Sẵn sàng đón nhận chính sách tự chủ đại học

Theo dõi VGT trên

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật được Quốc hội thông qua đáp ứng mong mỏi của các trường đại học, trong đó có chính sách về tự chủ. Hiện, các trường cũng đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận về chính sách tự chủ ngay sau khi Luật này có hiệu lực thi hành.

Sẵn sàng đón nhận chính sách tự chủ đại học - Hình 1

Các trường phải phát huy sự năng động trong môi trường tự chủ đại học

Tự chủ: Con đường phát triển đại học

Là một trong những trường của địa phương, Trường Đại học An Giang cũng sẽ là đối tượng chịu tác động của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo PGS.TS Võ Văn Thắng – Hiệu trưởng nhà trường, hiện trường đã có tâm thế sẵn sàng để đón nhận tinh thần tự chủ. PGS nhận định, trong tương lai tự chủ là con đường phát triển, chỉ có tự chủ mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Luật, các trường sẽ được tự chủ về tổ chức, nhân sự; tự chủ học thuật; tự chủ về tài chính. Riêng về tự chủ tài chính không có nghĩa là Nhà nước sẽ “bỏ rơi” không cấp kinh phí cho các trường. Cơ chế cấp kinh phí từ “bao cấp” sang phương thức “đặt hàng” là hướng đi đúng và mở, không phân biệt công – tư, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Võ Văn Thắng, chủ trương thì tốt, vấn đề còn lại là áp dụng triển khai vào thực tiễn, làm sao phải thực sự minh bạch, công tâm, không có tiêu cực; lúc đó chính sách mới thực sự có sức sống và phát huy được tác dụng. Qua đó mới kích thích được các trường phát triển.

“Vì thế Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy quyền tự chủ của mình. Theo đó, các trường sẽ được liên doanh, liên kết, được cho thuê tài sản đất đai và khai thác đúng mục đích, nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của nhà trường.”

GS.TS Nguyễn Thị Lan

Cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong tự chủ đại học, GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định: Cơ chế phân bổ ngân sách của Nhà nước theo phương thức “đặt hàng” rất là cần thiết và phù hợp với thực tiễn khách quan. Tự chủ phải song song với đặt hàng các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đồng thời cần có các chương trình nghiên cứu cho sinh viên, cho cán bộ, giảng viên.

Trên cơ sở đó, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, quy định trong Luật về việc thí điểm đặt hàng đào tạo và nghiên cứu khoa học là phù hợp. Qua đó, tạo động lực cho các trường đại học tự chủ phát triển. Đồng thời kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học với nhau.

Sẵn sàng đón nhận chính sách tự chủ đại học - Hình 2

Ảnh minh hoạ

Video đang HOT

Lấy ví dụ từ thực tiễn trường mình, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị được giao thí điểm tự chủ. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về chính sách, cơ chế trong quá trình thực hiện tự chủ, song cũng phải thừa nhận rằng, từ cơ chế này mà trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện được rất nhiều đổi mới trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đó là giao các quyền tự chủ cho các trường đại học và giao vốn, tài sản cho các trường. Theo đó các trường được khai thác sử dụng đất đai.

Tự chủ, các trường sẽ năng động hơn

Còn theo PGS.TS Đặng Quang Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), các trường đều sẵn sàng tiếp nhận tinh thần tự chủ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ giải quyết các “điểm nghẽn” về tự chủ đại học. Vì thế chính sách về tự chủ đại học được quy định trong Luật sẽ tạo điều kiện và động lực để các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Cũng theo PGS. TS Đặng Quang Việt, tự chủ không có nghĩa là để các trường “tự bơi” và sẽ không có trường nào bị bỏ rơi. Tuy nhiên, cách thức phân bổ ngân sách sẽ khác, Nhà nước sẽ không “bao cấp” mà chuyển sang cơ chế đặt hàng. Khi đó các trường (không phân biệt trường công hay trường tư), sẽ phải cạnh tranh nhau lành mạnh với nhau. Tức là, nếu các trường ngoài công lập đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập. Do đó để nhận được những “đơn đặt hàng” của Nhà nước, không còn cách nào khác là các trường phải chủ động xây dựng thương hiệu của mình thông qua chất lượng đào tạo.

Đồng quan điểm, TS Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, tự chủ ở đây không phải là các trường tự lo hoàn toàn về kinh phí. Tới đây sẽ đổi mới cơ chế, phương thức phân bổ ngân sách của Nhà nước cho các trường.

Giáo dục là lĩnh vực đặc thù, nên việc đầu tư của Nhà nước vẫn là quan trọng. Tuy nhiên, đầu tư của Nhà nước sẽ theo phương thức “đặt hàng”, giao nhiệm vụ cho các trường đại học. Thực hiện cơ chế này đòi hỏi các trường phải năng động hơn, có chiến lược phát triển rõ ràng và cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở dựa vào năng lực và uy tín thương hiệu của mình.

Mới đây, khi phát biểu tại buổi tọa đàm “Tự chủ đại học – nhìn từ chính sách pháp luật” do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao đổi: Trong quá trình tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học được cạnh tranh với nhau để phát triển, nhưng vẫn phải bảo đảm lợi ích của người học. Nhà nước sẽ tăng cường vai trò kiểm, thanh tra và hậu kiểm để các cơ sở giáo dục đại học nâng cao tinh thần trách nhiệm giải trình với xã hội. Qua đó giúp nhà trường phát triển đúng định hướng và mục tiêu đề ra.

Minh Phong

Theo giaoducthoidai

Trường đại học sẽ có nhiều quyền hơn

Sau nhiều góp ý chỉnh sửa, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH đã được Quốc hội thông qua khá nhiều điểm mới mà theo đ.ánh giá của các nhà chuyên môn là tăng cường tự chủ của các trường ĐH. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục bổ sung trong quá trình phát triển.

Trường đại học sẽ có nhiều quyền hơn - Hình 1

Luật Giáo dục ĐH sửa đổi được thông qua đã "cởi trói" nhiều cho các trường trong việc thực hiện tự chủ - ĐÀO NGỌC THẠCH

Cởi trói để các trường phát triển

PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng luật Giáo dục ĐH sửa đổi được thông qua đã "cởi trói" nhiều cho các trường trong việc thực hiện tự chủ. Việc giao quyền này không chỉ về mặt tổ chức, học thuật, tài chính mà đặc biệt còn đối với các trường tư thục. "Đó là quan điểm rất mở của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phù hợp với xu thế phát triển ĐH của các nước trên thế giới. Qua đó tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các trường", ông Hải nhấn mạnh. Tuy nhiên theo PGS-TS Trần Hoàng Hải, luật được thông qua nhưng còn phải điều chỉnh một số văn bản khác để có thể thực hiện quyền tự chủ, nhất là về tài chính. Các văn bản dưới luật khác cần được điều chỉnh kịp thời để luật được sớm triển khai.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng nhận thấy điểm mới nhất trong luật này là sự cởi trói cho các trường phát triển. "Nếu như Nghị quyết 77 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017 của Chính phủ trước đây chỉ áp dụng thử nghiệm với một số trường thì luật này trao quyền tự chủ cho tất cả các trường và trong mọi mặt", ông Dũng nói.

Tuy nhiên theo ông Dũng, quyền tự chủ cần giao mạnh hơn nữa cho các trường ĐH vì so với nhiều trường ĐH trên thế giới, ở ta quyền này vẫn còn hạn chế. "Ở Hàn Quốc, các trường ĐH công lập hoàn toàn có thể biến thành một tập đoàn, có quyền hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài để phát triển kinh tế. Từ lợi nhuận thu được, trường quay lại hỗ trợ người học bằng cách giảm học phí và chính sách học bổng. Còn như cách làm hiện nay của chúng ta, với những rào cản hiện có, gánh nặng học phí vẫn đang dồn lên vai người học", ông Dũng nhấn mạnh.

Tạo cơ chế để cạnh tranh

Một điểm rất đáng quan tâm ở luật Giáo dục ĐH là cho phép các trường ĐH nhỏ tự sáp nhập với nhau để tăng sự cạnh tranh. Cụ thể, theo luật này sẽ gồm hai mô hình là trường ĐH và ĐH. Trong đó, ĐH được hình thành trên cơ sở sáp nhập một số trường ĐH đang tồn tại hoặc từ một trường ĐH tự lớn mạnh và hình thành các trường trực thuộc bên trong.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, nhiều trường ĐH của chúng ta hiện đang phát triển theo hướng đơn ngành. Trong khi yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi đa ngành, thậm chí tích hợp liên ngành. Vì vậy quy định này sẽ hỗ trợ các trường đi theo đúng xu hướng thời đại. "Tất nhiên dù luật cho phép nhưng để thực thi sẽ gặp rất nhiều rào cản. Để giải quyết bài toán phát triển ĐH hiện nay, việc đầu tiên cần làm là giải bài toán hệ thống. Cần mạnh dạn ghép, sáp nhập các trường và đơn ngành thành các ĐH lớn để tăng nguồn lực phát triển", ông Dũng đề đạt.

Còn nhiều luật khác chi phối khi thực hiện tự chủ

Tiến sĩ Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục ĐH, Viện Khoa học giáo dục VN, một thành viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2021, cho biết luật Giáo dục ĐH sửa đổi đã có một số điểm mới tiến bộ. Quy định về tự chủ ĐH đã phát huy đến tối đa. Tuy nhiên, xét chung thì hiện tại việc tự chủ ĐH vẫn đang bị khống chế bởi rất nhiều luật khác mà có chỗ còn làm hạn chế tác dụng của tự chủ ĐH.

"Thật ra ĐH tư thục cũng đang vướng ở vấn đề các trường này có thật sự là một doanh nghiệp hay chỉ là "đơn vị" hoạt động theo cơ chế thị trường. Chuyện trường ĐH lợi nhuận hay không vì lợi nhuận thực chất phản ánh câu chuyện trường ĐH tư có là doanh nghiệp hay không. Nhà nước vẫn cần xác định đúng vị trí của trường tư trong hệ thống giáo dục và nền kinh tế", tiến sĩ Phương nhận xét.

Tiến sĩ Phạm Đình Minh, Chủ tịch Hội Chuyên gia VN tại Đài Loan, đ.ánh giá: "Trong mấy năm vừa qua, Bộ GD-ĐT hạn chế thành lập các ĐH mới. Với luật Giáo dục ĐH sửa đổi này thì thời gian tới sẽ có nhiều ĐH "con" được thành lập. Chúng ta cần phải có kiểm định rất rõ ràng để đ.ánh giá chất lượng của các trường ĐH".

Trường không kiểm định là không được tự chủ

Theo tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, thành viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2021, sau khi Quốc hội thông qua luật và bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 7.2019, cần bàn cách triển khai những nội dung mới như thế nào. Chẳng hạn, phải kiểm định tất cả các chương trình đào tạo. Thời gian vừa qua, đa số các trường kiểm định tổ chức trong nước theo trường chứ không phải theo ngành. Sắp tới phải đẩy mạnh kiểm định từng ngành. Nếu không kiểm định là dừng tuyển sinh. Trường không kiểm định là không được tự chủ, ngành không được kiểm định là dừng tuyển sinh. Đây là vấn đề quan trọng nhất, cần được thực hiện tốt và thực hiện nhanh. "Về tự chủ ĐH cũng có những điểm mới, trong đó quy định khá ổn đối với trường tư. Đó là tự chủ mở ngành, tuyển sinh, liên kết. Những quy định này sẽ giúp trường tư phát triển tốt hơn" ông Tùng cho biết.

Một số điểm mới đáng chú ý

- Quy định cụ thể về cơ sở giáo dục ĐH tư thục không vì lợi nhuận. Cụ thể là cơ sở mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục ĐH; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục ĐH.

- Quy định chi tiết về hội đồng trường, trong đó chủ tịch hội đồng trường không yêu cầu phải có trình độ tiến sĩ; chỉ cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, uy tín, kinh nghiệm quản lý giáo dục ĐH, đủ sức khỏe và độ t.uổi theo quy định pháp luật.

- Cơ sở giáo dục ĐH thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định pháp luật về học thuật, tổ chức nhân sự, tài chính và tài sản...

- Cơ sở giáo dục ĐH được mở ngành đào tạo các trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định chi tiết (trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh).

- Không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau. Có các hình thức đào tạo gồm chính quy tập trung và không tập trung.

- Không quy định cứng nhắc mô hình ĐH 2 cấp. Luật quy định hai mô hình là trường ĐH và ĐH, trong đó ĐH được hình thành trên cơ sở sáp nhập một số trường ĐH đang tồn tại hoặc từ một trường ĐH tự lớn mạnh và hình thành các trường trực thuộc bên trong.

- Quy định các môn môn lý luận chính trị, lịch sử dân tộc trong chương trình đào tạo các chương trình liên kết đào tạo trình độ giáo dục ĐH được thực hiện tại VN, do cơ sở giáo dục ĐH VN cấp bằng hoặc cùng cấp bằng.

H.A (tổng hợp)

"Đó là quan điểm rất mở của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phù hợp với xu thế phát triển ĐH của các nước trên thế giới. Qua đó tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các trường"

PGS-TS Trần Hoàng Hải (Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM)

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Nữ chính phim VTV Cù Thị Trà: Sắc vóc gợi cảm, chưa một mảnh tình vắt vai
15:43:06 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phong thuỷ với chứng khoán: Nhà đầu tư mệnh Mộc nên mua cổ phiếu gì cho năm "tương sinh" Giáp Thìn 2024?

Trắc nghiệm

20:56:34 16/06/2024
Người mệnh Mộc trong năm 2024 có thể ưu tiên các ngành đang có mức tăng trưởng cao nhờ hưởng lợi từ chính sách Chính phủ (Bán lẻ, Đầu tư công) hay hưởng lợi từ viẹc mức tăng trưởng chung của nền

Joe Alwyn trải lòng về mối tình với Taylor Swift

Sao âu mỹ

20:43:13 16/06/2024
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sunday Times Style xuất bản hôm 15.6, nam diễn viên phim Kinds of Kindness (33 t.uổi) nói thời gian bên ngôi sao nhạc pop Taylor Swift (34 t.uổi) là dài lâu, đầy yêu thương .

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis

Netizen

20:41:14 16/06/2024
Sau một thời gian gây ồn ào, Xoài Non đã có thông báo chính thức về mối quan hệ của mình và Xemesis.Chiều tối 16/6, Xoài Non bất ngờ thông báo đã ly hôn với Xemesis.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 43: An Nhiên bị vợ Việt đ.ánh g.hen?

Phim việt

20:36:46 16/06/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 43: An Nhiên hỏi Nghĩa về khoản t.iền bán công ty Lan Hà; Vợ của Việt đến tận spa dằn mặt An Nhiên; Nghĩa bế con gái ruột và gặp lại Ngân Hà.

Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp

Thế giới

20:35:24 16/06/2024
Hầu hết các cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, ngoại trừ một số diễn biến căng thẳng tại Rennes và Nantes ở miền Tây nước Pháp, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn một số nhà hoạt động quá khích.

Vay t.iền của nhiều người rồi bỏ trốn suốt 27 năm

Pháp luật

20:33:50 16/06/2024
Năm 1997 do buôn bán thua lỗ, Hoa đã vay gần 200 triệu đồng của nhiều người trên địa bàn TP Thanh Hóa, sau đó bỏ trốn khỏi địa phương và bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa truy nã về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài s...

Người mẫu Việt tiết lộ cuộc sống sau khi chia tay CEO hơn 46 t.uổi

Sao việt

20:33:29 16/06/2024
Sau biến cố tình cảm, Cổ Ngân dành thời gian chăm sóc bản thân. Người đẹp cũng có những thay đổi về tiêu chuẩn bạn trai lý tưởng khi yêu.

Miss Night and Day: Nội dung "lầy lội", nữ chính mang 2 nhân cách, fan cười mệt

Phim châu á

20:31:52 16/06/2024
Vừa lên sóng không lâu, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Miss Night and Day, khiến khán giả phải ôm bụng nghiêng ngả vì cười quá nhiều, nhờ vào kịch bản ấn tượng và lối diễn xuất nhập tâm của nữ chính.

Asa (BabyMonster) được gọi là 'nữ hoàng sân bay' thế hệ mới

Phong cách sao

20:12:02 16/06/2024
Nữ thần tượng sinh năm 2006 xuất hiện trước công chúng với ngoại hình mang đậm phong cách Y2K đầu những năm 2000.

ABCD của Nayeon: Cứ ngỡ sẽ đậm chất Âu Mỹ hóa ra là nhạc trộn hàng lỗi

Nhạc quốc tế

19:43:55 16/06/2024
Nayeon chính thức trở lại đường đua Kpop với album solo thứ hai trong sự nghiệp. Các bài hát của nữ idol có sự đổi mới nhưng không được tán dương.

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.