Samsung tố cáo Trung Quốc phạm luật lao động
Trong một bản thông cáo công bố ngày 26.11, Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc xác nhận là tại các xưởng gia công cho Samsung ở Trung Quốc không có vấn đề lao động trẻ em. Tuy nhiên, tập đoàn này đã phát hiện ra nhiều “hành vi không thích hợp” của các nhà cung cấp Trung Quốc.
Samsung bị tố vi phạm luật lao động Trung Quốc.
Tổ chức phi chính phủ bảo vệ người lao động – China Labour Watch, trụ sở tại New York – hồi tháng 9.2012 đã cáo buộc các cơ xưởng sản xuất cho Samsung ở Trung Quốc là đã thuê mướn lao động vị thành niên. Tổ chức này còn nêu bật tình trạng lượng giờ phụ trội cao hơn gấp 5 lần số thời gian luật định, và nhiều trường hợp vi phạm Luật Lao động.
Những lời tố cáo trên đã buộc Samsung phải mở điều tra. Theo tập đoàn của Hàn Quốc, sau khi nghiên cứu danh sách công nhân tại 105 công ty đối tác gia công ở Trung Quốc mà Samsung được độc quyền, nhân viên điều tra của tập đoàn này không thấy có sai sót trên mặt tuổi tác. Thế nhưng cuộc điều tra lại khám phá nhiều hành vi “không thích hợp”, ví dụ như giờ phụ trội quá nhiều, và những hình thức trừng phạt vì đi muộn hay vắng mặt. Đây là điều bị cấm đoán theo Luật Lao động Trung Quốc.
Samsung cho biết vấn đề ưu tiên là đưa ra những biện pháp giới hạn giờ làm thêm để theo đúng luật, và sẽ thực hiện từ đây đến 2014. Samsung còn doạ chấm dứt hợp đồng với công ty nào thuê trẻ vị thành niên.
Ngoài số 105 công ty nói trên mà Samsung là khách hàng độc quyền, từ đây đến cuối năm, tập đoàn của Hàn Quốc còn điều tra 144 công ty cung ứng khác được họ thuê gia công nhưng không nắm độc quyền. Kể từ năm 2013, điều kiện lao động tại số 249 công ty cung ứng sản phẩm cho Samsung ở Trung Quốc sẽ được theo dõi qua một chương trình kiểm toán.
Video đang HOT
Tập đoàn của Hàn Quốc giải thích là đã thông báo những điều vi phạm luật cho lãnh đạo các công ty. Lãnh đạo công ty ở Trung Quốc còn sẽ được &’tu nghiệp’ để chống lại hiện tượng truy bức tình dục, lạm quyền… Samsung sẽ thiết lập đường dây điện thoại để nhân viên có thể khiếu kiện về những hành vi quá đáng.
Theo laodong
Nga điều tra vụ mất tích nhiều xe cổ siêu sang
Các xe cổ siêu sang của Nga tại một cuộc trưng bày - Ảnh: AFP
Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đang điều tra vụ mất tích bí ẩn của hàng loạt xe cổ siêu sang như các chiếc Zil và Chayka từng được Fidel Castro, Nikita Khrushchev và Yury Gagarin sử dụng.
Các chiếc xe cổ trị giá hàng chục triệu USD này là một phần trong bộ sưu tập được cất giữ tại bảo tàng giao thông quân đội ở thành phố Ryazan, phía nam thủ đô Moscow.
Chúng lẽ ra phải được chuyển đến những ga ra nhà nước ở khu ngoại ô sang trọng Rublevka của Moscow sau khi Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Anatoly Serdyukov đóng cửa bảo tàng vào năm 2010.
Tuy nhiên, một số xe đã mất tích trên đường vận chuyển và sau đó lại được bán cho tư nhân, theo tờ Telegraph hôm 20.11.
FSB đã chú ý đến nghi án trộm xe khi tiến hành cuộc điều tra lớn hơn về vụ tham nhũng tại Bộ Quốc phòng khiến ông Serdyukov mất chức vào đầu tháng này.
Tổng thống Vladimir Putin đã cách chức ông Serdyukov nhằm bảo đảm tính minh bạch của cuộc điều tra về những cáo buộc nói rằng các nhân viên tại Oboronservis, một cơ quan quốc phòng mà ông Serdyukov từng lãnh đạo, đã tư hữu hóa bất hợp pháp tài sản quân đội.
Bảo tàng Ryazan được mở cửa vào năm 1994, gần với dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng của Liên Xô hồi Thế chiến thứ hai.
Những chiếc xe cổ siêu sang trong bộ sưu tập được nhắc đến bao gồm chiếc ZIS-110 của nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev và chiếc ZiL-117 chở nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm Liên Xô năm 1972.
Ryazan cũng lưu giữ chiếc ZiL-111 mui trần mà nhà du hành vũ trụ Gagarin từng được chở đến Quảng trường Đỏ để ca khúc khải hoàn, sau khi trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ hồi năm 1961.
Nhà máy ZiL mới được báo chí nhắc đến vào tháng trước khi sản xuất một loại xe sang mới dành cho ông Putin, sau nhiều năm thương hiệu Zil chìm vào quên lãng.
Tờ Izvestiya khẳng định ông Serdyukov đặc biệt ưa thích bộ sưu tập của Ryazan không lâu sau khi nhậm chức cách đây 5 năm.
Tờ báo này dẫn lời cựu giám đốc bảo tàng Rudolf Vander: "Biết chúng tôi có những chiếc xe quý hiếm đó, Serdyukov đã ra lệnh chuẩn bị cho ông một số album của mọi cuộc triển lãm và các bức ảnh chụp chúng ở mọi góc độ".
Trong một chuyến thăm bảo tàng sau đó, Serdyukov đã đi cùng một phụ nữ trẻ, người thúc khủy tay vào ông và nói "Chúng ta không có chiếc xe như thế này" khi họ đi ngang qua những kiểu xe nổi tiếng.
"Sau đó, các rắc rối của bảo tàng bắt đầu", ông Vander nói.
Tuy nhiên, tờ Telegraph đã đặt nghi vấn về thời điểm xuất hiện vụ bê bối xe cổ siêu sang mất tích, sau khi ông Serdyukov bị cách chức và cho rằng nó có thể là một phần chiến dịch làm mất uy tín ông Serdyukov.
Theo TNO
Cựu tướng tình báo Jordan lãnh án 13 năm tù Ngày 11.11, tòa tuyên án 13 năm tù và mức tiền phạt 29 triệu USD đối với cựu tướng tình báo Jordan, ông Mohammed Dahabi phạm tội tham nhũng. Theo AFP, ông Dahabi, lãnh đạo Cơ quan tình báo Jordan từ năm 2005 - 2008, đã bị bắt giữ hồi tháng 2.2012 để điều tra các cáo buộc về tội rửa tiền, lạm...