Sáng ngủ dậy thấy con mất 1 chiếc răng trong miệng, bố mẹ nhanh chóng đưa đến viện nên đã cứu được con
Một đứa trẻ 9 tuổi đã phải chịu một cơn ác mộng khi vô tình nuốt chiếc răng của mình khi trong khi ngủ. Kết quả, cô bé phải đến bệnh viện làm phẫu thuật để lấy nó ra khỏi phổi.
Theo một báo cáo công bố trên tạp chí y tế thế giới Clinical Case Reports International, vào hồi tháng 2/2019, một đứa trẻ giấu tên đến từ Thổ Nhĩ Kỳ đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện sau khi bố mẹ cô bé nhận ra chiếc răng của bé đã “không cánh mà bay”, trong khi rõ ràng vào tối hôm trước, nó vẫn còn trong miệng cô bé.
Các bác sĩ đã thực hiện chụp X-quang và phát hiện chiếc răng nằm ở phế quản chính bên trái đường thở dẫn đến phổi trái của cô. Các bác sĩ phẫu thuật đã phải tiến hành phẫu thuật nội soi phế quản bằng sợi quang để lấy chiếc răng ra. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã được ra viện.
Hít vật lạ vào cơ thể (thường là hít vật lạ vào hệ hô hấp) là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng của một người. Với trường hợp của cô bé 9 tuổi này, thật là may mắn khi cha mẹ cô đã quyết định đưa cô nhanh chóng đến bệnh viện. Bởi vậy mà, mặc dù đúng là gặp phải chứng hít vật lạ vào hệ hô hấp và không có bất kì triệu chứng nào như ho hay khò khè… nhưng cô bé vẫn được phát hiện kịp thời và cứu sống.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy chiếc răng bên trong phổi của cô bé 9 tuổi.
Video đang HOT
Hít vật lạ vào cơ thể có thể đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 3 tuổi vì khí quản của chúng có đường kính tương đối nhỏ hơn, các vật dễ bị kẹt trong đường thở hơn.
Qua sự kiện này, bác sĩ “Busra Sultan Kibar, bác sĩ chính điều trị cho trường hợp này, đã nói rằng, trường hợp của em bé này xảy ra ở nhà và bố mẹ bé biết được rằng em đang có một chiếc răng lung lay nên họ đã cảnh giác với khả năng răng bị nuốt vào trong cơ thể nên đã kịp thời cứu con. Bởi vậy, cha mẹ nên có kinh nghiệm trong những trường hợp tương tự để ngăn ngừa những nguy cơ tử vong ở con trẻ.
Theo Health/Helino
Ho ồng ộc cả cốc máu, bệnh nhân bất ngờ phát hiện mảnh xương găm vào phổi
Bệnh nhân Trần Văn V. (64 tuổi, Hà Nội) được gia đình đưa đến BV Bạch Mai hôm 6/1 do ho ồng ộc cả cốc máu (100ml) mỗi lần. Trước đó, ông cũng liên tục ho ra máu trong nhiều năm nhưng không tìm ra nguyên nhân.
BS Nguyễn Ngọc Dư, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân được nhập viện ngay ngày 6/1 do ho ra máu số lượng lớn, sụt cân, ngừng tuần hoàn, áp xe thùy dưới phổi trái nghi do dị vật.
Người nhà bệnh nhân cho biết, năm 2009 ông có viêm phổi một lần, từ năm 2014 đến nay xuất hiện ho ra máu nhiều lần nhưng không xác định được nguyên nhân. Đợt ho ra máu nhiều nhất, đến cả 100ml gia đình vội đưa ông đến viện.
Dị vật là mảnh xương (bên phải) và phần áp xe phổi các bác sĩ cắt bỏ.
GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, có nhiều nguyên nhân có thể gây triệu chứng ho máu tái phát nhiều lần, ho máu nặng và tổn thương phổi tương tự như các khối ung thư phổi, áp xe phổi, phổi biệt lập, lao phổi, dị vật đường thở... Vì vậy việc tìm căn nguyên để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp là rất quan trọng.
"Dựa vào tiền sử bệnh nhân ho ra máu không rõ nguyên nhân, bệnh nhân cũng không xuất hiện "hội chứng xâm nhập" - hóc, sặc do vật đường thở, chúng tôi đánh giá bệnh nhân có thể bị dị vật (là mảnh xương) rơi vào đường thở từ trước đó rất lâu mà không nhớ.
Dị vật sắc nhọn đã rơi xuống phế quản thùy dưới phổi trái, cắm vào thành phế quản, tạo ra phản ứng viêm xung quanh, làm tắc nghẽn đường thở, khiến cho các dịch tiết của phế quản phía dưới dị vật không thoát ra ngoài được. Từ đó gây viêm phổi, và sau đó là áp xe phổi, biến chứng ho máu nặng. Các trường hợp ho máu nặng -"ho máu sét đánh" gây ngừng tuần hoàn có tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu không được xử trí kịp thời, thường bệnh nhân sẽ không qua khỏi", GS Châu cho biết.
Tại Trung tâm Hô hấp, bệnh nhân đã được cho thở máy, chỉ định nội soi phế quản cấp cứu tại giường. Trong đợt nội soi này, các bác sĩ đã hút nhiều máu cục trong phổi bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn, được cấp cứu và chuyển sang khoa Hồi sức tích cực.
Đánh giá đây là ca bệnh phức tạp, BV Bạch Mai đã hội chẩn toàn viện nhằm tìm cách chữa căn bệnh "ho ra máu sét đánh - ho với lượng máu lớn". Các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy dị vật đâm thủng thành phế quản vốn là nguyên nhân gây ra xuất huyết phổi của bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật, phẫu thuật viên đã lấy được dị vật là 1 mảnh xương sắc nhọn đã đâm thủng thành phế quản. Đặc biệt, mảnh xương đã chuyển màu vàng sẫm do đã nằm trong lòng phế quản rất lâu, bệnh nhân cũng không nhớ đã hóc xương trong tình huống nào.
Theo GS Châu, với trường hợp này, việc chẩn đoán đúng giúp tối ưu hóa quá trình điều trị, bệnh nhân phục hồi nhanh. Bệnh viện với nhiều chuyên khoa Trung tâm Hô hấp, Khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật lồng ngực... đã phối hợp hội chẩn, tìm ra căn nguyên và chữa trị cho người bệnh.
ThS. BS. Ngô Gia Khánh - Phụ trách Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân khuyến cáo người dân cần cẩn trọng ăn khi ăn uống, tránh nguy cơ hóc các loại xương sắc nhọn như xương gà, xương cá, xương heo, các loại thức ăn dễ gây hóc như hạt trái cây cứng, có đầu nhọn như hạt vú sữa, hạt hồng xiêm, hạt mãng cầu, hạt nhãn...
BS Khánh khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật.
Để tránh hóc dị vật, cần nhai nuốt chậm, không nên cho thức ăn vào quá vội. Tránh tình trạng vừa ăn vừa nói chuyện, đặc biệt là cười nói, nô đùa hoặc bất chợt la to trong lúc ăn. Người cần lưu ý nhiều hơn cả là những người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Trong trường hợp chẳng may bị hóc dị vật, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý xử trí tại nhà bằng cách cố cho tay vào móc ra hoặc làm theo những cách dân gian vì có thể sẽ làm cho dị vật mắc sâu hơn hoặc gây tổn thương thực quản dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, biến chứng ho máu nặng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được trở lại Trung tâm Hô hấp điều trị 11 ngày và đã được ra viện trong tình trạng khỏe mạnh hoàn toàn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bé 3 tuổi ngưng tim, ngưng thở vì hóc hạt mãng cầu Ho sặc sụa khi đang ăn, bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, nguy kịch tính mạng. Qua nội soi, bác sĩ đã gắp ra từ phế quản của bệnh nhi hạt mãng cầu giúp khai thông đường thở. Ngày 18/12, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, tại đây vừa tiếp nhận...