Đại gia thường là học sinh cá biệt?
Không phải vô lý khi có người nói: nhiều học sinh cá biệt, quậy phá đã gặt hái được nhiều thành công sau này. Có lẽ một phần vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống.
Chọn ngành nghề, tìm cơ hội việc làm, sự nghiệp là vấn đề trọng đại cả đời của hầu hết bạn trẻ và phụ huynh.
Gạt sang một bên những trường hợp con ông cháu cha, hay những vấn đề tiêu cực trong tiếp cận cơ hội công việc, rồi những bất cập của giáo dục đã được mổ xẻ nhiều thì câu hỏi đặt ra ở đây là: “Có cơ hội công bằng cho mọi đối tượng không? Tỷ lệ thất nghiệp cao như thế, tôi/con chúng tôi có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp không?”.
Một xã hội rộng lớn không thể vận hành chỉ dựa vào “5C”, một doanh nhân không thể tồn tại nếu nhân viên chỉ toàn “suất ngoại giao”; luôn có chỗ cho những nhân lực năng động, sáng tạo, thực sự gắn với công việc. Tất cả phụ thuộc vào chính người đi tìm việc.
Theo tôi, luôn có một tuýp người nhìn thấy nguy cơ thất nghiệp rất cao; và một tuýp người không bao giờ thất nghiệp, mà xã hội hay tổ chức nào cũng mong đợi, tìm kiếm.
Tuổi trẻ là hồn nhiên, là nhiệt huyết, là hết mình – Ảnh: Zing.vn.
Những người dễ thất nghiệp
1. Học như máy
Những học sinh/sinh viên chây ỳ, kém cỏi khó có cơ hội đã đành; những người thuộc nhóm siêu chăm, học như nghiền chữ cũng dễ thất nghiệp.
Nghe vô lý, nhưng thực tế có những bạn trẻ suốt 12 năm phổ thông 4 năm ĐH luôn cần mẫn mỗi ngày 3 buổi trên giảng đường/thư viện; bảng điểm siêu giỏi, bằng cấp xuất sắc và … hết. Không kỹ năng xã hội, không kinh nghiệm làm việc, không quan hệ (networking). Kết quả sau mấy năm cặm cụi cày cuốc, nếu không dựa vào quan hệ sẵn có của bố mẹ, thì nhiều SV ra trường không mang bằng về quê ngắm thì cũng đành gác đấy mà tìm tạm kế mưu sinh.
Video đang HOT
Không phải vô lý khi nhiều người nói: nhiều người là học sinh “cá biệt” “quậy phá” đã gặt hái được thành công sau này. Đơn giản vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống; sự “quậy” ở mức nào đó cho họ khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện bản lĩnh đối mặt với rắc rối.
Họ cũng rất biết điều phối bản thân và xây dựng các mối quan hệ cả ngoài và trong nhà trường. Bill Gates hay Mark Zuckerberg cũng là “học sinh cá biệt” khi bỏ đại học đi “làm việc vô bổ”.
Có bạn từng lên mạng kêu trời vì sinh viên mới ra trường lấy đâukinh nghiệm mà đi phỏng vấn các nhà tuyển dụng cứ đòi kinh nghiệm. Đúng và không đúng! Đúng vì kinh nghiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn có thể không có cơ hội tiếp cận; nhưng không đúng vì kinh nghiệm có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến … làm việc. Từ đơn giản như cách SV tranh thủ đi bán hàng, giúp việc, làm gia sư.. kiếm thêm thu nhập; đến tổ chức các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động chuyên môn hay đóng góp ý tưởng, công sức cho các công trình khoa học, phát triển cộng đồng.
Một sinh viên báo chí đợi đến lúc ra trường mới chạy vạy khắp nơi để một tòa soạn nhận vào, ngồi chờ giao đề tài đi viết bài thì cầm chắc thất nghiệp.
Chẳng biên tập viên, phóng viên nào đủ kiên nhẫn và mạo hiểm nhận một người chẳng biết gì để dắt tay chỉ việc.
Một người thạo việc sẽ không chỉ ngồi học thuộc lòng các bài giảng, mà ngay từ năm thứ nhất sẽ tham gia các diễn đàn chuyên môn; sẵn lòng tham gia tranh luận hay chia sẻ thông tin, quan điểm với những nhà báo đang làm việc.
Điều tối thiểu cũng phải biết tên tuổi, phong cách làm việc, địa chỉ liên hệ của các tòa soạn, các nhà báo chủ chốt; tiến tới là viết từ những bài đơn giản đến phức tạp gửi đến tòa soạn. Vậy là khi ra trường, tên tuổi cũng đã ít nhiều được chính tòa báo biết đến.
Báo chí, cũng như rất nhiều lĩnh vực khác, luôn khát những người có năng lực thật sự. Cơ hội luôn công bằng.
2. Việc ngoài cổng trường không đáng quan tâm
Một hiện tượng khá phổ biến, đáng suy ngẫm, là rất nhiều cuộc tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn của các diễn giả nổi tiếng; các hội thảo và sự kiện… được thông báo rộng rãi trên mạng xã hội, vào cửa miễn phí nhưng người đến dự chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp, giới chuyên môn. Sinh viên ít tham gia.
Trong khi các hội thảo, tọa đàm kia là nơi họ có thể gặp các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sáng lập hay quản trị dự án… những người có thể là cơ hội, là sếp tương lai của họ. Có mất gì một chiều chủ nhật đến nghe và học hỏi; kèm vài câu nói “Chú phát biểu hay quá!” “Anh nói đúng điều em đang suy ngẫm”.. đi kèm những phát hiện, đóng góp chân thành. Tin hay không tùy bạn, nhưng nhiều khi những câu nói kiểu vậy có thể tiết kiệm cho bạn đến vài năm cuộc đời hay vài chục/trăm triệu “chạy” việc đấy!
3. Tính toán thiệt hơn
Tuổi trẻ là hồn nhiên, là nhiệt huyết, là hết mình; đúng! Khái niệm hoạt động phong trào, tham gia tình nguyện, khám phá, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng gần đây được giới trẻ quan tâm tham gia nhiều hơn. Nhưng vẫn là điều khó chia sẻ với nhiều bậc phụ huynh và cả các bạn trẻ. Việc “đi hành xác không công” là sự ngớ ngẩn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học ở trường là tư duy khá phổ biến.
Nhưng trong sự “không công” đó có vô số “công” khác không thể đong đếm định lượng được. Thật khó hình dung sinh viên các trường khoa học xã hội, nhân văn, sức khỏe và phát triển cộng đồng làm sao để trở thành những cán bộ tốt khi họ không có những tiếp xúc, cảm nhận, và đồng cảm nào với con người, với cuộc sống thực và những vấn đề thực đang tồn tại.
Một bác sĩ cộng đồng không biết đến đời sống văn hóa, điều kiện sống thật liệu anh ta có ý niệm nào về nguyên nhân bệnh dịch; một sinh viên kinh tế không biết tới những vật lộn sinh nhai thực liệu có nảy ra được ý tưởng kinh doanh mới mẻ?
Không phải vô lý khi học sinh/sinh viên nước ngoài luôn được khuyến khích đi thực tế, tham gia các chương trình tình nguyện trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề học.
Còn đi làm thêm, dù là việc giản đơn cũng sẽ có người trả lương và người nhận lương; có cấp trên cấp dưới; có phân công công việc và trách nhiệm; giống như mọi mô hình làm việc nào. Chẳng phải ngay cô tiểu thư thứ hai nhà Hilton, Nicky đi làm bồi bàn cà phê, khác hẳn cô chị chỉ biết ăn chơi sao.
Có vô số lý do để một người thành công hay thất bại, cả ngẫu nhiên và tự nhiên, không thể đề cập hết. Trong khuôn khổ một bài viết, tôi vẫn cho rằng câu nói “số phận nằm trong tay ta” luôn đúng. Và công thức để ta làm chủ cơ hội của đời mình cơ bản là: kiến thức, kỹ năng sống, và khát vọng.
Người thiếu điều thứ nhất có thể bù đắp bằng nỗ lực hàng ngày; thiếu điều thứ hai phải bù bằng thời gian; thiếu điều thứ ba sẽ chỉ tồn tại. Thiếu tất cả sẽ là con số 0.
Ngay khi bạn là “con ông cháu bà” hay “hàng ký gửi”, bạn vẫn chỉ là người thừa sống vật vờ.
Bạn không muốn như vậy chứ?
Theo Hoàng Hường/Báo Vietnamnet
Nhóm học sinh dọa chặt tay 'đàn em' bắt nộp tiền
Khi 3 học sinh đang đe doạ cậu học trò lớp 7 phải nộp đủ 7 triệu đồng cho chúng ăn chơi thì bị công an bắt quả tang.
Ngày 20/2, Công an phường 7, quận 3, TP HCM, bàn giao hồ sơ và các nghi can Võ Phú Trực (tức Trực Núi, 15 tuổi), Bùi Tuấn Kiệt, Lê Trọng Nhân (cùng 14 tuổi) cho Công an quận 3 để điều tra hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Nạn nhân là em Thanh (13 tuổi) đang học lớp 7 trường THCS Lê Lợi (quận 3).
Trực tại cơ quan công an. Ảnh: Quốc Thắng.
Theo điều tra ban đầu, Trực từng là học sinh của trường Lê Lợi nhưng thường xuyên vi phạm kỷ luật nên phải chuyển sang trường Thăng Long và đang theo học lớp 9. Nhân và Kiệt cũng là học sinh lớp 8 của trường này. Thời gian còn học ở trường cũ, Trực biết em Thanh và có kết bạn trên Facebook.
Do cần tiền đi chơi, hát karaoke, Trực được cho là đã rủ Nhân và Kiệt nhắn tin qua điện thoại, facebook buộc Thanh phải nộp tiền từ 50 đến vài trăm nghìn đồng, nếu không sẽ bị đánh.
Khoảng 3 tuần trước, bộ ba tiếp tục yêu cầu Thanh phải đưa 7 triệu đồng. Chúng gửi nhiều tin nhắn hăm doạ sẽ "chặt tay để khỏi chép bài" nếu cậu học trò không cống nạp.
Chiều 19/2, nhóm Trực đi xe máy đến trước cổng trường Lê Lợi chờ Thanh ra đưa tiền. Thấy cậu học sinh lớp 7 chỉ có 1,4 triệu đồng, bộ ba liền kéo nạn nhân đến chỗ vắng đánh, đe dọa buộc phải nộp đủ 7 triệu. Cùng lúc, công an phường và dân phòng đã ập vào bắt quả tang.
Thanh cho biết, bị nhóm Trực bắt nạt nhưng vì sợ bị chặn đánh nên không dám báo với cha mẹ và nhà trường. Để có tiền cống nạp cho "đàn anh", cậu học trò phải lấy cắp tiền của người thân.
Quốc Thắng
Theo VNE