“Săn” cặp chống gù cho con mùa tựu trường
Chiếc cặp chống gù “huyền thoại” của trẻ em Nhật Bản đang khiến nhiều phụ huynh Việt mong muốn săn tìm cho hoàn chỉnh bộ đồ dùng của con cho năm học mới. Thế nhưng, xoay quanh chiếc cặp của con mà quyết định của phụ huynh lại chẳng hề đơn giản, dễ dàng.
Đẹp, nhẹ và tiện dụng
Cặp chống gù (cặp randoseru) là chiếc cặp được người Nhật dày công nghiên cứu và chế tác để nó có thể chứa đựng đầy đủ sách vở, đồ ăn, vật dụng cá nhân cho học sinh tiểu học mà không ảnh hưởng tới cấu tạo cột sống và sự phát triển thể lực của trẻ. Xuất phát từ quan điểm nuôi dạy trẻ tự lập của người Nhật mà trẻ em thường đi bộ đến trường và phải tự mình mang hết đồ dùng cá nhân và đồ dùng học tập chứ không có sự trợ giúp của người lớn.
Khả năng chống gù lưng của Randoseru liên quan đến phần dây và lưng cặp. Dây đeo cặp được thiết kế theo kiểu 3D có đệm mút, có thể điều chỉnh độ dài giúp trẻ khi đeo ôm sát cơ thể, không bị đau vai, chống xệ vai, có thể điều chỉnh trong suốt bậc tiểu học. Sau khi chỉnh dây cho trẻ, cặp sẽ ôm khít phần lưng, vai và gáy. Kể cả khi trẻ chạy, nhảy, cặp cũng sẽ ổn định và không rời khỏi vị trí.
Căng thẳng vì con phải còng lưng rụt cổ đeo chiếc ba lô hoặc cặp sách nặng là lý do khiến nhiều phụ huynh Việt đầu năm học mới này bỏ công sức thời gian đi khảo giá, tìm kiếm săn cặp chống gù bảo vệ sức khỏe cho con.
Nắm được tâm lý đó, thị trường cặp chống gù đang tăng nhiệt. Mặt hàng này đứng đầu bảng cơn sốt mua sắm đầu năm học. Dạo quanh những cửa hàng bán ba lô, cặp xách phục vụ học sinh là thấy ngay sự quảng cáo rầm rộ các chủng loại. Sức hút của cặp chống gù đã khiến cho hàng nhái xuất hiện la liệt, các mức giá cũng được các chủ hàng phát ra rất khác nhau. Tưởng là dễ dàng chọn được một chiếc cặp chống gù ưng ý phù hợp với điều kiện tài chính của mình, nhưng rồi khá nhiều phụ huynh hoang mang.
Cặp siêu nhẹ, chống gù lưng mẫu mã Nhật Bản được nhiều phụ huynh tìm mua cho con trước năm học mới
Video đang HOT
Thích thì rất thích,…nhưng…
Thích và mê thật nhưng nhiều phụ huynh đứng tần ngần trước những chiếc cặp có giá 3 triệu, 4,2 triệu hoặc 12 triệu đồng rồi đành hẹn… quay lại cửa hàng sau! Với quy trình hoàn toàn sản xuất thủ công tỉ mỉ, chiếc cặp hoàn thành sau hơn 200 công đoạn. Do đó giá thành chiếc cặp không dễ là “lựa chọn thông minh” của đa số phụ huynh Việt được.
Khổ nỗi là đã sờ vào hàng xịn rồi thì phụ huynh lại khó có thể quyết định khi mua hàng nhái. Vì hàng nhái kém cả về chất liệu da cặp, độ thấm hút ở lưng, đường kim mũi chỉ may công nghiệp hàng loạt cũng không sắc nét bằng cặp xịn.
“Tính năng và độ bền, đẹp của cặp chống gù xịn thì khỏi phải lăn tăn gì cả. Có điều, giá thành chiếc cặp này không hề rẻ nên em còn đắn đo, chưa dám quyết mua cho con. Cả tuần này vợ chồng em vào mạng tra cứu, tham khảo thêm. Hàng nội có ưu điểm giá mềm nhưng cũng khó tin tưởng lắm. Em định mua chiếc cặp second-hand cho con.
Thấy trên mạng chào bán nhiều lắm, hàng cũ cũng bị trầy xước đôi chỗ nhưng nhìn ảnh chụp thấy vẫn mới, khoảng 70 – 80%… Giá từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/chiếc tùy theo khách lựa chọn, em thấy giá đó cũng hợp lý, nhưng khó kiểm soát khi mua hàng trên mạng lắm. Chị gái em cũng có con vào lớp 1 năm nay bảo là em cứ đặt mua một chiếc cho con trai trước đi, nếu đảm bảo thì chị ấy sẽ đặt mua cho con gái…” – anh Đức Dân (Công ty Tư vấn Thiết kế xây dựng Fullhomes) cho biết.
“Mình biết thông tin Công ty cặp Murase Kabanko từ năm 2017 đã ủy quyền cho nhà phân phối JE Mart trên phố Mai Hắc Đế – Hà Nội cung cấp những sản phẩm cặp chống gù của nhiều thương hiệu nhưng đảm bảo chất lượng made in Japan nên quyết định mua ở đây cho yên tâm. Thôi, coi như “đầu tư” cho con cả cấp tiểu học, mẹ nhịn dùng một chiếc túi sành điệu vậy” – chị Hằng Thanh có con trai năm nay vào lớp 1 Trường Tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm – Hà Nội) chia sẻ suy nghĩ sau khi đã quyết định mở ví mua chiếc cặp giá 4,7 triệu đồng cho con.
Theo yeutretho.vn
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ lúc giao mùa
Mùa tựu trường là lúc thời tiết từ hè sang thu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị kiến thức để phòng tránh tiêu chảy khi trẻ đến trường.
Tiêu chảy lúc giao mùa ở trẻ thường khiến phụ huynh lo lắng. Nắm rõ nguyên nhân và cách phòng bệnh sẽ giúp trẻ tránh xa bệnh này.
Nguyên nhân
Tựu trường thường diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa hè sang thu, thời tiết thay đổi đột ngột, sự chênh lệch lớn nền nhiệt giữa ngày và đêm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây tiêu chảy có cơ hội bùng phát. Cha mẹ không kiểm soát được thói quen ăn quà vặt, hàng rong cũng là một trong những nguyên nhân làm trẻ dễ nhiễm bệnh này.
Thường xuyên ăn quà vặt, hàng rong kém vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
Trong khi đó, trẻ chưa ý thức về việc giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ngồi vào bàn ăn nên rất dễ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, trẻ chưa thích nghi với chế độ ăn uống, sinh hoạt mới ở trường, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, nhất là ở những trẻ trong độ tuổi học mẫu giáo.
Tiêu chảy tuy là bệnh thông thường, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ. Đặc biệt, cơ thể mất nước có thể gây sốc, truỵ tim, nguy cơ suy nhược cơ thể và viêm niêm mạc ruột.
Cách phòng tránh
Khi đã nhận diện rõ nguyên nhân gây tiêu chảy, phụ huynh sẽ biết cách giúp con phòng tránh bệnh hiệu quả: Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh tay đúng cách; hạn chế ăn quà vặt, hàng rong kém vệ sinh; vận động rèn luyện thể lực, có chế độ ăn đủ chất để nang cao sức đề kháng cho cơ thể...
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần nắm vững cách chăm sóc và xử lý giúp con nhanh chóng khắc phục để việc học không bị gián đoạn. Phụ huynh nên bổ sung nước cho trẻ, vì tiêu chảy làm cơ thể trẻ mất nước rất nhanh. Ngoài nước thông thường, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước cháo loãng, nước súp...
Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ thường mất nước. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ càng nhiều càng tốt.
Phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ chất, tránh kiêng khem sẽ làm cơ thể con suy kiệt, nguy cơ suy dinh dưỡng về sau. Bên cạnh đó, để hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thu, phụ huynh hãy ưu tiên các món ăn mềm, chia nhỏ bữa giúp dễ tiêu hoá hơn.
Ngoài ra, phụ huynh hãy trao đổi thêm với giáo viên về tình trạng tiêu chảy của trẻ để đảm bảo bé nhận được sự quan tâm theo dõi và chăm sóc đầy đủ khi ở trường. Mẹ cũng không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, vì kháng sinh chỉ có tác dụng khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Với trường hợp do virus Rota, kháng sinh không có tác dụng mà chỉ khiến hệ sinh thái đường ruột bị mất cân bằng, bệnh thêm lâu khỏi.
Thuốc cầm tiêu chảy nhanh chỉ tạo ra hiện tượng hết bệnh giả, các vi khuẩn, virus gây bệnh vẫn còn giữ lại ở ruột, không được đào thải ra ngoài, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, viêm ruột. Vì vậy, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ sử dụng.
Theo Zing
Chống dịch tay chân miệng: Trọng điểm là các nhà trẻ Bệnh tay chân miệng bùng phát trên cả nước khiến hơn 53 nghìn trẻ mắc, trong đó có 6 ca tử vong. Trước tình hình bệnh diễn biến khó lường, nguy cơ tiếp tục lây lan, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương củng cố các đội cơ động chống dịch tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng đang tiềm ẩn nhiều...