Sáng tạo tiết dạy Toán lớp 1 của giáo viên theo chương trình GDPT mới
Tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy theo chương trình GDPT mới, giáo viên Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng) đã bước đầu thành công trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức hiệu quả và phát triển năng lực cá nhân, đặc biệt là môn Toán lớp 1.
Một tiết học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư (Hải Phòng). Ảnh: Tạ Quang
Chủ động tìm phương pháp phù hợp giúp phát huy năng lực học sinh
Những ngày qua, trước ý kiến chương trình, SGK mới thiết kế bài học nặng, quá sức học sinh, phóng viên xin dự giờ một số tiết học của học sinh Trường Tiểu học An Lư (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Đầu giờ học, giáo viên cho học sinh “nhập vai” thành cô giáo, tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi tìm chữ cái, ghép vần. Không khí buổi học rất sôi nổi, học sinh tích cực, hào hứng tham gia.
Tiếp học Toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học An Lư. Ảnh: Tạ Quang
Trong giờ học Toán lớp 1, trong khi SGK yêu cầu học sinh quan sát trong hình và tìm các chữ số, thì giáo viên thay nội dung này bằng hoạt động trò chơi.
Học sinh được chia thành các nhóm, “cô giáo” điều khiển trò chơi là một bạn nữ trong lớp, do học sinh bầu chọn.
Dưới sự điều hành của “cô giáo nhí”, cả lớp thi đua với nhau xem nhóm nào tìm được đáp án nhanh hơn. Các em hồn nhiên, vui vẻ và tiết học diễn ra sôi nổi trong nụ cười vui của học trò.
Video đang HOT
Trực tiếp đứng lớp giảng dạy tiết Toán cho học sinh lớp 1, cô Lê Thị Thảo – giáo viên Trường Tiểu học An Lư – cho biết, mình đã áp dụng phương pháp dạy học mới, cụ thể là xây dựng các tiết làm bài tập theo hình thức trò chơi.
“Thay vì bắt các con ngồi một chỗ làm bài tập, tôi đã tổ chức trò chơi, giúp các con tự thực hiện bài tập, tự chia sẻ và trình bày kết quả trước lớp.
Điều này tạo ra sự thích thú, tò mò và kích thích khả năng sáng tạo cũng như vận dụng kiến thức thực tế vào bài học của học sinh. Qua đó, các con cũng thể hiện được năng lực, cá tính và năng động hơn từng ngày” – cô Thảo chia sẻ.
Bên cạnh đó, để tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú mới cho học sinh, cô Thảo đã ứng dụng phiên bản điện tử của SGK vào giảng dạy. Cô cũng cho rằng, công cụ này giúp ích cho công tác soạn giáo án và hỗ trợ giảng dạy rất tốt.
“Cá nhân tôi rất thích chương trình mới, bởi nó giúp giáo viên chủ động tư duy, sáng tạo và xây dựng giáo án dựa trên đặc điểm học sinh” – cô Thảo nhấn mạnh.
Giáo viên tổ chức tiết học thành nhiều trò chơi để học sinh tham gia.
Cũng như Trường Tiểu học An Lư, tại Trường Tiểu học Ngọc Sơn (quận Kiến An, Hải Phòng), giáo viên chủ động vận dụng các phương pháp mới để dạy học sinh.
Trải qua 2 tháng triển khai chương trình mới, nhiều giáo viên đã tích cực tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn, góp phần phát huy năng lực cá nhân.
Giáo viên quyết định thành công của đổi mới giáo dục
Để có được thành công này, theo cô Bùi Thị Phi Nga – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Sơn – giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục.
Chương trình GDPT mới trao quyền chủ động cho giáo viên, nếu thầy cô tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng khoa học công nghệ vào mỗi bài giảng, sẽ khiến mỗi tiết học là một giờ vui với học sinh.
Cô Nguyễn Thị Tuyết – Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lư – cũng cho rằng, nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy, mà học sinh hứng thú với việc học hơn. Từ đầu năm học, nhà trường cũng không nhận được phàn nàn nào của phụ huynh về việc học sinh gặp áp lực trong học tập.
Trong quá trình dạy và học, lãnh đạo nhà trường đã kết hợp với giáo viên xây dựng và điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm học sinh tại địa phương.
Cụ thể, SGK chỉ là kênh tham khảo chính trong quá trình giảng dạy; giáo viên có vai trò chọn lựa những nội dung bài học phù hợp và áp dụng linh hoạt, sáng tạo theo chương trình nhà trường xây dựng; bảo đảm học sinh tiếp thu bài tốt nhất.
Để xây dựng chương trình giảng dạy khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà, thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 của Hải Phòng đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp mới và chủ động đặt vấn đề, thảo luận với nhau nếu gặp khó khăn trong quá trình dạy học.
Ông đánh giá, qua 2 tháng chủ động tư duy, sáng tạo và nỗ lực, giáo viên của Hải Phòng đã dẫn dắt học sinh tiếp cận chương trình mới hiệu quả, học sinh ngày càng năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập.
Bảo đảm đội ngũ GV lớp 1: Không để khó khăn thành... rào cản
Thực hiện Chương trình GDPT, SGK mới, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên (GV) vô cùng quan trọng và được ví như "chìa khóa" để thành công. Mỗi nơi một đặc thù và khó khăn riêng, đòi hỏi cách tháo gỡ linh hoạt.
GV và HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà - Lào Cai). Ảnh: TG
Chủ động gỡ khó
Thầy Lê Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: Năm học 2020 - 2021 trường dự trù đón 115 HS vào lớp 1. Như vậy sẽ có 9 lớp 1 với 9 GV giảng dạy. Tuy nhiên, để bảo đảm tỉ lệ 1,5GV/ lớp, số GV được cử tham gia tập huấn sẽ phải gần 20 người. Trong khi đó tổng GV, CBQL, NV của nhà trường mới chỉ có 20 người.
Hiện tại, trường mới cử 9 GV tham gia các đợt tập huấn chương trình chung, tập huấn về thay sách... và đang chuẩn bị tập huấn trực tuyến. Trong tháng 6 sẽ có đợt tập huấn trực tiếp gần như sau cùng do NXB (có SGK cung ứng) trước khi GV bước vào năm học mới.
Thầy Tùng chia sẻ: Thay SGK năm đầu tiên đối với GV vùng khó, Trường Tiểu học Trung Lý 1 sẽ gặp nhiều khó khăn do còn nhiều điểm trường và lớp ghép HS lớp 1 với lớp 2. GV dạy lớp 1 vừa phải bảo đảm chuyên môn theo SGK lớp 1 mới, vừa phải vững cả kiến thức dạy lớp 2. Mặt khác, do có nhiều điểm trưởng lẻ và xa trung tâm nên ban giám hiệu gặp hạn chế nhất định trong việc thăm trường và chỉ đạo chuyên môn hàng ngày với GV...
Để thực hiện thay SGK lớp 1 đạt hiệu quả cao nhất, việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV dạy lớp 1 năm học mới được xác định là "chốt" quan trọng giúp các cô hoàn thành công việc. Đợt tập huấn trên SGK lớp 1 đã được lựa chọn trước năm học mới cho GV có cơ hội nghiên cứu, giải đáp thắc mắc trực tiếp từ những chủ biên, chuyên gia SGK. Chính vì vậy, nhà trường sẽ nhắc nhở, đốc thúc để GV quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác này.
Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (huyện Yên Minh - Hà Giang) chia sẻ: Năm học 2020 - 2021,trường đón 198 HS lớp 1. Với 16 lớp 1 nhà trường phải bố trí tối thiểu 16 GV đứng lớp. Tuy nhiên, nhà trường đã cử 24 GV tham dự tập huấn triển khai chương trình lớp 1. Như vậy, trong trường hợp GV đảm nhiệm lớp 1 nào nghỉ đột xuất hoặc nghỉ chế độ sẽ có ngay người thay thế.
Tại huyện Yên Bình (Yên Bái), ông Nguyễn Thanh Lịch - Trưởng phòng GD&ĐT thông tin: Để bảo đảm tỉ lệ 1,5GV/lớp cho 2.369 HS vào lớp 1 (90 lớp), huyện đã cử gần 400 GV lớp 1 dự tập huấn bồi dưỡng Chương trình và SGK mới. Do cả huyện còn thiếu khoảng 50 GV tiểu học cho năm học tới nên sẽ tác động tới số lượng GV chung của mỗi trường cũng như việc huy động lượng GV dạy lớp 1 được tham dự bồi dưỡng tập huấn.
Bảo đảm lượng và chất
HS lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố trong tiết Tiếng Việt Ảnh: TG
Ông Nguyễn Thanh Lịch khẳng định: "Ngành GD-ĐT Yên Bình đã ý thức được tầm quan trọng của thay SGK mới và xác định phải làm tốt chất lượng từ lớp 1 mới tạo ra nền móng vững chắc cho HS ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm không để thiếu GV dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021".
Để bảo đảm đủ số lượng GV triển khai lớp 1 năm học tới, ngành GD-ĐT Yên Bình đã lên phương án để bù lấp: Đề xuất tuyển dụng GV trước năm học mới; Tăng cường cán bộ quản lý dạy 6-8 tiết/tuần; Đặc biệt tăng cường thực hiện chế độ GV dạy liên trường (GV các bộ môn chuyên biệt dạy 2 trường; hoặc 3 trường/2 GV) nhưng vẫn bảo đảm đúng định mức giờ dạy của GV theo quy định.
Ông Bùi Văn Tiến, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Ngành GD-ĐT Bắc Hà bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình GDPT mới và thay SGK. Chính vì vậy, chủ động tháo gỡ là cách mà ngành chọn và thực hiện. Phòng GD&ĐT đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý từ sớm. Mặt khác, Phòng tổ chức nghiệm thu kết quả bồi dưỡng và đánh giá xếp loại năng lực cán bộ quản lý, GV tiểu học. Đến nay ngành GD-ĐT Bắc Hà đã bồi dưỡng cấp tỉnh cho 310 GV dạy tiểu học, thành phần là cán bộ quản lý, GV tiểu học chính, GV dạy các môn chuyên biệt, trong đó 100% GV dạy lớp 1 được tham gia bồi dưỡng.
"Nếu thiếu GV dạy các lớp 2 - 5, chúng tôi có thể hợp đồng thêm bên ngoài,nhưng với GV dạy lớp 1, năm nay nhất định phải có sự chuẩn bị kĩ càng từ nhà trường. GV toàn trường còn thiếu nhưng quan điểm của ban giám hiệu là tập trung cơ bản cho lớp 1 để triển khai thay SGK đạt hiệu quả cao nhất"- thầy Phạm Văn Tường.
Năm học đặc biệt Thông lệ hằng năm, Hội nghị tổng kết công tác ngành diễn ra vào giữa mùa hoa phượng, nhưng năm nay, lần đầu tiên, sự kiện được tổ chức vào một ngày cuối thu. Ảnh minh họa/INT Bởi chúng ta lần đầu tiên trải qua một năm học đặc biệt, năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ...