Sách giáo khoa nặng, đã có sách tham khảo, bổ trợ và dạy thêm – học thêm

Theo dõi VGT trên

Thực ra, chương trình, sách giáo khoa mới hay cả chương trình hiện hành nặng không phải là chuyện khó hiểu đối với giáo viên và phụ huynh từ hàng chục năm qua.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành giáo dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 nhưng ngay từ khi thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Điều này đã được nhiều giáo viên, phụ huynh lên tiếng trong suốt mấy tuần vừa qua.

Chính vì thế mà Bộ đã phải ra công văn hướng dẫn các Sở trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có hướng dẫn việc thay đổi mục tiêu ở lớp học này.

Nhưng, đây chỉ là bắt đầu cho một vòng đời của chương trình, sách giáo khoa mới. Sang năm sẽ là lớp 2, lớp 6 và các năm tiếp theo sẽ lần lượt áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cho đến lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Vì vậy, những bất cập, hạn chế chắc chắn sẽ còn được phản ánh nhiều trong những năm tới đây bởi năm nay chỉ mới là lớp 1, các môn học cơ bản vẫn khá giống với chương trình năm 2000.

Sách giáo khoa nặng, đã có sách tham khảo, bổ trợ và dạy thêm - học thêm - Hình 1

Nhiều giáo viên, phụ huynh đã lên tiếng về chương trình, sách giáo khoa lớp 1 có phần nặng – (Ảnh minh họa: Thùy Linh)

Những góp ý của các chuyên gia, đội ngũ giáo viên đã bị để ngoài tai

Theo dõi những bước đi của chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ những ngày đầu nên chúng tôi thấy có rất nhiều những băn khoăn vì biết sẽ có những bất cập xảy ra khi thực hiện.

Vì thế, ngay từ khi Bộ công bố dự thảo, rồi công bố chương trình tổng thể, chương trình môn học thì chỉ riêng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam này đã có hàng trăm bài viết góp ý, phản biện nội dung chương trình tổng thể, chương trình môn học…

Nhưng tiếc rằng đến khi công bố chính thức thì không có nhiều thay đổi so với dự thảo ban đầu.

Video đang HOT

Chúng tôi chỉ nhận thấy sự thay đổi nhiều nhất giữa dự thảo và bản công bố chính thức môn Ngữ văn là các tác giả chương trình môn học bỏ bớt đi những yêu cầu khó ở cấp Trung học phổ thông và thêm vào một số tác phẩm văn học tự chọn bắt buộc mà thôi.

Còn lại, cơ bản các môn giống như bản dự thảo ban đầu.

Lớp 1 năm nay chỉ có “hoạt động trải nghiệm” là mới mà giáo viên còn than vãn, còn thấy khó thì sang năm các môn học hoàn toàn mới sẽ không hề dễ dàng chút nào cho đội ngũ giáo viên đứng lớp.

Không phải giáo viên Lí nào cũng có thể “ôm” được cả môn Sinh,môn Hóa và ngược lại, nhất là những giáo viên đã ra trường nhiều năm, đã quen dạy 1 phân môn như lâu nay.

Nhưng bây giờ, có lẽ “gạo đã nấu thành cơm” rồi, Bộ đang bước vào thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa lớp 6 thì gần như chẳng hy vọng vào sự thay đổi bởi nếu thay đổi thì ngay từ khi chương trình tổng lấy ý kiến Bộ đã thay đổi rồi…

Chương trình, sách giáo khoa mới khó và nặng kiến thức cũng…dễ hiểu thôi

So với chương trình năm 2000 thì mục tiêu chương trình năm 2018 ở các môn học cao hơn. Chẳng hạn như môn Tiếng Việt thì mục tiêu học sinh biết đọc cũng sớm hơn.

Trong khi, chương trình, sách giáo khoa mới không tiến hành dạy thực nghiệm như chương trình năm 2000 mà chỉ thực nghiệm một số tiết nhất định đối với những kiến thức khó và mới và việc thực nghiệm song hành với việc viết sách giáo khoa.

Việc không tiến hành thực nghiệm trên diện rộng nên rất khó có thể rút được kinh nghiệm cũng như thu nhận những góp ý, phản biện rộng rãi của giáo viên, phụ huynh khi giảng dạy chương trình mới.

Điều đáng nói là khi chương trình môn học còn chưa chính thức thông qua thì các nhà xuất bản đã bắt tay vào việc biên soạn sách giáo khoa. Việc nhiều tác giả “đóng nhiều vai” ở chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng là một…hạn chế.

Thực ra, chương trình, sách giáo khoa mới hay cả chương trình hiện hành nặng không phải là chuyện khó hiểu đối với giáo viên và phụ huynh từ hàng chục năm qua.

Phải khó thì mới có nhiều sách bổ trợ, sách tham khảo được ra đời chứ nếu kiến thức phổ thông không khó mà phù hợp với các đối tượng học sinh, phù hợp với kiểm tra, thi cử thì sách tham khảo, sách bổ trợ viết ra bán cho ai mua?

Chúng tôi vào website của Nhà sách Minh Khai thấy có một tác giả là đồng chủ biên sách giáo khoa một môn học ở cấp Trung học phổ thông (chương trình năm 2000) đã có tới 25 đầu sách tham khảo cho môn học này.

Và, vị này lại là chủ biên một môn học của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018! Rồi đây, sách bổ trợ, sách tham khảo chắc lại được xuất bản khá nhiều…

Vì vậy, chương trình, sác giáo khoa nặng cũng dễ hiểu thôi. Chương trình, sách giáo khoa khó thì bắt buộc giáo viên, học sinh và phụ huynh phải mua sách tham khảo để dạy, để học…

Hai chục năm qua thì chương trình năm 2000 đã thế, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 rồi cũng sẽ vậy thôi. Mục tiêu, chiến lược kinh doanh sách giáo khoa của các nhà xuất bản, các tác giả không có nhiều thay đổi.

Kiến thức nặng, khó thì sẽ cho ra đời sách hướng dẫn, sách gợi ý, sách luyện thi…

Dù chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có thêm 1 bộ sách không phải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhưng cứ nhìn vào những “người quen” đã có thâm niên biên soạn sách, xuất bản thì dù cho suy nghĩ tích cực cũng không tránh khỏi những băn khoăn cho vòng đời của chương trình, sách giáo khoa mới!

* Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả

Cách nào để trẻ lớp 1 không phải học bài vào buổi tối?

Mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các trường không giao thêm bài cho học sinh để tránh áp lực cho các cháu, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng vì sợ con mình không theo kịp chương trình.

Cách nào để trẻ lớp 1 không phải học bài vào buổi tối? - Hình 1

Hình minh họa.

Bà Lê Trần Mai Khanh, một phụ huynh ở TP HCM chia sẻ: "Bé đầu nhà tôi năm ngoái học lớp 1, năm nay lên lớp 2, mọi chuyện ổn. Tuy nhiên năm nay cháu thứ 2 vào lớp 1, cả gia đình tôi đều cảm thấy khá căng thẳng vì cháu bảo chương trình khó, chán học, mệt mỏi.

Tôi có kèm thêm cho cháu nhưng cũng rất mất thời gian. Mỗi buổi tối đ.ánh vật với con xong cũng gần 11 giờ. Chồng tôi có bàn cho con đi học thêm nhưng tôi không nỡ vì thấy hiện nay con đã mất hầu như toàn bộ thời gian của ngày vào việc học rồi".

Trên các diễn đàn về giáo dục, nhiều phụ huynh đưa ý kiến rằng học sinh hiện nay vất vả nhiều quá so với trước kia. Những thế hệ trước, học sinh cấp 1 chỉ phải đi học 1 buổi, thời gian còn lại là làm bài tập về nhà và vui chơi. Giờ đây, các cháu mất cả ngày trên lớp học cộng với buổi tối phải đ.ánh vật với việc ôn bài, sửa soạn bài cho sáng mai.

Phụ huynh nào "liều mình" cho con giảm tải học hành, ôn tập buổi tối thì lên lớp con không theo kịp bạn bè, sinh ra thụt lùi, tự ti. Nhiều phụ huynh cho rằng, những năm đầu trẻ chỉ cần nhận biết mặt chữ, biết làm phép tính, còn lại là các kĩ năng khác, không nên đặt nặng kiến thức gây áp lực học hành cho con trẻ.

Mới đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo có văn bản gửi Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học.

Theo đó, các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.

Thời khóa biểu cần bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa t.uổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1.

Trước văn bản này, phụ huynh bày tỏ thái độ rất hồ hởi, ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, nói thì dễ, làm mới khó. Hiện chương trình cải cách còn mới toanh, không chỉ học sinh, phụ huynh mà ngay cả giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn, thế nên, để "giải quyết" hết các vấn đề trong giờ lên lớp không phải dễ dàng gì đối với các thầy cô.

Thêm vào đó, tâm lý phụ huynh thấy chương trình khó, con chưa thẩm thấu được sẽ sinh ra sốt ruột, kèm cặp, bắt con học, không tránh khỏi việc cha mẹ con cái tiếp tục "cày" bài vào buổi tối.

Chính vì thế, việc cho trẻ giảm tải áp lực việc học, không phải học vào buổi tối, có t.uổi thơ vui vẻ hơn thì cần phải có sự nỗ lực của nhiều phía, là một chặng đường khá vất vả chứ không phải một, hai văn bản có thể giải quyết được.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Bà trùm" thẩm mỹ viện Mailisa cưới giúp việc cho con trai: Mẹ chồng khen con dâu có IQ cao!
17:55:41 23/09/2024
Trương Huệ Vân nhận lương 80 triệu/ tháng, không đủ tài chính khắc phục hậu quả
21:25:17 23/09/2024
Vill Wannarot: Nàng thơ Tbiz nghi bị Jespipat đá vì bé ba, từng tố Huyền Baby
17:25:17 23/09/2024
Hồng Việt - Cháu ngoại Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hôn nhân bên vợ kiện tướng
20:35:57 23/09/2024
Chia tay với "nợ tình" t.iền tỉ, Nam Em thảng thốt
21:20:28 23/09/2024
Minh Triệu bỏ theo dõi Kỳ Duyên, đăng đàn ẩn ý: "Bạn có tệ mình cũng chẳng buồn trách nữa"
21:32:49 23/09/2024
Vụ Louis Phạm "phông bạt", đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia thẳng thắn chỉ trích: "Đừng nhận làm cựu VĐV nữa, chỉ làm xấu mặt VĐV"
20:47:15 23/09/2024
Hôn nhân của nam nghệ sĩ Việt nổi tiếng, siêu giàu: Thích ngủ gầm cầu, lấy được vợ hot girl xinh đẹp
21:00:35 23/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Negav lên tiếng thông tin đã chia tay bạn gái thị phi, hiện hẹn hò với hot girl nổi tiếng

Sao việt

23:21:09 23/09/2024
Negav đăng ảnh nắm tay manơcanh giữa lúc bị tung tin đồn yêu đương. Đây là lần hiếm hoi Negav có động thái liên quan đến chuyện tình cảm trên mạng xã hội.

Phim điện ảnh 'Kính vạn hoa' ấn định ngày ra rạp

Phim việt

23:04:04 23/09/2024
Đoàn phim Kính vạn hoa bản điện ảnh vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên hứa hẹn mang đến làn gió mới đầy thú vị về một thời học sinh vô tư, nghịch ngợm.

Bale liên tục thay đổi quan điểm về Ronaldo

Sao thể thao

23:02:05 23/09/2024
Gareth Bale cuối cùng đã chọn một phe trong cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh việc liệu Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá (GOAT).

Lời xin lỗi của Janet Jackson khi nói về Kamala Harris không phải từ nữ ca sĩ

Sao âu mỹ

23:01:20 23/09/2024
Đại diện ca sĩ Janet Jackson đã phủ nhận việc cô xin lỗi vì phát biểu rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris không phải là người da đen .

Âm nhạc, nghệ sĩ, điểm đến phải độc đáo và truyền cảm hứng

Nhạc việt

22:59:05 23/09/2024
Nhìn rộng ra ngoài âm nhạc, du lịch kết hợp giải trí độc đáo sẽ là một cực nam châm tạo sức hút mới, là một gợi ý cho tất cả những ai đang hoạt động trong ngành du lịch và công nghiệp giải trí.

Nghệ sĩ 'vụt sáng' nhờ show truyền hình

Tv show

22:55:30 23/09/2024
Thông qua màn tranh tài gay cấn tại các chương trình truyền hình, nghệ sĩ Việt có dịp thể hiện tài năng trước hàng triệu công chúng.

Khán giả bình phim Việt: Nam, nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ' bỗng dưng 'bay màu'

Hậu trường phim

22:43:06 23/09/2024
Xem vài tập gần đây của phim Đi giữa trời rực rỡ , tôi cảm giác nội dung phim đang lạc đề và nam, nữ chính của phim bỗng dưng bay màu , nhường đất diễn cho các nhân vật phụ.

Hé lộ hình ảnh Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My đưa con đi bệnh viện, sự xuất hiện của "mẹ chồng" gây chú ý

Netizen

22:38:38 23/09/2024
Thời gian gần đây, cặp đôi hot nhất làng bóng đá Đoàn Văn Hậu - Doãn Hải My bỗng nhận về sự xét nét tiêu cực từ cộng đồng mạng. Trong khi Văn Hậu bị nói không chia sẻ với vợ việc nhà và chăm con

Nữ thần tượng cúi người xin lỗi suốt 1 phút, cầu xin sự tha thứ vì một bức ảnh

Nhạc quốc tế

22:24:02 23/09/2024
Mới đây cộng đồng mạng đã đào lại đoạn clip một nữ thần tượng phải cúi người xin lỗi vì chuyện hẹn hò, cho thấy sự khắc nghiệt của làng giải trí xứ Trung.

Vì vụ lợi gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng nhưng cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ chỉ bị phạt 3 năm tù

Pháp luật

22:04:22 23/09/2024
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Nữ diễn viên từ chối cát xê 110 tỷ đồng để... không phải đóng cảnh hôn

Sao châu á

21:55:50 23/09/2024
Kim Mi Kyung có nguyên tắc không đóng phim tình cảm vì không thích cảnh hôn. Kim Mi Kyung so sánh suy nghĩ từ chối dòng phim tình cảm của cô là bức tường sắt .