Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản quan ngại Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Nhật Bản quan ngại về sự quân sự hóa nhanh chóng của Trung Quốc, bao gồm hoạt động xây dựng tiền đồn và sử dụng quân đội trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh chụp đường băng phi pháp Trung Quốc xây trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: CSIS/Reuters
Đó là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản năm 2016, được Ngoại trưởng Fumio Kishida trình lên nội các nước này ngày 15.4, theo báo The Mainichi (Nhật Bản).
Quan ngại hành động đơn phương của Trung Quốc
Sách Xanh Ngoại giao năm 2016 nêu rõ Nhật Bản phải “phối hợp với cộng đồng quốc tế để bảo vệ hàng hải tự do, rộng mở và hòa bình”, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có hành động quyết liệt và hung hăng trên Biển Đông.
The Mainichi dẫn sách Xanh Ngoại giao khẳng định nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc gồm cải tạo đất với quy mô lớn và nhanh chóng thành các đảo nhân tạo, xây dựng các tiền đồn phục vụ cho mục đích quân sự.
Đối với Nhật Bản, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và những hành động của Bắc Kinh khiến nước này cũng “vô cùng quan ngại” bởi Tokyo đang tìm kiếm sự an toàn cho tuyến đường biển, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vì nước này phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn năng lượng qua đường biển.
Video đang HOT
Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc thời gian qua liên tục khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp khi xây dựng đường băng, bố trí rada, tên lửa phòng, những hành động được coi là quân sự hóa rất rõ ràng. Trung Quốc không chỉ phớt lờ những chỉ trích của dư luận mà còn coi những nước như Mỹ, Nhật Bản là những “kẻ ngoài cuộc”.
Ngoại trưởng Fumio Kishida trình lên nội các Nhật Bản sách Xanh Ngoại giao năm 2016 vào ngày 15.4 – Ảnh: Reuters
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản cũng nhắc tới vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông, khẳng định nước này quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, đồng thời chỉ trích việc tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên xâm nhập lãnh hải gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại với Trung Quốc, nói rằng quan hệ với Bắc Kinh là “một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất” của Nhật Bản. Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Trung Quốc thông qua đối thoại và hợp tác ở các cấp độ khác nhau và cả hai nước chia sẻ trách nhiệm đối với sự hòa bình, ổn định của khu vực và quốc tế.
Quan hệ với Nga, Hàn Quốc, Triều Tiên
Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản cũng không quên đề cập đến mối quan hệ với nước láng giềng Hàn Quốc, Nga cũng như mối đe dọa từ phía Triều Tiên.
Cụ thể, trong quan hệ với Hàn Quốc, sách Xanh nêu rõ quan hệ này sẽ bước sang một “kỷ nguyên mới” “theo định hướng tương lai” sau khi hai nước ký thỏa thuận song phương năm 2015 nhằm giải quyết vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép mua vui cho quân đội Nhật Bản trong thời chiến. Nhật Bản coi Hàn Quốc là “nước láng giềng quan trọng nhất”, cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược và mối quan hệ hữu nghị Nhật – Hàn là cần thiết đối với sự hòa bình, ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quần đảo Dokdo/Takeshima tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường đối với quần đảo đang tranh chấp với Hàn Quốc rằng Takeshima/Dokdo là phần lãnh thổ của Nhật Bản “dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế”.
Liên quan đến quan hệ với Nga, sách Xanh nhấn mạnh Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe mong muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng chục năm nay về quần đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc. Nhật Bản cho rằng việc thiết lập quan hệ với Nga góp phần củng cố lợi ích của Nhật Bản và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng tại khu vực. Nhật Bản cũng mong muốn được đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào một ngày thích hợp nhất.
Đề cập đến vấn đề Triều Tiên, Nhật Bản coi sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng là nguồn cơn của mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng đối với sự an toàn của Tokyo. Nhật Bản sẽ “hối thúc mạnh mẽ để Triều Tiên cụ thể hóa các hành động nhằm hướng tới phi hạt nhân hóa”.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc tuyên bố mở các chuyến bay dân sự đến đảo Phú Lâm
Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi hành động gây hấn khi thông báo kế hoạch mở các chuyến bay thương mại đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm - Ảnh: Stratfor
Các chuyến bay dân sự sẽ bay đến và đi từ đảo Phú Lâm, thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa, trong vòng 1 năm, theo Reuters dẫn truyền thông Trung Quốc ngày 11.3.
Trung Quốc tự đặt ra đơn vị hành chính Tam Sa để quản lý vùng lãnh thổ và lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam không công nhận cái gọi là "Tam Sa" được lập ra hồi năm 2012 của Trung Quốc cũng như đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Chưa rõ qui mô và tầm hoạt động của các chuyến bay mà Trung Quốc sẽ mở đi và đến đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc đưa dân ra sinh sống ngày càng nhiều cùng với binh linh xuất hiện dày đặc.
Tháng 2.2016, Trung Quốc đã cho một số hãng hàng không trong nước đưa khách đến đảo Phú Lâm, chở một số khách được truyền thông trong nước nói là dân thường. Hiện 2 tàu khách và 1 tàu cảnh sát biển đã có mặt ở đảo Phú Lâm và thường xuyên có chuyến đưa khách đến hòn đảo này, theo Tân Hoa xã trích phát biểu của Thị trưởng "Tam Sa" là Xiao Jie.
Ông này cho biết đường băng ở đảo Phú Lâm và một đường băng tương tự ở Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây phi pháp thành đảo nhân tạo) sẽ tạo điều kiện cho giao thông hàng không mà Trung Quốc đang xúc tiến đến khu vực này, bên cạnh việc trợ giúp hướng dẫn hàng hải, khảo sát thời tiết và hàng không.
Bên cạnh việc quân sự hóa ở đảo Phú Lâm khi triển khai tên lửa phòng không, radar và chiến đấu cơ hồi tháng 2.2016, Bắc Kinh cũng thúc đẩy các hoạt động dân sự với những chuyến bay dự kiến sẽ được mở trên đảo nhằm khuyến khích người dân đến sinh sống tại đảo chiếm của Việt Nam.
Những hoạt động trên của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền vô lý của Bắc Kinh, tuy nhiên Mỹ, Việt Nam và các nước thường xuyên lên án và cho rằng đó là hành động khiêu khích, gây căng thẳng cho khu vực Biển Đông.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc cấp tập phá diện mạo tự nhiên Hoàng Sa Đẩy mạnh ý đồ quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, kết nối phi pháp 7 đảo, cồn cát và sẽ xây thêm đường băng ở quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh về 7 thực thể ở Hoàng Sa đang bị bồi đắp, kết nối phi pháp - Ảnh: Đại Công báo Hành động này không những vi phạm...