Saigon Co.op đưa vào hoạt động thêm 3 siêu thị phục vụ Tết
Sự ra đời của 3 siêu thị này đã góp phần nâng tổng số siêu thị trên toàn quốc của Saigon Co.op lên con số 126. Dự kiến, từ nay đến Tết sẽ có 1 thành viên nữa của chuỗi siêu thị Co.opmart khai trương hoạt động.
Trong những ngày cuối tháng 12-2019, Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) đưa vào hoạt động thêm 3 siêu thị Co.opmart. Trong đó, ngoài Co.opmart Tam Bình tại chung cư Sài Gòn Avenue – đường số 4, khu phố 4, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP HCM; 2 siêu thị còn lại tọa lạc tại miền Tây và cao nguyên Nam Trung Bộ. Co.opmart Cư M’Gar tại tổ dân phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk và Co.opmart Thoại Sơn tại ấp Bắc Sơn, đường tránh Tỉnh lộ 943, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Cả 3 siêu thị Co.opmart Tam Bình, Co.opmart Cư M’Gar và Co.opmart Thoại Sơn được thiết kế hiện đại, kinh doanh hơn 30.000 mặt hàng nhu yếu gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng. Tọa lạc tại các khu dân cư đông đúc, Co.opmart Tam Bình, Co.opmart Cư M’Gar và Co.opmart Thoại Sơn hứa hẹn sẽ là những điểm mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu với giá cả hợp lý, xuất xứ rõ ràng để phục vụ bữa ăn và sinh hoạt hằng ngày hết sức thuận tiện cho khách hàng tham quan mua, đặc biệt là nhu cầu mua sắm đầy đủ và tiết kiệm cho dịp Tết Canh Tý của người dân.
Các siêu thị Co.opmart mới khai trương dành nhiều ưu đãi cho khách hàng từ nay đến Tết
Với cơ cấu hàng Việt hơn 90%, các siêu thị Co.opmart sẽ tạo thêm thuận lợi trong việc quảng bá hàng Việt đến người tiêu dùng, thiết thực hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và bổ sung hàng chục ngàn mặt hàng an toàn, tiện lợi phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán 2020. Cùng với hệ thống Co.opmart cả nước, 3 siêu thị này sẽ là các điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân tại chỗ và các khu vực lân cận. Nhân dịp khai trương, Co.opmart Tam Bình, Co.opmart Cư M’Gar và Co.opmart Thoại Sơn thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi và rút thăm trúng thưởng với các giải thưởng giá trị dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, Saigon Co.op cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác hàng hóa, đặc sản của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và đặc sản núi rừng Đắk Lắk để thúc đẩy tiêu thụ trên toàn hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc.
Co.opmart Tam Bình, Co.opmart Cư M’Gar và Co.opmart Thoại Sơn dành nhiều ưu đãi cho khách hàng khi tham gia chương trình Khách hàng thành viên như: tích lũy điểm nhận chiết khấu thương mại, tặng phiếu giảm giá nhân dịp sinh nhật, tặng quà Tết và mua hàng giảm giá đặc biệt…
Video đang HOT
Theo người lao động
Ví điện tử rầm rộ vào siêu thị, cây xăng nhưng... "chưa dám" ra chợ
Việc thanh toán không dùng tiền mặt đang được triển khai rầm rộ tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cây xăng... Thế nhưng, tại các chợ truyền thống hay cửa hàng nhỏ lẻ thì các ví điện tử đều hạn chế "nhảy" vào vì rủi ro cao.
Các siêu thị luôn khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Đại Việt
Trong sự kiện "Đẩy mạnh số hóa kênh mua sắm hiện đại", các chuyên gia kinh tế và đại diện các doanh nghiệp cho rằng, việc không sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày đang giúp hàng chục triệu người Việt đỡ tốn thời gian hơn, an toàn hơn. Đặc biệt là những giao dịch thường xuyên như đi siêu thị, đổ xăng, gửi xe...
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc thường trực Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Saigon Co.op đang chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng doanh thu bởi người dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt.
"Chúng tôi có hơn 800 siêu thị trải dài trên khắp đất nước với hơn 1 triệu lượt mua sắm mỗi ngày thì áp lực về việc kiểm đếm, bảo quản và vận chuyển tiền mặt là rất lớn. Chính vì vậy, chúng tôi luôn mong muốn ngày càng có nhiều người tiêu dùng thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt bởi sự tiện dụng của cách thanh toán này", ông Đức nói.
Theo ông Đức, để khuyến khích người tiêu dùng không dùng tiền mặt thì siêu thị này đang phối hợp cùng ví điện tử MoMo áp dụng các chương trình hoàn tiền, lì xì Tết, tặng điểm thưởng... khi người dân thanh toán bằng ví điện tử. Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thanh toán điện tử không phải là các doanh nghiệp, mà chính là khách hàng.
Việc thanh toán bằng ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và đi vào đời sống. Ảnh: Đại Việt
Ông Phạm Thành Đức, Tổng giám đốc ví MoMo chia sẻ, trong 1 năm qua, sản lượng người dùng và tần suất người dùng ví điện tử này đã tăng gấp 6 lần, đạt mức 15 triệu khách hàng.
Bình quân, mỗi khách hàng giao dịch bằng ví từ 20 - 30 lần/tháng. Điều này cho thấy, "bức tranh" thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đang tăng trưởng đáng kể.
Lượng giao dịch thông qua ví MoMo để thanh toán tại các hệ thống siêu thị Saigon Co.op trong năm 2019 là khoảng 1.000 tỷ đồng và dự kiến có thể tăng đến 3 - 4 lần trong thời gian tới.
PV Dân trí cũng đặt câu hỏi cho ông Phạm Thành Đức: "Việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cây xăng... đang triển khai rầm rộ. Thế nhưng, tại các chợ truyền thống hay các cửa hàng nhỏ lẻ thì có vẻ như các ví điện tử đều không mặn mà, vì sao?
Ông Phạm Thành Đức cho rằng, chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ là "căn cứ điểm" cuối cùng để các doanh nghiệp "xông vào".
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì việc tiếp cận những khách hàng này chưa phù hợp, bởi khả năng rủi ro cho các ví cao. Chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ là nơi "về đích" của các ví điện tử chiến thắng trong cuộc đua thị phần.
Hiện nay, các ví điện tử đang tập trung vào những đối tác lớn có lượng khách hàng giao dịch cao hàng ngày, hàng tuần.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, cái "bắt tay" của các doanh nghiệp Việt trong việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt là một tín hiệu đáng mừng và khởi sắc.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ cuộc chơi trên "sân nhà" và tập trung phục vụ tốt cho người Việt. Bởi, thị trường hơn 96 triệu dân với tốc độ phát triển cao, ổn định là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác.
Theo nghiên cứu của hãng McKinsey&Company thì ngành bán lẻ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và ngày càng cân bằng với tốc độ hiện đại hóa.
Hiện nay, doanh thu hàng năm của ngành bán lẻ Việt Nam đạt khoảng 108 tỷ USD. Dự báo tăng trưởng lũy kế hàng năm khoảng 7,3% trong 5 năm tới. Đây là lý do khiến hàng loạt doanh nghiệp trong nước và quốc tế hành động quyết liệt để gia tăng tầm ảnh hưởng trên thị trường.
Theo dân trí
Tưng bừng "thả thính" khuyến mãi Chương trình khuyến mãi được triển khai tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile, Cheers, Sense City, HTVCo.op Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm dương lịch 2019. Không đợi đến cao điểm tháng 12 mới ồ ạt xả hàng, dọn kho mà từ đầu tháng 11, nhiều DN đã bắt đầu tung khuyến mãi lớn để...