Sắp có vắc xin điều trị và ngăn ngừa ung thư phổi
Các nhà khoa học Anh đang thử nghiệm một loại vắc xin mới cho phép điều trị, ngăn ngừa cùng lúc 3 loại ung thư, trong đó có ung thư phổi.
Thành công bước đầu của nghiên cứu vừa được báo cáo tại Hội nghị chuyên đề EORTC-NCI-AACR lần thứ 32 về sinh học phân tử và điều trị ung thư hôm 25/10.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học từng xác định gene KRAS bị lỗi hoặc đột biến là căn nguyên gây nhiều ung thư trong đó có ung thư phổi, ruột và ung thư tuyến tụy. Song trước đó chưa có bất kỳ ai biến kiến thức này thành phương pháp điều trị hiệu quả.
TS Rachel Ambler cùng các đồng nghiệp tại Viện Francis Crick, London, Vương quốc Anh bước đầu đã tìm ra một loại vắc xin nhắm vào gene KRAS, cho kết quả đầy hứa hẹn khi vừa có thể điều trị, vừa ngăn ngừa 3 loại ung thư nói trên.
Ung thư phổi là ung thư phổ biến hàng đầu thế giới
“Chúng tôi biết rằng nếu KRAS gặp sự cố, nó sẽ cho phép các tế bào trong cơ thể nhân lên và biến đổi thành tế bào ung thư. Gần đây, chúng tôi nhận thấy, nếu được tác động thích hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể làm chậm quá trình này”, Tiến sĩ Ambler nói.
Vắc xin mới sẽ nhắm vào gene KRAS theo 2 hướng: Thứ nhất, kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại đột biến gene KRAS phổ biến nhất; Thứ hai, tạo ra kháng thể trợ giúp tế bào đuôi gai có thêm sức mạnh để phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vắc xin này trên những con chuột bị ung thư phổi. Ở lô chuột tiêm vắc xin, sau 75 ngày có tới 65% con chuột vẫn sống sót, thậm chí khối u nhỏ đi. Trong khi tỉ lệ sống sót ở số chuột không được tiêm vắc xin chỉ chiếm 15%.
Đáng lưu ý, vắc xin cũng có giá trị dự phòng rất lớn khi 40% số chuột không hình thành khối u sau 150 ngày, tỉ lệ này ở tự nhiên chỉ chiếm 5%. Số còn lại bị mắc ung thư rất lâu sau khi tiêm.
Đây là điều các nghiên cứu trước đây chưa làm được do không tạo ra được phản ứng đủ mạnh từ hệ thống miễn dịch để tìm và tiêu diệt tế bào ung thư.
“Nghiên cứu vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể tiêm thử nghiệm trên người song những kết quả ban đầu cho thấy vắc xin này đã làm việc rất hiệu quả trên chuột và rất ít tác dụng phụ”, TS Ambler thông tin.
TS James L. Gulley, đồng chủ tịch Hội nghị chuyên đề EORTC-NCI-AACR đánh giá, nghiên cứu này thực sự có giá trị khi tập trung vào những loại ung thư khó điều trị, tỉ lệ sống sót thấp.
“Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng thuốc điều trị ung thư hoặc phát triển vắc xin ngăn ngừa ung thư đều là những thứ nhân loại hướng tới. Chúng tôi hy vọng, một ngày không xa, những phương pháp này có thể sử dụng rộng rãi trên bệnh nhân”, ông TS Gulley tin tưởng.
Trong khoảng thời gian thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu của TS Ambler cũng tìm ra cách thức tế bào ung thư phổi có thể né tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến chúng khó điều trị hơn.
TS Sophie de Carné và Phil East đã sử dụng bộ sưu tập hàng trăm mẫu khối u phổi ở người, phát hiện gene KRAS hình thành một chất hóa học gọi là adenosine. Mức độ adenosine càng cao càng khiến phản ứng miễn dịch của cơ thể bị tê liệt, gây khó khăn cho việc phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Video đang HOT
Sau đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn những con chuột mang khối u có gene KRAS tương đồng trên người, cho uống một loại thuốc để giảm adenosine do AstraZeneca sản xuất, cùng với các loại thuốc ung thư hiện có. Kết quả, khả năng sống sót của chuột được cải thiện đáng kể.
“Những kết quả này cho thấy, bệnh nhân mắc ung thư phổi thể ác tính nhất đáp ứng rất tốt khi kết hợp các loại thuốc hỗ trợ miễn dịch”, TS East nói thêm.
Theo Tổ chức ung thư thế giới, ung thư phổi có tỉ lệ mắc cao nhất thế giới. Năm 2018, có gần 2,1 triệu ca mắc mới, hơn 1,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp thứ 2 sau ung thư gan với hơn 23.000 ca mắc mới. Trong những năm trước đó, ung thư phổi tại nước ta luôn xếp vị trí số 1 trong các loại ung thư.
14 dấu hiệu 'tố cáo' nam giới có thể mắc ung thư, chớ bỏ qua!
Tiến sĩ Cynthia Chinedu Obiozor, bác sĩ chuyên khoa ung thư và huyết học, từ California (Mỹ), cho biết nam giới có xu hướng để các triệu chứng bệnh kéo dài và chỉ muốn tự giải quyết mà không chịu đi khám chữa bệnh.
Nếu gặp vấn đề về dạ dày dai dẳng, hãy lên lịch đi khám sớm. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng có những triệu chứng dai dẳng, đàn ông tuyệt đối không được bỏ qua.
Sau đây là tiết lộ của các chuyên gia về những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư mà đàn ông thường bỏ qua, theo Eat This, Not That.
1. Thay đổi ở tinh hoàn
Nếu thấy một hoặc cả hai tinh hoàn có khối u hoặc sưng lên, cần đi khám ngay lập tức. Có thể không đau nhưng lại là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.
2. Ho dai dẳng
Tiến sĩ Obizor nói, ho kéo dài từ 2 - 4 tuần, đặc biệt ở người hút thuốc, có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, cần đi khám ngay.
Không phải lúc nào chụp X-quang cũng phát hiện ra bệnh. Vì vậy, nếu ho dai dẳng, nhưng chụp X-quang không phát hiện ra bệnh, cần phải chụp CT Scan liều thấp để tầm soát, đặc biệt người hút thuốc.
Nhưng không chỉ người hút thuốc mới bị ung thư phổi, theo Eat This, Not That.
3. Thay đổi ở miệng
Tiến sĩ Obizor cho biết, nếu gặp bất kỳ tổn thương nào trong miệng kéo dài từ 1 tuần trở lên, đều cần phải sinh thiết để loại trừ ung thư.
Tiến sĩ Obizor khuyến cáo, nếu có một vết thương mãi không khỏi, hãy đi khám ngay.
4. Khó tiêu hoặc khó nuốt
Theo tiến sĩ Obizor, những triệu chứng đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, buồn nôn, cảm thấy no nhanh hoặc khó nuốt, nếu kéo dài, rất có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.
Nếu gặp vấn đề về dạ dày dai dẳng, hãy lên lịch đi khám sớm.
5. Thay đổi khi đại tiện
Tiến sĩ Jack Jacoub, bác sĩ chuyên khoa ung thư, từ Viện Ung thư MemorialCare (Mỹ), cho biết các triệu chứng phổ biến nhất mà nam giới thường bỏ qua là đau khi đại tiện, thay đổi thói quen đi ngoài, đi ngoài ra máu, cảm giác đầy và có cục u.
Hãy đi nội soi đại tràng để xác định bệnh trĩ hay ung thư đại trực tràng, theo Eat This, Not That.
Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm - đôi khi giống như nhựa đường, rất có thể là dấu hiệu ung thư ở một nơi nào đó dọc theo đường tiêu hóa.
6. Giảm cân
Bác sĩ Jesse P. Houghton, chuyên khoa tiêu hóa ở Portsmouth, Ohio (Mỹ), nói triệu chứng mà nam giới có xu hướng bỏ qua này lại là triệu chứng phổ biến nhất của tất cả loại ung thư. Cần đi khám ngay nếu sụt cân không có lý do.
7. Có máu trong nước tiểu
Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ung thư thận. Hãy đi khám ngay lập tức.
Những thay đổi về thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc giảm thị lực có thể là dấu hiệu của khối u não, cần đi khám ngay - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
8. Đau lưng
Tiến sĩ Obiozor cho biết dù có rất nhiều lý do gây đau lưng, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu dạng đa u tủy, ung thư phổi, tuyến tiền liệt hoặc ung thư thận.
Hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.
9. Đau đầu không dứt
Hầu hết các cơn đau đầu không phải là ung thư. Tiến sĩ Santosh Kesari, nhà ung thư học thần kinh tại Viện Ung thư John Wayne (Mỹ), cho biết nếu đau đầu càng nặng, càng kéo dài hoặc khác với những cơn đau đầu thường gặp, hãy báo ngay cho bác sĩ, theo Eat This, Not That.
10. Yếu người
Cảm giác yếu ớt dai dẳng hoặc mới xuất hiện, đặc biệt nếu kèm theo đau đầu, có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, bao gồm cả ung thư não.
Hãy đi khám ngay nếu nhận thấy dấu hiệu ngứa ran hoặc yếu ở tứ chi.
11. Thay đổi tính cách
Sự thay đổi khác thường trong tính cách có thể là dấu hiệu của một khối u trong thùy trán của não, cần được khám càng sớm càng tốt, tiến sĩ Kesari nói.
12. Thay đổi thị lực
Những thay đổi về thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc giảm thị lực có thể là dấu hiệu của khối u não, cần đi khám ngay.
Tổ chức về khối u não Brain Tumor Charity cho biết khoảng 28% bệnh nhân u não gặp các vấn đề về thị lực, theo Eat This, Not That.
13. Đi tiểu khó
Tiến sĩ Obiozor cho biết, nếu dòng nước tiểu có vẻ ít hoặc muốn đi tiểu nhưng không thể tiểu được, có thể do u ác tính tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt phì đại do khối u có thể chèn ép niệu đạo, làm chậm dòng nước tiểu thành nhỏ giọt. Bỏ qua điều này có thể gây tử vong.
14. Sự thay đổi ở nốt ruồi
Các nốt ruồi hoặc tàn nhang không tròn hoặc đối xứng, có đường viền lởm chởm, đổi màu hoặc lớn lên, có thể là u ác tính.
Nam giới thường phát triển khối u ác tính ở phần trên cơ thể hoặc lưng.
Mỗi tháng 1 lần hãy quan sát toàn bộ cơ thể và kiểm tra nốt ruồi xem có thay đổi nào về hình dạng, đường viền, kích thước hoặc màu sắc hay không. Nếu có, hãy đi khám càng sớm càng tốt, theo Eat This, Not That.
Chàng trai 27 tuổi tử vong vì nhồi máu não, bác sĩ thở dài nói: Có một chuyện lẽ ra anh ấy càng không nên làm sau bữa ăn Vào ngày sự việc xảy ra, anh Ngô đang ngồi trên ghế sofa hút thuốc sau khi ăn xong. Mẹ anh đã nói gì đó với anh và sau đó thì giữa 2 người xảy ra cãi vã. Sau đó anh Ngô gục xuống, ngất xỉu. Chàng trai họ Ngô, 27 tuổi, được đưa vào viện cấp cứu lúc tờ mờ sáng. Bác...