu 2, Trưởng ban tổ chức hội thi, khẳng định: "Hội thi không đơn thuần là cuộc so tài thứ bậc, mà là dịp quý giúp cán bộ chính trị các đơn vị trao đổi, học tập kinh nghiệm, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu trong tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT. Hội thi cũng giúp cấp ủy, chỉ huy các cấp đánh giá đúng thực chất đội ngũ, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp bồi dưỡng phù hợp, giúp cán bộ chính trị hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
Tăng cường các giải pháp tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác PCBLGĐ là những giải pháp nhằm tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình ở nước ta. 62,9% phụ nữ từng bị bạo lực gia đình Tại Hội nghị triển khai Chương trình...