Sách hay: Ngày xưa có một con bò
Nghe giống như một quyển truyện cổ tích nhỉ?
“ Ngày xưa… ngày xưa…“, cụm từ này vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Bạn thử nhớ lại xem có phải đằng sau mỗi câu chuyện “ngày xưa” đều là những bài học sâu sắc cho mỗi người không? Và Ngày xưa có một con bò cũng không nằm ngoài điều này. Đó là một quyển truyện có nội dung nhẹ nhàng, sinh động với những triết lý và bài học được đưa ra một cách tinh tế và không gượng ép.
Bìa trước của quyển sách
Những triết lý được hiểu đơn giản là: Dù muốn dù không thì trong mỗi con người đều đang nuôi ít nhất là một con bò và thậm chí là cả đàn bò. Đó là những con bò: bao biện, viện cớ, đổ lỗi, ỷ lại, mãi tự hào với quá khứ…
Bạn từng phạm phải lỗi lầm và thường xuyên giải thích cho những điều đó? Bạn thiếu trách nhiệm và không ít lần đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bạn bè? Bạn nghĩ mình đã tốt rồi, không cần phải học hỏi, cố gắng thêm nữa… Nếu thật sự như thế thì bạn đang nuôi cả “trang trại bò” rồi đấy. Nhưng không sao, quyển sách này sẽ giúp bạn “đuổi bò” bằng những phương pháp khá thuyết phục. Hãy đọc sách với tâm thế của một người biết nhận ra những khuyết điểm của bản thân và đối mặt với chính nó, để những “con bò không phát béo” lên nữa. Có thể bạn không thể nào tống khứ chúng đi “một sớm một chiều” nhưng ít ra bạn cũng sẽ có cách làm cho chúng không quá ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của mình.
Quyển sách sẽ giúp bạn nhận ra những lời “biện minh” của mình và loại bỏ nó
Video đang HOT
Đừng quá chán nản khi bạn nhận ra mình đang chăn “quá nhiều bò” vì không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi khuyết điểm dù muốn dù không cũng góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống của bạn. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là chọn những gam màu thật tươi sáng, ý nghĩa cho bức tranh của mình. Bức tranh sẽ đẹp hơn nếu ta biết tự tập những thói quen tốt, suy nghĩ tốt. Với cách diễn đạt gãy gọn và có sự “dụ dỗ”, người đọc sẽ chấp nhận và loại bỏ “những con bò” của chính mình từ nhỏ đến lớn như: “Mình hay quên vì đầu óc không tốt”, “Mình cúp tiết vì thầy dạy chán quá”, “Mình cúp tiết vì có thể tự học ở nhà mà”, “Mình không dậy sớm vì hôm qua mình mệt chết được”…
Một độc giả đã nói rằng: “Cuốn sách đã khiến tôi thay đổi, nhưng không phải bằng một cách mạnh mẽ, quyết liệt, không phải là “một gáo nước lạnh”, mà bằng một cách nhẹ nhàng, giống như những câu chuyện cổ tích vậy”.
Còn chúng ta, hãy bắt đầu “câu chuyện cổ tích tìm và tiêu diệt bò” nhanh thôi nào!
Tên sách: Ngày xưa có một con bò
Hoàng Yến Phương dịch
Nhà xuất bản Trẻ
Giá bìa: 46.000 đồng
Theo Đất việt
Bí quyết "nhập vai"
Sau khi bài văn "nhập vai" Cám (chỉ được 3,25 điểm) của một bạn học sinh ở Hà Nội được đưa lên mạng, nhiều teen băn khoăn: "nhập vai" thế nào để đạt điểm cao khi làm văn?
Mực Tím đã nhờ cô Lê Kim Mai (Tổ trưởng chuyên môn bộ môn Ngữ Văn, THPT Võ Thị Sáu, Q. Bình Thạnh) giải đáp thắc mắc ấy.
"Ác" thôi chưa đủ
Cô Lê Kim Mai
Sau khi bài văn được đưa lên mạng, cô thấy nhiều bạn đã bình luận: "Cám thì phải ác chứ, bài phải được phải cao điểm hơn thế!". Tuy nhiên, theo cô nhận thấy, bài văn tuy đã làm tốt việc hóa thân và thống nhất cách xưng hô khi hóa thân nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót:
- Bài văn không có phần mở bài để giới thiệu được thể loại (truyện cổ tích), phạm vi (truyện Tấm Cám) và vào vai nào (Cám) khi kể.
- Đề bài KHÔNG yêu cầu kể bằng ngôn ngữ hiện đại. Việc người viết thêm vào những từ ngữ hiện đại có thể tạo cảm giác vui tươi sinh động nhưng chỉ phù hợp với dạng đề sáng tạo - tưởng tượng, chứ không phải ở dạng kể lại này.
- Phần thân bài, lẽ ra bạn ấy phải kể lại toàn bộ diễn biến theo đúng vai và không được thêm thắt chi tiết.
- Phần kết luận, người làm bài chưa rút ra được bài học kinh nghiệm và thông điệp hành động. Ví dụ: Nếu nhập vai Tấm, bạn có thể củng cố niềm tin: "Sau những biến cố đó, tôi càng tin hơn vào cái thiện và cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác. Mai này, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt hơn nữa, tôi vẫn quyết giữ vững bản chất của mình". Hoặc, nếu là Cám, bài học có thể là: "Ai cũng có nhu cầu được hạnh phúc, đó là ước nguyện chính đáng. Nhưng mưu cầu hạnh phúc bằng cách hãm hại và chiếm đoạt của người khác là một phương pháp sai lầm mà lẽ ra tôi không nên chọn".
Các bạn thấy đó, văn tự sự, dạng nhập vai luôn tạo hứng thú, vì chỉ cần "kể lại" cái đã có. Nhưng bạn phải tỉnh táo trước khi nhập vai...
Tự phỏng vấn mình trước khi "nhập vai"
Nếu lần sau lại được "nhập vai", bạn nhớ tự phỏng vấn mình trước nhé:
- Kiểu bài và phương pháp? Tự sự, nhưng nếu là nhập vai để kể lại, bạn phải kể đúng vai và tình tiết nếu đề cho phép tưởng tượng - sáng tạo (dạng một kết cục khác: cuộc hội ngộ của Tấm và Cám ở địa ngục, hội ngộ của Mỵ Châu Trọng Thủy nơi Long Cung...) bạn có thể tha hồ "chế biến".
- Phạm vi dẫn chứng? Nếu không được yêu cầu kể bằng ngôn ngữ hay bối cảnh hiện đại thì bạn phải kể đúng truyện được yêu cầu, đúng tình tiết và bối cảnh lịch sử.
- Ai cũng muốn sống tốt hơn? Bạn muốn người khác đọc văn của bạn, sau đó yêu đời hơn, sống tốt hơn, hay đọc văn xong, chẳng thay đổi được gì thậm chí mất niềm tin? Hãy luôn đánh giá lại vấn đề, nhận thức được gì từ việc đó và gửi đến người đọc một thông điệp sống thật ý nghĩa bạn nha!
Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ trở thành những người "nhập vai" tuyệt vời trong các bài tập làm văn tiếp theo!
Theo mực tím
Bài văn kể cuộc hội ngộ Tấm Cám dưới âm phủ Với đề bài "hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa Tấm và Cám dưới Âm phủ", một học sinh lớp 10 chuyên Anh đã có bài tưởng tượng sinh động. Đã ba năm trời kể từ ngày Cám và dì mất, cũng là từng ấy thời gian Tấm trở lại sống trong cung cùng nhà vua. Mặc dù cuộc sống trôi đi yên...