Sáng suốt trong điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
“Kết quả thi tốt nghiệp THPT không như mong đợi, các em hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp”, cô Vũ Thanh Thủy, GV Trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng chia sẻ.
Cô Thủy cùng học trò trong một buổi sinh hoạt chuyên đề.
Không có chuyện “học tài thi phận”
Trước mỗi kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh thường đặt ra kỳ vọng về điểm số để lựa chọn được trường đại học như ước muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Vì thế, khi biết điểm thi thay vì tự vấn bản thân, các em hãy dành thời gian sáng suốt lựa chọn, điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.
Học sinh trải qua những kì học đặc biệt trong dịch bệnh. Các em đã phải nỗ lực thật nhiều trong những ngày tháng ôn luyện. Kết quả lại không như mong đợi, nhiều em suy sụp, day dứt cũng là nét tâm lý bình thường. Quãng lặng cảm xúc để các em nhìn lại chặng đường đã qua thật quý giá để cố gắng hơn trong chặng đường tiếp theo. Tuy nhiên, các em không thể dể cảm xúc lấn lướt để rồi tự ti mặc cảm. Kì thi mới chỉ là khởi đầu, là phép thử để các em hoàn thiện hơn mà thôi. Trong mắt tôi không có học sinh nào kém cỏi cả, cô Thủy chia sẻ.
Cô Thủy cho rằng, việc có những học sinh đạt kết quả không như mong đợi trong một kì thi cũng là bình thường. Điều đó càng phản ánh tính chân thực khách quan của một kì thi. Với tình huống này việc đầu tiên người giáo viên chủ nhiệm cần làm là chủ động gọi điện, nhắn tin trao đổi với HS, gia đình các em. Từ đó, đồng hành, định hướng học sinh lựa chọn nguyện vọng cho phù hợp với điểm số.
Quan niệm “học tài thi phận” là cách các em đổ lỗi cho hoàn cảnh khi chưa thật sự quyết tâm và cố gắng mà thôi. Kết quả thi phản ánh cả quá trình tiếp thu và vận dụng các kiến thức kĩ năng của các em tại trường học. Đó còn là cơ hội để các em mở các cánh cửa vào tương lai. Chỉ có những em thờ ơ với cuộc đời mình mới bao biện vậy thôi.
Tuy nhiên, khi con không đạt kết quả thi như mong muốn, phụ huynh cũng không nên áp lực điểm số với con. Hãy để các con tự đi và tự lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình bên cạnh sự định hướng của người lớn. Việc tạo cho con sự tự tin để đối mặt với những khó khăn và biết cách giải quyết các khó khăn để thích nghi với cuộc sống là cần thiết.
Video đang HOT
Bình tĩnh, sáng suốt trong lựa chọn
Trước mỗi kỳ thi, học sinh cần chuẩn bị cả tâm lý, hướng đi riêng. Nhiều em đã vạch ra phương án “phòng bị” trong trường hợp kết quả thi không được như mong đợi. Đó là cần thiết, bởi đôi khi những phương án dự phòng lại trở thành phương án chính, thành những cái phao cứu trợ giúp học sinh vượt qua khó khăn.
Khi biết đáp án thi tốt nghiệp, nhiều em chọn phương án xét tuyển vào đại học bằng điểm thi đã có thể tính được điểm xét tuyển của bản thân, từ đó xác định “chiến lược” nguyện vọng phù hợp. Điều đó sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc đăng kí. Tuy nhiên cô Thủy cũng lưu ý, với những môn thi trắc nghiệm thì việc xác định điểm không khó, còn môn tự luận thì đánh giá điểm sau thi sẽ có sai số.
“Đứng trước những lựa chọn, quyết định quan trọng của các em, thầy cô và gia đình luôn đồng hành”, cô Thủy chia sẻ.
Để học sinh lựa chọn nguyện vọng phù hợp, theo cô Thủy các em cần dựa vào: điểm thi chính xác đã được báo, căn cứ vào điểm chuẩn của trường đó, ngành đó trong hai năm gần nhất, căn cứ vào sở thích và đam mê của mình về ngành nghề để điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp. Và còn một yếu tố nhỏ nhưng khá quan trọng đó là căn cứ vào các tiêu chí phụ và đề án tuyển sinh của nhà trường.
Các em nên đăng kí nhiều phương thức xét tuyển để tăng khả năng đỗ vào các trường đại học mà mình yêu thích. Đặc biệt trong những năm gần đây các trường đại học đa dạng các hình thức xét tuyển. Điều đó có nghĩa các em sẽ có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn. Khi đã biết điểm thi, một nguyên tắc giúp các em có thể tăng cơ hội trúng tuyển là điều chỉnh thứ tự nguyện vọng, hoặc thay đổi khối thi.
Tuyển sinh ĐH 2021: Mức điểm chuẩn đã rõ
Thời điểm hiện tại, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021. Cùng với dự báo điểm chuẩn ĐH năm nay sẽ tăng, bức tranh tuyển sinh năm 2021 đã rõ để người học lựa chọn ngành/trường cho phù hợp trong 3 lần điều chỉnh nguyện vọng tới đây (từ 7-17/8).
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT lần 1- năm 2021. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Nhiều trường ĐH công bố điểm sàn
Tính tới 31/7, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021.Theo đó, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH chính quy năm 2021 là 20 điểm; mức điểm này bao gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1.
Học viện Ngân hàng thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các phương thức xét tuyển là 21 điểm (bao gồm tổng điểm thi THPT 2021 của 3 môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng).
Trường ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 4) là 20 và 23,8 ở tuỳ từng cơ sở.
Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội tuyển sinh ĐH chính quy (Chương đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/TT-BGDĐT): 23 điểm (thang điểm 30, đã cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực). Tuyển sinh liên kết quốc tế (Chương trình liên kết quốc tế do ĐH Troy và ĐH St.Francis, Hoa Kỳ cấp bằng): 16,5 điểm (thang điểm 30, chưa cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm các môn thi cần đạt 5 điểm trở lên)...
Điểm chuẩn biến động tăng
Thống kê qua các mùa tuyển sinh cho thấy, những trường top đều có điểm chuẩn biến động tăng qua 3 năm trở lại đây. Đơn cử như Học viện Ngoại giao có điểm chuẩn các ngành học tăng vọt từ năm 2018- 2020. Đơn cử như ngành Quan hệ quốc tế (khối A01), có mức điểm chuẩn lần lượt các năm như sau: 23,1 (2018); 25,1 (2019): 26,6 (2020). Ngành Truyền thông quốc tế (khối D01) có mức điểm tăng lần lượt như sau: 23,4 (2018); 25, 2 (2019); 27 (2020)...
Tương tự như vậy, Trường ĐH Hà Nội cũng có mức điểm chuẩn biến động tăng rõ rệt qua 3 năm trở lại đây. Đơn cử như ngành Ngôn ngữ Anh (D01): 30,6 (2018); 33,23 (2019); 34,82 (2020). Ngành Công nghệ thông tin (D01): 20,6 (2018); 22,15 (2019); 24,65 (2020).
Cùng với đó, điểm chuẩn vào trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng tăng mạnh qua 3 năm gần nhất. Sư phạm tiếng Trung là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất nhì Trường ĐH Ngoại ngữ trong một vài năm trở lại đây (năm 2020 mức điểm chuẩn là 36,08). Bên cạnh đó, Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng là ngành khá thu hút thí sinh đăng ký (mức điểm chuẩn năm 2020 là 35,87)...
Trong ngày 30/7 Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng đã chính thức công bố mức điểm chuẩn bằng phương thức xét tuyển kết hợp. Theo đó, nếu tính quy đổi điểm các chứng chỉ ngoại ngữ, điểm số cao nhất thuộc về ngành Logisticsvà quản lý chuỗi cung ứng 28,75 điểm, Kinh doanh quốc tế với mức điểm là 28,35 điểm...
Cùng với đó, ở các phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển bằng học bạ.. một số trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội đã thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển trước 5 h chiều ngày 30/7.
Theo nhận định của bà Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 nhìn chung là khá cao với nhiều bài thi trên 8 điểm, nên dự kiến điểm chuẩn các trường ĐH có thể tăng lên cao hơn so với năm ngoái. Điều này cũng đã được các chuyên gia tuyển sinh dự đoán trước đó.
Cần tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh
Bộ GDĐT đã cho phép các địa phương vùng dịch đặc cách tốt nghiệp THPT cho thí sinh có nguyện vọng. Băn khoăn đặt ra là làm thế nào để xét tuyển ĐH cho thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp đặc cách
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: Bộ GDĐT đã có văn bản gửi ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, để thí sinh có thể tham dự. Kỳ thi này dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 (tuỳ theo điều kiện thực tiễn).
Đối với thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH phát huy tinh thần tự chủ và trách nhiệm xã hội, có phương án chung trên toàn hệ thống, tính toán tỉ lệ chỉ tiêu dành lại phù hợp với tỉ lệ các thí sinh đặc cách tốt nghiệp.
Ông Sơn lưu ý, cần tính đến điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Các trường cũng cần tính đến trường hợp thí sinh không thể tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, nên cần chủ động để có phương án xét tuyển cho các em.
Cũng cần lưu ý thêm là hiện tại, với những trường tổ chức tuyển sinh sớm, bên cạnh việc thu tiền lệ phí đăng ký xét tuyển, một số trường ĐH yêu cầu thí sinh nộp thêm khoản tiền đặt cọc giữ chỗ để được xét tuyển và ưu tiên xét tuyển vào trường. Việc làm này được cho là giải pháp giúp lọc ảo bớt hồ sơ, tuy nhiên cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Theo phân tích từ TS Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (VLU, TP HCM): Việc viện dẫn đặt cọc giữ chỗ để lọc ảo trong trường hợp này là chưa phù hợp, mà chủ yếu là một cách vượt rào, lách luật, đồng thời tạo ra sự không đồng bộ trong xét tuyển ĐH giữa các trường với nhau.
Điều chỉnh nguyện vọng: Hãy thực tế! "Đừng đâm đầu vào các ngành hot khi điểm thi không cao", PGS. TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ với các thí sinh năm nay. Ảnh minh họa Năm 2021, Bộ GDĐT cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần với thời gian điều chỉnh là 10 ngày, dự kiến là...