Sai lầm khi ăn mặn
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, việc ăn mặn (thừa muối) lại có không ít tác hại đến cơ thể.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, cho biết theo ước tính, mỗi người Việt đang ăn khoảng 9 g muối mỗi ngày. Lượng muối này gấp đôi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra là 5 g/ngày. Thói quen ăn mặn làm gia tăng nhiều loại bệnh tật, như các vấn đề về tim, tăng huyết áp.
Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ Đào gặp một bệnh nhân sinh 44 tuổi bị tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết không cao. Gia đình bệnh nhân từ ông bà đến cha mẹ đều không có yếu tố nguy cơ di truyền. Ông không uống rượu bia, hút thuốc hay mắc bệnh béo phì. Bệnh nhân cao 1m66, nặng 74 kg.
Tuy nhiên, ông lại có thói quen ăn mặn. Từ đó, bác sĩ suy đoán đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân tăng huyết áp. Khi điều trị, bác sĩ phải trực tiếp xây dựng thực đơn cho người đàn ông này.
Video đang HOT
Thói quen ăn mặn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Healthline.
“Vợ bệnh nhân nấu ăn theo phương thức của bác sĩ. Ông không đồng ý. Thậm chí, 2 vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Tôi bảo người vợ mang đến một mẫu cá để nếm thử và đề nghị bà tăng lên một đơn vị muối, sau 2 tuần, giảm bớt nhưng không bảo với chồng. Về sau, bệnh nhân bắt đầu tiết chế được lượng muối”, bác sĩ Đào kể.
Bác sĩ này cho biết người Việt có thói quen ăn mặn, dùng nhiều hơn lượng muối khuyến cáo. Ngoài ra, một số sai lầm của người Việt trong việc lựa chọn thực phẩm, chế biến có thể làm tăng lượng muối trong thực đơn hàng ngày.
Hiện một số thực phẩm có lượng muối cao. Ở những đồ ăn chế biến sẵn như cà, dưa muối, thịt xông khói, đồ hộp…, phần trăm muối đạt mức tối đa. Đồ tươi sống như hải sản, sò, ngao…, cũng có lượng muối khá cao. Người dân vô tình làm tăng muối do chọn nguồn thực phẩm hoặc quá trình chế biến theo thói quen. Bác sĩ khuyên khi nêm gia vị, mọi người có thể dùng hạt nêm thay bột canh. Lượng muối ở hạt nêm thấp hơn 2/3 nhưng vẫn đảm bảo được vị ngon.
Ngoài ra, bác sĩ Đào cho biết chúng ta có thói quen sử dụng nước chấm để làm cho món ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, thông thường người nội trợ đã cho đủ lượng muối cần thiết. Nếu chấm thêm, bạn sẽ vô tình làm tăng lượng muối hàng ngày.
Chanh, giấm có thể loại bỏ hóa chất tồn dư trong rau củ?
Giấm và chanh có hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi, tanh, liệu chúng có thể loại bỏ hóa chất trong rau củ?
Rửa rau, củ như thế nào để vừa sạch bụi bẩn, vừa hạn chế hóa chất độc hại là điều nhiều người quan tâm.
Trong đó, ngoài cách ngâm trong nước muối, nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm về việc dùng chanh, nước giấm để làm sạch tồn dư hóa chất. Họ cho rằng việc ngâm chanh hoặc giấm sẽ tạo ra phản ứng làm trung hòa các độc tố hóa học có trong rau.
Trả lời về điều này, bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết chanh, giấm có tính axit nên giúp khử mùi tanh ở những thực phẩm tươi sống như thịt, cá. Với rau củ quả, người ta thường rất ít khi dùng chanh và giấm để ngâm rửa.
Chanh, giấm không có tác dụng nhiều trong việc loại bỏ hóa chất ở rau củ. Ảnh: Gardeningknow.
Chuyên gia này khẳng định việc dùng chanh và giấm để loại bỏ tồn dư hóa chất không mang lại nhiều lợi ích. Bởi axit trong chanh và giấm khó có thể hòa tan được nhóm chất hữu cơ (thuốc bảo vệ thực vật) có trong rau củ quả.
"Bản chất của việc ngâm, rửa rau là nhằm làm sạch, còn rất khó để loại bỏ được tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Khi nuôi trồng, nếu sử dụng các loại hóa chất, nó sẽ ngấm từ từ trong quá trình phát triển nên việc loại bỏ là không đơn giản.
Đối với chất bảo vệ thực vật, cần phải có thời gian nhất định để phân giải hết các độc tố. Trung bình thời gian thu hoạch an toàn sau phun thuốc là 15-20 ngày", bác sĩ Anh Đào chia sẻ.
Chuyên gia này cho biết theo thói quen, mọi người sẽ dùng muối để ngâm rau, vì chúng có tính sát khuẩn cao, lại không tốn kém bằng việc dùng nước chanh. Còn với giấm, nếu dùng với lượng vừa đủ thì không gây hại. Tuy nhiên, pha được lượng giấm theo tỷ lệ chuẩn để ngâm rau củ thì không phải điều dễ làm.
Cách tốt nhất, người dân nên rửa rau dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 5-10 phút. Bà cũng lưu ý trước khi nấu, chúng ta phải rửa thêm một lần với nước sạch để loại bỏ lượng muối.
3 tháng, hơn 500 người ngộ độc thực phẩm trong quý I năm 2021 Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, trong quý I năm 2021, toàn quốc ghi nhận 20 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 531 người mắc và 3 trường hợp tử vong. Số vụ và số người mắc đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn...