Samsung đạt doanh thu kỷ lục nhờ ‘cơn khát’ chip toàn cầu
Nhu cầu thị trường tăng mạnh với mảng chip nhớ, bên cạnh màn hình OLED và thiết bị gập, giúp Samsung có quý kinh doanh cao nhất.
Theo The Verge, hai năm diễn ra Covid-19 là giai đoạn kinh doanh khởi sắc của Samsung trên toàn cầu. Quý III/2020, hãng ghi nhận mức kỷ lục là 66,96 nghìn tỷ won (57,4 tỷ USD) nhưng tới năm nay, mức này tiếp tục bị phá vỡ với 73,98 nghìn tỷ won (63,4 tỷ USD). Doanh thu “chỉ” tăng 10% nhưng lợi nhuận của hãng điện tử Hàn Quốc lại tăng 26%, đạt 15,82 nghìn tỷ won (13 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết chip nhớ, bộ xử lý mà Samsung sản xuất có mặt trong mọi thiết bị công nghệ, từ máy chủ đến điện thoại di động, đều đang có nhu cầu thị trường cao hơn bao giờ hết. Việc chuyển sang trạng thái làm việc linh động cả tại nhà lẫn cơ quan khiến các công ty, cá nhân phải mua thêm nhiều máy tính, SSD hay CPU và RAM cho máy chủ.
Ngay cả khi chi phí nguyên liệu thô và nhân công tăng, chip nhớ có giá tăng phi mã thời gian qua giúp Samsung có biên lợi nhuận tốt hơn nhiều so với trước. Doanh thu của bộ phận chip nhớ tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi lợi nhuận của bộ phận thiết bị bán dẫn tăng gần gấp đôi, từ 5,54 nghìn tỷ won lên 10,06 nghìn tỷ won (8,5 tỷ USD).
Video đang HOT
Chip nhớ của Samsung cho máy chủ.
Samsung, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, cho biết doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể cũng do các dòng điện thoại gập như Z Flip3 và Z Fold3. Các mẫu điện thoại tầm trung cũng đem đến kết quả kinh doanh khởi sắc do nhu cầu học và làm việc trực tuyến tăng mạnh.
Thành công của iPhone 13 cũng là một trong những nguyên nhân giúp Samsung có quý kinh doanh kỷ lục. “Nguồn thu từ màn hình di động tăng do nhu cầu đối với các sản phẩm mới ra mắt từ các khách hàng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn”, thông cáo của hãng viết. Samsung hiện cung cấp màn hình OLED cho điện thoại di động, trong đó iPhone 13 cũng là model vừa ra mắt giữa tháng 9.
Hãng điện tử Hàn Quốc kỳ vọng nguồn thu từ mảng kinh doanh màn hình cho thiết bị di động sẽ ổn định trong quý cuối năm nhưng không chỉ từ điện thoại. Nhu cầu màn hình OLED vẫn rất cao với các sản phẩm lớn hơn như máy tính xách tay, máy tính bảng và đặc biệt là máy chơi game như Nintendo Switch OLED mới.
Ở mảng TV, Samsung đang tập trung vào phân khúc cao cấp, theo đuổi các model sản xuất dựa trên công nghệ chấm lượng tử mới để tiếp tục cuộc chiến chống lại TV OLED của LG.
CEO Intel: Tình trạng thiếu chip sẽ còn căng thẳng tới ít nhất năm 2023
Giám đốc điều hành Intel, Pat Gelsinger cảnh báo rằng, tình trạng thiếu chip toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài thêm nữa. Ông cho rằng, sự thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2023.
Tuyên bố được đưa ra trước khi Intel công bố kết quả tài chính Q3/2021. Pat Gelsinger cũng tiết lộ rằng, sự thiếu hụt linh kiện trong toàn ngành đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chip PC trong quý 3, khiến cổ phiếu của Intel giảm 8%.
Gelsinger tin rằng tình trạng thiếu hụt chip hiện đang ở mức tồi tệ nhất nhưng sẽ tốt hơn theo từng quý trong năm tới. Mặc dù vậy, cân bằng cung cầu chip dự kiến sẽ chỉ có thể ổn định vào năm 2023.
Mặc dù nguồn cung giảm, kết quả kinh doanh Q3/2021 của Intel vẫn tăng trưởng khá tốt với doanh thu tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu mảng kinh doanh DCG và IoTG tăng mạnh. Công ty cũng tạo ra 9,9 tỷ USD tiền mặt từ hoạt động kinh doanh và trả cổ tức 1,4 tỷ USD.
George S. Davis, Giám đốc tài chính cho biết trong một tuyên bố: "Doanh thu quý 3 thấp hơn một chút so với hướng dẫn thu nhập của chúng tôi là 18,1 tỷ USD do những hạn chế về vận chuyển và nguồn cung đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi". Ông cũng công bố kế hoạch nghỉ hưu tại Intel vào tháng 5/2022.
Intel cho biết nhu cầu trong lĩnh vực kinh doanh PC vẫn còn rất lớn, đặc biệt là đối với laptop, desktop.
Theo Gelsinger, việc số hóa mọi thứ, khả năng kết nối lan tỏa, cơ sở hạ tầng đám mây và điện toán đang là những động lực góp phần thúc đẩy nhu cầu chip ngày càng nhiều hơn.
Ông nhấn mạnh thêm rằng, quy mô thị trường dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 1 ngàn tỷ đô la vào cuối thập kỷ này. Cho đến lúc đó, thị trường chip cao cấp sẽ tăng lên hơn 50% và mảng dịch vụ đúc hàng đầu sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp đôi tốc độ của toàn ngành bán công nghiệp.
Gelsinger cho biết: "Khách hàng sẽ tiếp tục chọn Intel vì nhu cầu trung tâm dữ liệu của họ và bộ xử lý Xeon thế hệ thứ ba có thể mở rộng Ice Lakeđã xuất xưởng hơn 1 triệu sản phẩm kể từ khi ra mắt vào tháng 4 và chúng tôi dự kiến sẽ giao lại hơn 1 triệu sản phẩm chỉ trong quý 4".
Với những kết quả tích cực trên, ban lãnh đạo Intel vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng vực dậy của công ty trên thị trường bán dẫn.
Apple cuối cùng cũng phải 'đau đầu' vì thiếu chip: Cắt giảm 10 triệu iPhone 13 Các báo cáo mới cho thấy Apple đã đặt mục tiêu cắt giảm sản lượng sản xuất iPhone do thiếu linh kiện. Theo nguồn tin riêng của Bloomberg , Apple có thể sẽ cắt giảm mục tiêu sản xuất iPhone 13 dự kiến cho năm 2021 lên tới 10 triệu đơn vị do tình trạng thiếu chip kéo dài. Công ty đã dự...