Sáp nhập thêm trường CĐ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ đào tạo sư phạm bậc ĐH
Thời gian tới, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ tuyển sinh và đào tạo sư phạm bậc ĐH sau khi hoàn thành việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận.
Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận – THIỆN NHÂN
Thủ tướng Chính phủ, ngày 11.3, đã có quyết định về việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Quyết định này nêu rõ, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức tiếp nhận nhân sự, bộ máy tổ chức, tài chính tài sản của Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (Phân hiệu tại Ninh Thuận) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Việc này không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cá nhân và tổ chức có liên quan.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thông tin thêm, sau khi hoàn thành thủ tục sáp nhập, các sinh viên đang học tại Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận sẽ tiếp tục được đào tạo bậc CĐ cho đến khi ra trường. Khi tốt nghiệp, các sinh viên này sẽ nhận bằng CĐ do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cấp.
Video đang HOT
Cũng theo Phó hiệu trưởng này, trong tương lai Phân hiệu trường tại Ninh Thuận sẽ mở một số ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân lực địa phương và khu vực. Trong đó, đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép mở 4 ngành sư phạm bậc ĐH và cấp chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Hiện Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận đã có thông báo tuyển sinh các hệ đào tạo năm 2021. Trong đó, trường tuyển 1 ngành hệ chính quy đào tạo giáo viên là giáo viên mầm non (120 chỉ tiêu). Bên cạnh đó có 32 ngành CĐ chính quy ngoài sư phạm (tiếng Anh và công nghệ thông tin). Ngoài ra, các ngành khác là hình thức tuyển sinh liên thông lên ĐH, ĐH văn bằng 2, bồi dưỡng tiếng dân tộc. Trường này sẽ tiếp tục tuyển sinh các ngành này hết năm nay.
Luật Giáo dục 2019 ban hành quy định trình độ chuẩn của nhà giáo được nâng lên, các trường CĐ sư phạm không còn có chức năng đào tạo giáo viên tiểu học và THCS như trước. Quy định này khiến các trường CĐ sư phạm trực thuộc UBND tỉnh, thành khó có thể tồn tại nếu chỉ đào tạo duy nhất một ngành giáo dục mầm non. Việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận là một hướng đi tất yếu xuất phát từ thực tiễn trên.
Năm 2000, Trường Sư phạm Ninh Thuận được nâng lên thành Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận, với 84 cán bộ, giảng viên. Trước khi chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trường này còn đào tạo giáo viên THCS, giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non cho tỉnh Bình Thuận. Trong 30 năm qua trường đào tạo được 12.385 giáo viên các cấp.
Thí sinh đặc cách tốt nghiệp được xét tuyển vào ĐH ra sao?
Vừa qua, Đà Nẵng đề nghị Bộ GD-ĐT dừng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về xét đặc cách tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ để đảm bảo tối đa quyền lợi của thí sinh.
Học sinh lớp 12 nhận giấy báo dự thi chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào cuối tuần này - ĐẬU TIẾN ĐẠT
Hiện nay Bộ GD-ĐT đã quyết định TS tại TP.Đà Nẵng và 6 TP, thị xã, huyện của tỉnh Quảng Nam sẽ cùng các TS F1, F2 cả nước thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào thời điểm thích hợp địa phương đề xuất khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tuy vậy, nhiều trường ĐH cũng lên phương án xét tuyển với các TS này.
Trước thông tin này, nhiều trường ĐH cũng lên phương án xét tuyển với các TS này trong trường hợp được đặc cách.
Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trường đã chuẩn bị xong đội ngũ cán bộ, giảng viên đi kiểm tra thi theo phân công của Bộ GD-ĐT năm nay.
"Việc xét đặc cách sẽ theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Năm nay, trường có phương thức xét tuyển bằng học bạ, rất có thể các em đăng ký xét tuyển vào trường bằng phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng có thể đăng ký luôn phương thức học bạ. Như vậy, kiểm tra kết quả học tập 5 học kỳ của các TS này cũng là cách tạo điều kiện cho các TS xét tuyển vào ĐH, không làm ảnh hưởng đến các em", tiến sĩ Lý cho biết.
Nên để thí sinh diện F1, F2 thi cùng đợt với Quảng Nam, Đà Nẵng
Theo PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: "Tôi đồng ý việc hoãn thi ở những vùng đang có dịch. Nhưng tôi cũng đề nghị với các em diện F1, F2 cũng chưa phải thi vội. Một tháng sau, tức vào khoảng 15.9, khi ở Quảng Nam, Đà Nẵng tình hình tốt lên, thì chúng ta có thể tổ chức thi cho các địa phương này; đồng thời cho những em do thuộc diện F1, F2 mà chưa thể dự thi đợt này. Cùng lắm, nếu dịch vẫn căng thẳng, các trường ĐH dành một tỷ lệ chỉ tiêu cho TS các tỉnh đó".
Quý Hiên
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết: "Đối với các TS đã đăng ký vào trường theo phương thức xét tuyển điểm thi cần có phương án thay thế phù hợp. Trong số này chắc chắn sẽ có TS không đồng thời đăng ký xét tuyển học bạ. Trường cũng đã hết thời gian xét tuyển học bạ đợt 1. Vì vậy, chỉ có một phương án là với TS đăng ký xét điểm thi, trường sẽ thông báo chuyển sang phương thức xét học bạ thay thế. TS chưa đăng ký xét học bạ đợt 1 sẽ chuyển sang đợt 2 theo lịch của trường. Trường sẽ chờ đợi Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc xét tuyển".
Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, dù TS của Đà Nẵng, Quảng Nam hay toàn quốc được đặc cách xét tốt nghiệp thì các trường ĐH sẽ có phương án xét tuyển. TS đã đăng ký xét tuyển theo điểm thi thì các trường sẽ bổ sung phương thức xét học bạ hoặc phương thức khác. Nếu đã quá thời hạn nhận hồ sơ xét học bạ, chắc chắn các trường sẽ có một đợt xét tuyển bổ sung.
"Các trường sẽ chủ động có phương án xét tuyển các TS này. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT phải cung cấp thông tin TS xét tuyển cho các trường. Hiện tại, các trường chỉ có thể biết số lượng TS đăng ký xét tuyển phương thức xét điểm thi chứ không được phép biết dữ liệu các TS. Muốn thay đổi phương thức xét học bạ, các trường phải biết dữ liệu TS để thông báo cho TS chuyển qua phương án thay thế", tiến sĩ Nhân đề xuất.
Ba đại học tuyển hơn 8.000 chỉ tiêu Đại học Tài nguyên và Môi trường tuyển 1.800 sinh viên, Nông lâm tuyển 5.000, Kiến trúc 1.555, đa dạng các phương thức tuyển sinh. Ảnh minh họa Đại học Tài nguyên và Môi trường hôm 6/3 công bố đề án tuyển sinh với 1.800 chỉ tiêu ở 17 ngành. Năm nay, trường duy trì 4 phương thức tuyển sinh như năm ngoái,...