Sẵn sàng đón học sinh trở lại trường trong môi trường tốt nhất
Nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT tán thành với việc cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới đây.
Các trường học của tỉnh Tuyên Quang tiến hành vệ sinh, khử trùng, sát khuẩn
* Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn: Sẵn sàng đón học sinh trở lại
Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn. Ảnh: INT
Tôi ủng hộ với quyết định 2/3 tới sẽ đón học sinh trở lại trường học tập. Thực tế, đến thời điểm này, cả nước không ghi nhận thêm trường hợp nào dương tính với Covid-19.
Hơn nữa toàn hệ thống giáo dục nói riêng và các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương nói chung đã và đang làm rất tốt công tác phòng chống Covid-19. Có thể nói, chúng ta kiểm soát và khống chế dịch bệnh rất tốt nên yên tâm khi giáo viên và học sinh trở lại trường dạy – học.
Ngay như tỉnh Lạng Sơn – một tỉnh biên giới nhưng chúng tôi cũng làm rất tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. Theo đó, 100% các trường đã được tổng vệ sinh, phun khử trùng sát khuẩn nhiều lần. Từ giờ đến này 2/3, chúng tôi sẽ chỉ đạo các nhà trường tiếp tục thực hiện công việc này để đón học sinh và giáo viên trở lại trong môi trường an toàn nhất.
Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các trường lau chùi, sát khuẩn các thiết bị dạy học; trang bị nước rửa tay cho giáo viên và học sinh…. Chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất có thể để giáo viên, học sinh yên tâm trở lại trường lớp.
Chúng tôi cũng thăm dò phụ huynh, họ cũng đều mong muốn cho con trở lại trường học tập. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và tình hình thực tế của địa phương, ngay trong tuần tới chúng tôi sẽ tham mưu với UBND tỉnh để quyết định cho học sinh trở lại.
* Ông Nguyễn Minh Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang: Yên tâm khi cho học sinh quay trở lại trường lớp học tập
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang
Theo tôi, quyết định đầu tháng 3 tới đây cho học sinh đi học trở lại là hợp lý. Chúng ta đã khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh Covid – 19 trong thời gian qua. Hơn nữa, hiện nay cả nước chưa ghi nhận thêm trường hợp nào dương tính với Covid-19; thứ nữa các trường học trên cả nước đều làm rất tốt khâu vệ sinh, khử trùng, sát khuẩn lớp học, các thiết bị dạy học. Có địa phương đã làm đến lần thứ 3.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 của chúng ta rất tốt nên giáo viên và học sinh đã có ý thức bảo vệ phòng, ngừa. Nói chung giáo dục làm rất tốt công tác kiểm sát dịch bệnh nên chúng ta yên tâm khi cho học sinh quay trở lại trường lớp học tập.
“Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã quyết định lùi thời kêt thuc năm hoc đến trươc ngay 30/6/2020, xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020, hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020, thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020 là rất phù hợp với thực tiễn. Quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục, bảo đảm chương trình theo quy định; đồng thời, không gây áp lực cho giáo viên, học sinh và các nhà trường” – Ông Nguyễn Minh Anh Tuấn.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Sức mạnh của việc tự học
Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, vai trò của giáo dục chính quy trở thành việc đào tạo ra những học sinh kiểu mẫu và công dân ưu tú, người mà có thể thúc đẩy quốc gia và thế giới tiến lên trong suốt cuộc đời họ.
Nhưng đôi khi, một hệ thống có cấu trúc như thế dường như chỉ đang đào tạo ra những học sinh bình thường, cứng nhắc. Những học sinh ấy là sản phẩm của một khái niệm đã được định hình sẵn.
Khi so sánh những "trường học công nghiệp" với các quy trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền có lẽ không quá xa, sự thật đó khiến nhiều phụ huynh lo lắng là học sinh đang được dạy những gì cần suy nghĩ hơn là suy nghĩ như thế nào.
Giải quyết vấn đề. có thể là một quá trình sáng tạo, bắt nguồn từ nhu cầu đối với những giải pháp hữu ích.
Một cách khác để bổ sung cho kế hoạch chặt chẽ hầu hết các hệ thống giáo dục là chú trọng kiến thức dựa trên kinh nghiệm, học sinh dùng trí tuệ của mình để tự khám phá ra những giải pháp đối với vấn đề họ đang gặp phải.
Theo như tạp chí Giáo dục Harvard dẫn lời của nhà tâm lí học nổi tiếng người Mỹ Jerome Bruner: "Tự mình khám phá chính mình dạy chúng ta cách thu thập thông tin sao cho thông tin ấy trở nên khả thi hơn trong việc giải quyết vấn đề".
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
Phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm khuyến khích trẻ nhỏ phát triển khả năng phát hiện vấn đề và tự tìm kiếm giải pháp hữu ích trong đời sống hằng ngày.
Trẻ nhỏ có thể tình cờ bắt gặp những tình huống thử thách khi tương tác với bạn bè, khi tình cờ gặp những người qua Internet hoặc đơn giản là trong khi đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hiện tại.
Bằng cách đó, trẻ em học cách dựa vào bản thân mình và chủ động giải quyết vấn đề, thay vì chờ đợi đáp án đã được bày sẵn. Trở nên tháo vát giúp họ trở nên sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi trong môi trường. Nó cũng giúp họ nhận ra rằng mình có thể học nhanh hơn.
Tạo ra những trải nghiệm quan trọng
Việc tự học bắt nguồn từ mong muốn cá nhân có được kiến thức mới. Nó được hỗ trợ bởi nhu cầu khám phá nhiều thông tin hơn về một chủ đề và sử dụng thông tin cho một một mục đích cụ thể.
Trẻ em sẽ có được ý thức rõ ràng hơn vì thông tin thu được có thể sẽ liên quan đến họ. Họ cũng có xu hướng tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề nhất định vì xác định rõ ràng mục đích khi biết - và đó không đơn giản chỉ là vì mục đích học tập. Việc học trở nên có mục đích với trẻ em, cũng như trở nên thú vị, điều này dẫn đến kết quả tốt hơn.
Khuyến khích tư duy tò mò
Học tập hiệu quả phần lớn đòi hỏi cảm giác muốn tìm hiểu - một sự tò mò đối với việc khám phá. Khuynh hướng "biết nhiều hơn nữa" là một động lực thậm chí truyền cảm hứng cho họ để trở thành những người học suốt đời. Trẻ em có động lực học sẽ tìm cách để lĩnh hội nhiều kiến thức hơn, bắt nguồn từ bên trong bản thân, thay vì bị thúc đẩy bởi những tác động bên ngoài.
Đối với họ, học tập là một niềm phấn khích, giống như bắt đầu cuộc phiêu lưu, một điều giúp mở rộng khả năng hơn nữa khi họ thành công trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng.
Nâng cao lòng tự trọng
Phần lớn động lực tự học bắt nguồn từ bên trong, và mặc dù sự tò mò tự nhiên thúc đẩy một đứa trẻ tìm kiếm câu trả lời đối với vấn đề, động lực và sự tự tin để "bắt đầu cuộc hành trình của riêng mình" có thể đơn độc và nản chí.
Nhưng khi trẻ em tự học nhiều hơn, cảm giác tự tin khi học sẽ được xây dựng. Họ sẽ tin tưởng vào phán đoán của mình vì họ có thể thấy điều đó tạo ra kết quả như thế nào đối với bản thân.
Sẽ không mất nhiều thời gian để trẻ em có thể khám phá bản thân là những người độc lập mong muốn những thứ mới mà không cần ai thúc đẩy hay giúp đỡ.
Học theo một tốc độ riêng
Những đứa trẻ tự học sẽ làm như vậy với tốc độ của riêng mình. Điều này mang lại cho lợi ích khi tập trung vào những lĩnh vực quan tâm hơn cả hoặc hiểu rõ hơn. Theo một cách nào đó, việc này giúp chuyên sâu vào một số chi tiết nhất định. Việc thực hành này làm giảm sự thất vọng, lo lắng hoặc buồn chán; những thứ thường cản trở học sinh tham gia học tập.
Trong những tình huống như vậy, những thử thách và cản trở sẽ không còn là rào cản khi nỗ lực hoàn thành công việc, thay vào đó, những thử thách cũng chính là cơ hội học một cái gì mới.
Động lực của việc muốn tìm hiểu giúp thúc đẩy trẻ đào sâu nghiên cứu để biết nhiều hơn.
Mở rộng các kĩ năng ngoại khóa
Một phần không thể thiếu của việc tự học không chỉ là khám phá thế giới xung quanh một đứa trẻ - mà nó còn là sự phản ánh về khả năng.
Những trẻ em học hỏi qua kinh nghiệm sẽ tìm cách để làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, điều đó đòi hỏi quản lí thời gian, tự đánh giá và đặt ra các mục tiêu cá nhân. Đây đều là những kĩ năng quan trọng cái mà rất cần thiết sau này đối với sự nghiệp học tập của họ và hơn thế nữa là khi họ tham gia vào lực lượng lao động.
Trên thực tế, những đứa trẻ có khả năng tự học có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển kĩ năng khác, bằng cách phát triển một kĩ năng đặc biệt nào đó đi kèm. Những người có khả năng tự học cũng vô cùng tận tụy để hoàn thành công việc và họ bám sát kế hoạch cho đến khi đạt được mục tiêu.
Phương pháp học tập Kumon
Một chương trình khuyến khích việc tự học được phát triển bởi một nhà giáo trung học người Nhật cho con trai ông vào năm 1954. Toru Kumon đã phát triển bản tính Toán học trên các tờ giấy kẻ ngang để con trai ông Takeshi có thể học cách để chuẩn bị đầy đủ hơn để đối mặt với kì thi trung học và tuyển sinh đại học nghiêm ngặt trong tương lai.
Ngày nay, phương pháp Kumon đã giúp học sinh toàn thế giới phát triển trí tuệ và sự độc lập thông qua việc tự học, thúc đẩy một thế hệ học sinh toàn diện, tháo vát và tự tin chấp nhận thử thách mà không sợ hãi.
Theo congly
Quảng Bình: Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh trở lại trường Ngày 13/2, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải đảm bảo an toàn tốt nhất của nhà trường để đón nhận học sinh trở lại trường vào sáng 17/2 tới đây. Trong thời gian học sinh nghỉ học tránh dịch bệnh, các...