Sách giáo khoa mới: Nên bán đấu giá bản thảo
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa như thế nào cho hiệu quả, tránh những vết xe đổ là vấn đề đang gây nhiều bàn cãi.
TS Bùi Mạnh Hùng – Trường ĐH Sư phạm TPHCM chia sẻ về câu chuyện sách giáo khoa:
- Thưa ông, so với những lần cải cách trước thì việc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” lần này, theo ông cần tập trung vào những yếu tố nào?
- Chất lượng của giáo dục phổ thông (thể hiện qua chất lượng học sinh) được quyết định bởi những yếu tố căn bản như chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trước hết phải đổi mới chương trình và sách giáo khoa, sau đó là đổi mới tất cả các yếu tố còn lại để cả hệ thống được vận hành một cách đồng bộ, nhưng trong đó có ba yếu tố cần tập trung hơn cả, vì tầm quan trọng và mức độ nan giải của nó, đó là: chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.
TS Bùi Mạnh Hùng.
Theo cách tiếp cận mới về chương trình và trong bối cảnh chính sách “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” được triển khai thì vai trò của sách giáo khoa không như trước.
Sau này, khi được đào tạo theo quy trình mới hay đào tạo lại, nhiều giáo viên có thể tự biên soạn bài giảng mà không cần dùng đến sách giáo khoa, miễn sao đáp ứng được các chuẩn cần đạt của chương trình.
- Yêu cầu này có quá cao trong bối cảnh lâu nay nhiều giáo viên đã coi SGK như pháp lệnh?
- Xây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực là cách tiếp cận mới đối với Việt Nam. Năng lực của các nhà chuyên môn đóng vai trò quyết định đối với chất lượng chương trình.
Và chắc hẳn những người xây dựng chương trình sẽ phải chịu trách nhiệm tập huấn và đào tạo lại cho giáo viên phổ thông. Nhưng chính họ cũng phải được tập huấn và đào tạo lại.
Kinh nghiệm xây dựng chương trình ở Việt Nam lâu nay không áp dụng được nhiều cho việc xây dựng chương trình mới lần này.
Để dạy được chương trình mới, đội ngũ giáo viên cũng phải được lột xác. Lâu nay các trường sư phạm tập trung đào tạo những ông thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh. Họ không được đào tạo cách đọc chương trình để tự mình có thể biên soạn bài giảng dựa trên chương trình quốc gia.
Video đang HOT
Cách thức đào tạo ở các trường sư phạm và thói quen dạy học ở phổ thông từ nhiều đời nay khiến họ không quen với lối dạy tổ chức các hoạt động trong lớp học để học sinh được tự làm việc và đối thoại, thảo luận, tranh biện với nhau.
Để khắc phục tình trạng này, cần đổi mới mạnh mẽ các trường đại học sư phạm; nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đang đứng lớp và đào tạo giáo viên mới.
Với chi phí đào tạo thấp như hiện nay (6 triệu đồng/SV/năm), với cách thức tuyển sinh và quản trị đại học vẫn như xưa, các trường đại học sư phạm chưa có dấu hiệu gì đổi mới.
- Để tránh những bất cập của bộ SGK của lần đổi mới trước, lần này theo ông việc biên soạn SGK nên tiến hành như thế nào?
- Cách tiếp cận chương trình theo định hướng phát triển năng lực và chính sách một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa của nhà nước sẽ đặt việc biên soạn sách giáo khoa vào một bối cảnh hoàn toàn mới.
Cho nên lần này chắc không học hỏi được gì nhiều từ những bài học lần trước, nhưng có những điều cần chú ý, áp dụng cho bất kì khi nào triển khai biên soạn sách giáo khoa. Các tác giả phải có đủ thời gian để biên soạn kĩ lưỡng, người soạn sách vừa phải thực sự hiểu chương trình vừa phải hiểu học sinh.
Trong hai phương án triển khai biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra, mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Theo phương án Bộ tổ chức biên soạn một bộ sách hoàn chỉnh để chủ động trong việc triển khai kế hoạch dạy học và để làm mẫu cho một kiểu sách giáo khoa mới, các bộ sách khác do tư nhân tổ chức biên soạn (có thể một bộ sách trọn vẹn cho tất cả các môn hoặc chỉ cho một môn nào đó) thì việc bán đấu giá bản thảo là một ý tưởng nên nghĩ đến để thu hồi vốn đầu tư, tiết kiệm ngân sách.
Lí tưởng hơn nữa là để hai tổ chức (hoặc hai công ty) trúng thầu bản thảo và họ sẽ cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng in ấn.
Nếu theo phương án Bộ không tham gia tổ chức biên soạn mà chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thì Bộ cần sớm có thời gian biểu cụ thể công bố rộng rãi để những ai muốn tham gia có thời gian chuẩn bị và có hợp đồng ràng buộc về thời hạn với những đối tác đã đăng kí.
Các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến việc biên soạn và thẩm định cũng cần được công bố sớm.
Tôi nghĩ là Bộ đã tính đến giải pháp cụ thể cho từng phương án.
- Dư luận lo ngại về những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình Bộ GD-ĐT tiến hành thẩm định các bộ SGK, quan điểm của ông như thế nào?
- Trên nguyên tắc, khi sự cạnh tranh lợi ích được giải quyết bằng hình thức thẩm định, phê duyệt thì việc lo ngại tiêu cực là có cơ sở, nhất là trong bối cảnh của Việt Nam.
Quy trình thẩm định sách giáo khoa, như lâu nay, bao giờ cũng yêu cầu từng thành viên trình bày chi tiết các nhận xét. Vì vậy, việc mỗi thành viên và sau đó là toàn hội đồng thông qua một bộ sách giáo khoa phải dựa trên những bằng chứng cụ thể, chứ không phải dựa trên việc bỏ phiếu tù mù.
Nếu biên bản kết luận của hội đồng thẩm định được công bố và trong từng bộ sách giáo khoa đều có in tên của các thành viên hội đồng thì quy trình thẩm định sẽ minh mạch hơn. Mà minh bạch là khắc tinh của tiêu cực.
Chắc dư luận lo ngại tiêu cực nhiều nhất nếu Bộ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa riêng. Nhưng với quy trình như trên thì có thể hạn chế được. Hạn chế được đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào quy trình tổ chức cụ thể, trong đó có việc chọn người tham gia.
Nếu Bộ tổ chức một bộ sách giáo khoa riêng thì bộ sách đó sẽ có những ưu thế ban đầu trong việc cạnh tranh đi vào trường học vì tính chính thống của nó và dù sao Bộ cũng phải chọn những tác giả thích hợp nhất để biên soạn sách theo mô hình mới.
Nhưng một thời gian sau, ưu thế đó có thể không còn nhiều, vì có thể hình dung tác giả sách giáo khoa của Bộ chủ yếu như là những huấn luyện viên nổi tiếng, một đội bóng của các huấn luyện viên tài năng không chắc đã chơi hơn một câu lạc bộ địa phương gồm toàn cầu thủ chạy trên sân hàng ngày. Họ có sức khỏe, có kĩ năng, chỉ cần huấn luyện thêm.
Tôi tin chính sách “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” sẽ là cơ hội để nhiều giáo viên phổ thông thể hiện tài năng và tài hoa của mình. Những người như thế có ở khắp nơi. Nhà nước có chính sách thích hợp, họ sẽ xuất hiện.
Theo Hoàng Hương/Báo Tuổi trẻ
Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là trụ cột của Chính sách Hướng Đông
Tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, khẳng định Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj trước buổi hội đàm
Tại cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào sáng nay 25/8/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định, chính phủ mới của Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/8/2014, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược với Ấn Độ; ủng hộ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và việc Ấn Độ tăng cường kết nối với khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; khẳng định Chính phủ mới của Ấn Độ tiếp tục coi Việt Nam là một trong những trụ cột của Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.
Hai bên bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ hai nước trong thời gian qua, nhất là trên các lĩnh vực trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược như chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ và văn hóa giáo dục.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể như thương mại, nông nghiệp, ngân hàng, quốc phòng an ninh, thương mại, du lịch...phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 7 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.
Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Việt Nam
Trong cuộc hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, trên tất cả các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân. Phía Việt Nam hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sắp tới của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee.
Hai bên cũng nhất trí cần phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa, giáo dục, Đối thoại An ninh - Quốc phòng và Tham khảo Chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, Tiểu ban hỗn hợp thương mại, Tiểu ban hợp tác về khoa học công nghệ, Nhóm công tác chung về giáo dục đào tạo và công nghệ thông tin...
Tại buổi hội đàm, hai bên cũng trao đổi vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm
Hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư trên những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh. Việt Nam hoan nghênh các công ty và doanh nghiệp Ấn Độ sang hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như năng lượng, thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến, xây dựng, dược phẩm. Hai bên hoan nghênh hàng hãng không Ấn Độ Jet Airways dự kiến mở đường bay thẳng giữa hai nước vào tháng 11 năm 2014 và cho rằng việc mở đường bay thẳng giữa hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động kinh tế, thương mại, văn hóa và du lịch.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như hợp tác ASEAN - Ấn Độ, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Việt Nam và Ấn Độ cũng trao đổi về những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS-1982), thực hiện đầy đủ và nghiêm túc DOC, sớm xây dựng và hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử COC. Việt Nam đánh giá cao việc Ấn Độ khẳng định tiếp tục hợp tác lâu dài về thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông.
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã đồng chủ trì khai mạc Hội thảo Mạng lưới học giả ASEAN - Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội.
Nam Hằng
Theo Dantri
Mặc đẹp cho nàng "mỏng dính", chân "cẳng gà": Nên và Không Nếu sở hữu thân hình mỏng với đôi chân khẳng khiu, có lẽ bạn nên tham khảo những nguyên tắc nên và không nên dưới đây để có vẻ bề ngoài hấp dẫn. Nên Đồ có độ phồng vừa phải như chân váy xòe, áo sơ mi, áo pull hơi rộng, quần ống rộng hoặc jumsuit không ôm sát người....Hiểu một cách đơn...