Sáp nhập Trường CĐSP Lào Cai vào ĐH Thái Nguyên
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Đại học Thái Nguyên tổ chức tiếp nhận nhân sự, bộ máy tổ chức, tài chính tài sản của Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Sáp nhập Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vốn tiền thân là Trường Trung cấp Sư phạm được thành lập năm 1992 sau khi tái lập tỉnh Lào Cai năm 1991. Trường đạo tạo hệ trung cấp sư phạm 12 2, 9 3 cung cấp giáo viên mầm non, tiểu học cho các trường Mầm non và Tiểu học trong tỉnh Lào Cai.
Từ năm 1997 đến năm 1999, trường liên kết với trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng Văn – Sử và Toán – Lý.
Nhà trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào tháng 10/2000. Tính đến năm 2018, trường có 112 cán bộ, viên chức, trong đó có 5 tiến sĩ; 71 thạc sĩ; 26 cử nhân. Trường có 21 mã ngành đào tạo cao đẳng, 4 mã ngành trung cấp với quy mô gần 2100 sinh viên, học viên; 850 học viên bồi dưỡng ngắn hạn.
Video đang HOT
Sau khi sáp nhập, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai là cơ sở giáo dục đại học công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
Phân hiệu có chức năng đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành ở trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn; nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; hợp tác, liên kết đào tạo trong nước và quốc tế, góp phần phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Giáo viên vi phạm nên bị tước chứng chỉ hành nghề như bác sĩ ?
Ngành giáo và ngành y liên quan đến xã hội rất nhiều, vậy giáo viên vi phạm các quy định nhà giáo cũng nên bị tước chứng chỉ hành nghề giống như với ngành y?
Ông Trịnh Hồng Sơn phát biểu trong hội thảo - HÀ ÁNH
Sáng 29.3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án luật giáo dục (sửa đổi). Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục.
Phát biểu trong hội thảo, bà Nguyễn Thị Minh Khanh, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế TP.HCM, đặt vấn đề: "Ngành giáo và ngành y liên quan đến xã hội rất nhiều. Trong khi ngành y cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc trong ngành và người vi phạm có thể bị tước thẻ hành nghề. Vậy nên chăng giáo viên vi phạm các quy định nhà giáo cũng nên bị tước chứng chỉ hành nghề giống như với ngành y?"
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hoá-xã hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM thì quan tâm đến chính sách tín dụng với người học. Bà Nhung nói: " Trong dự thảo chỉ có chính sách tín dụng với sinh viên sư phạm, còn các sinh viên khác thì sao? Trong khi hiện các trường ĐH thực hiện tự chủ tài chính, học phí rất cao và học phí này đang đổ trên vai người học. Nếu không được tiếp cận chính sách tín dụng này thì người học sẽ rất khó khăn trong thời gian tới khi các trường đồng loạt thực hiện tự chủ".
Không phân biệt được ĐH công lập hay tư thục
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM, đặt vấn đề: "Luật quy định chỉ thành lập trường dân lập với bậc mầm non là chưa ổn vì nói như vậy thì các bậc khác không có? Và cách nói này mâu thuẫn với điều 43 khi nói trung tâm học tập cộng đồng cũng là dân lập".
Theo bà Thảo, hiện nay có nhiều trường ĐH đang tồn tại nhưng không xác định được trường công lập hay dân lập, chưa rạch ròi hẳn công lập hay tư thục. Chẳng hạn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là trường công hay tư, hoặc Trường ĐH Hoa Sen tư thục nhưng vẫn phải có sự đóng góp nhà nước về đất đai...".
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng giáo dục Trung học (Sở GD-ĐT TP.HCM), thì cho rằng cần làm rõ nội dung "thương mại hoá hoạt động giáo dục", khái niệm này quá rộng, ở chỗ này vừa khuyến khích xã hội hoá nhưng lại cấm thương mại hoá thì cần phải cân nhắc điều này.
Luật sư Trương Thị Hòa phát biểu tại hội thảo về luật Giáo dục sửa đổi - HÀ ÁNH
Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm về SGK
Ông Trịnh Hồng Sơn, Hội cựu giáo chức TP.HCM, cho rằng chỉ nên có một bộ SGK và do hội đồng biên soạn thẩm định. Tôi nghe nói TP.HCM sẽ có bộ SKG riêng, nếu TP.HCM có được thì các tỉnh thành khác cũng có và càng thêm lãng phí.
Ông Sơn cho rằng, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã thả lỏng việc in ấn và phát hành SGK. Đúng ra, bộ sách này phải được Bộ GD-ĐT quản lý chặt chẽ và chịu trách nhiệm chính, không nên để NXB Giáo dục độc quyền biên soạn, xuất bản SGK. Bộ này có thể quyết định lựa chọn NXB in ấn phát hành SGK nhưng bộ này phải đứng ra quản lý.
Theo Thanh Niên
Giáo viên cần sẵn sàng đổi mới Là chuyên gia giáo dục sáng tạo của Microsoft, cô giáo trẻ Tô Thị Như Quỳnh đã có những bài giảng tuyệt vời từ tâm huyết và nỗ lực học hỏi, đổi mới. Lớp học kết nối qua công cụ Skype Trải nghiệm thực tế dạy học cũng như khi tham gia nhiều diễn đàn giáo dục lớn, cô giáo đến từ Trường...