‘Sắp thi cuối cấp mà vẫn… chơi chơi, tối nào cũng buồn ngủ’
Đây được xem là thời điểm ‘chạy nước rút’ đối với các học sinh lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 này.
Với Đạt (trái), được theo học ngành mà mình cảm thấy có lợi thế mới thật sự thôi thúc quyết tâm – Ảnh: VT
12 năm ăn học được quyết định trong vài giờ thi khiến học sinh, thầy cô cho đến các bậc phụ huynh đều mang nặng tâm trạng lo toan bởi áp lực học tập căng thẳng.
Áp lực vì không xác định được sở trường, mong muốn của bản thân cùng nỗi ám ảnh thi trượt, ám ảnh từ những lời trách móc của cha mẹ, từ những kỳ vọng của người lớn…, không ít học sinh cuối cấp cũng đã tìm đến các ứng dụng tư vấn cộng đồng để tâm sự, giải tỏa tâm lý cũng như mong nhận được các lời khuyên.
Một học sinh lớp 12 gửi tâm sự về dự án tư vấn – Ảnh: H.G chụp màn hình
Theo Hà Giang – quản trị viên kiêm tư vấn viên của một dự án tư vấn cho giới trẻ đang thu hút 40.000 lượt theo dõi, thời điểm này không những học sinh lớp 12 mà còn có cả học sinh lớp 10 cũng nhắn tin về dự án.
“Qua những tâm sự nhận được, tôi thấy đa phần áp lực đều đến từ việc các học sinh quá đặt nặng chuyện thi cử, hay đôi khi áp lực chỉ vì đến giờ nhưng vẫn không biết bản thân giỏi ngành nào, mong muốn học gì” – Hà Giang chia sẻ.
Chưa xác định được thế mạnh của bản thân khiến nhiều học sinh lớp 12 gặp khó khăn trong việc nộp hồ sơ xét truyền ĐH – Ảnh: H.G chụp màn hình
Là một học sinh giỏi, thế nhưng việc sinh ra trong một gia đình với truyền thống hiếu học “dày cộm” khi cả ba anh chị đi trước đều đỗ ĐH với các ngành ngân hàng, luật và kinh tế khiến áp phải đỗ ĐH cứ “đè nặng” lấy Thúy Hiền (học sinh lớp 12, tỉnh Quảng Trị).
Năm nay, Hiền dự tính nộp hồ sơ vào các trường có đào tạo ngành y khoa, từ ý nguyện trở thành một bác sĩ giỏi. Hiền “ép mình” học đêm học ngày, học từ trường, đến lớp ôn cho tới những đêm sáng đèn đến 3h sáng mới giúp cô an tâm hơn cho kỳ thi sắp tới.
Gia đình không nói ra nhưng mình biết họ kỳ vọng vào mình rất nhiều. Mình cũng rất muốn được kế tục truyền thống này, nhưng không phải lúc nào những nỗ lực sẽ luôn được đền đáp một cách xứng đáng và chưa kể ngành y luôn là ngành có điểm đầu vào cao nhất nhì.
Thúy Hiền tâm sự
Bố mẹ kinh doanh tự do, từ bé đã được định hướng sẵn con đường nối nghiệp nhưng Võ Bá Đạt (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) không đam mê các ngành kinh tế. Đạt nói bản thân sẽ có lợi thế hơn khi theo học các ngành xã hội. Ước mơ của cậu là trở thành một nhà tâm lý học.
Đạt tâm sự, chuyện xung đột với gia đình khi cậu quyết chọn ngành tâm lý học không quá căng thẳng, nhưng việc làm trái ý của mọi người phần nào gây áp lực.
Cách Đạt nỗ lực để chứng minh con đường đi của mình là đúng chính là việc hi sinh các thú vui vốn trước đó ngốn rất nhiều thời gian như chơi game, cà phê cùng bạn bè…
Nó buộc mình phải nỗ lực hơn nữa để chứng minh con đường đã chọn là đúng, không chỉ là 4 năm học tiếp theo mà còn cả sau này, ra trường và lập nghiệp.
Võ Bá Đạt tâm sự
Một lần tụ tập, vui chơi hiếm hoi cùng bạn bè của Vương (thứ ba từ trái sang) trong mùa chạy nước rút – Ảnh: H.T
Phan Vân Vương (học sinh lớp 12 Trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi) dự tính nộp hồ sơ vào các trường có đào tạo ngành sư phạm tiểu học tại TP.HCM. Với Vương, việc đỗ vào ngành sư phạm trong kỳ thi tới như một món quà bất ngờ mà cậu muốn dành tặng cho bố mẹ (làm công nhân – PV).
“Vẫn biết rằng càng quá đặt nặng việc đỗ đạt thì càng áp lực, từ đó ảnh hưởng tới kết quả thi, nhưng mình không biết làm thế nào để thoát ra được điều đó” – Vương thở dài tâm sự.
Từ áp lực chuyện học khiến các học sinh mất tập trung – Ảnh: H.G chụp màn hình
Ngành tâm lý học đang 'hot' nhưng liệu 4-5 năm nữa có bị bão hòa?
Hiện ngành tâm lý học đang là ngành hot, vậy liệu ngành này sẽ bão hòa lao động sau 4-5 năm nữa hay không?
Ảnh minh họa
Theo thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cách đây 20 năm thì khái niệm tâm lý học chưa phát triển, mọi người chưa biết đến nhiều nên ngành này chưa hot. "Nhưng bây giờ thì nó đã phổ biến, nên khi ai gặp vấn đề gì về tâm lý thường tìm đến đội ngũ về tham vấn trị liệu tâm lý. Bên cạnh đó, trong tất cả các lĩnh vực đều cần tâm lý học như trong kinh doanh, giáo dục...".
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Và theo thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, dù ở thời đại nào thì yếu tố tâm lý luôn rất quan trọng, nên các bạn yên tâm khi lựa chọn ngành này.
Thi đại học 9 điểm một môn vẫn trượt: Bố mẹ có trách nhiệm? Các con định hướng sai, chưa được hướng nghiệp rõ ràng. Và đặc biệt là chưa có chiến lược chọn trường, chọn phương thức tuyển sinh phù hợp. Nhiều phụ huynh, học sinh chờ đợi thâu đêm để chờ đến lượt xét tuyển vào trường Đại học Thăng Long do trước đó rất nhiều em điểm cao nhưng không đỗ Đại học. Ảnh:...