Con gái và con trai: Ai học giỏi hơn?
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, học sinh nữ học giỏi và đạt điểm số cao hơn học sinh nam.
Phát hiện này là một trong những nghiên cứu gần đây của hai giáo sư tâm lý học Daniel và Susan Voyer thuộc trường ĐH New Brunswick.
Kết quả trên được đưa ra dựa vào phân tích số liệu từ 369 nghiên cứu, bao gồm điểm số của hơn một triệu nam sinh và nữ sinh đến từ 30 quốc gia khác nhau.
Các chuyên gia đã kết luận rằng, con gái đạt điểm cao hơn con trai trong hầu hết mọi môn học, bao gồm cả những lĩnh vực về khoa học mà lâu nay người ta vẫn tưởng rằng con trai luôn vượt trội con gái.
Một điều nữa mà ít người biết đến, tỉ lệ nhập học đại học cũng có sự chênh lệch về giới tính. Số liệu mới nhất từ Trung tâm nghiên cứu Pew sử dụng dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ cho biết, trong năm 2012, 71% nữ giới tốt nghiệp trung học tiếp tục học đại học, còn con số này ở nam giới chỉ là 61%.
Trong khi đó vào năm 1994, con số này tương ứng là 63% và 61%. Nói cách khác, tỷ lệ nhập học đại học ở nữ giới đang tăng lên còn với nam giới vẫn không thay đổi. Vậy có phải trường học ưu tiên cho nữ giới và gây khó khăn cho nam giới trong quá trình học không?
Chúng ta cùng bắt đầu đi tìm lời giải từ bậc học mẫu giáo. Tiến sĩ Claire Cameron Ponitz tới từ Trung tâm Nghiên cứu nâng cao về giảng dạy và học tập ở ĐH Virginia đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về việc học tập của trẻ ở bậc mẫu giáo.
Bà nhận ra rằng, những đứa trẻ có biểu hiện tích cực ở một lớp mẫu giáo có khả năng tự điều chỉnh bản thân tốt hơn. Kết luận nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các giáo viên và nhà tâm lý học.
Bởi họ cho rằng, điều này liên quan tới những hành vi kỷ luật trong lớp học như giơ tay, xếp hàng, nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên, hạn chế nói tự do.
Những kĩ năng này chính là điều kiện tiên quyết trong định hướng học tập ở hầu hết lớp mẫu giáo nói chung, cũng như là điều cơ bản để thành công trong cuộc sống.
Và kết quả là những cô bé ở lớp mẫu giáo có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn nhiều so với những cậu bé. Một vài năm trước, Ponitz và đồng nghiệp của cô kiểm chứng điều này bằng trò chơi “đầu – ngón chân – đầu gối – vai”.
Những trợ lý nghiên cứu đánh giá đứa trẻ dựa trên khả năng làm theo hướng dẫn đúng và không bị mất tập trung bởi những yếu tố bên ngoài.
Ở vài trường hợp, những đứa trẻ sẽ phải chạm vào Vai khi chúng được yêu cầu chạm vào Đầu. Tư duy và nắm được quy tắc “Chạm vào Đầu nghĩa là chạm vào Vai”, phản xạ ngay lập tức không chạm vào Đầu là ví dụ tốt cho khả năng tự điều chỉnh bản thân.
Video đang HOT
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, các cậu bé phát triển chậm hơn một năm so với cô bé trong mọi yếu tố ở khả năng tự điều chỉnh bản thân. Kết thúc lớp mẫu giáo, các bé trai mới bắt đầu đạt được những kĩ năng mà bé gái đã có từ đầu năm.
Những bé gái tiếp tục thể hiện sự vượt trội của mình ở khả năng này khi vào trung học và xa hơn nữa. Trong một nghiên cứu năm 2006, Martin Seligman và Angela Lee Duckworth nhận ra những nữ sinh trung học có khả năng tự giác kỷ luật hơn nhiều so với nam sinh cùng lứa tuổi.
Điều này đóng góp rất nhiều vào điểm số của nữ sinh ở tất cả các môn học. Những cô gái thể hiện khả năng tốt hơn ở việc “đọc hướng dẫn trước khi làm bài”, “chú ý giáo viên giảng hơn là ngồi mơ mộng”, “làm bài tập hơn là xem TV”, “tính kiên nhẫn khi làm những bài tập dài”.
Những nhà khoa học hàng đầu ở ĐH Pennsylvania phát hiện ra rằng, con gái bắt đầu làm bài tập trong ngày sớm hơn và dành gấp đôi thời gian học so với con trai.
Bởi vậy, điểm trung bình của con gái cao hơn ở mọi môn học, bao gồm cả toán cơ bản và nâng cao – môn học vốn là thế mạnh của con trai là điều dễ hiểu.
Tiến sĩ Seligman, Duckworth cho rằng, những em bé gái luôn tự giác và kiên trì, tận tâm với thử thách của mình. Sự tận tâm này thể hiện ở chỗ chăm chỉ ghi bài, chú ý nghe giảng và ghi nhớ tốt hơn trong giờ.
Chính sự yếu kém này đã khiến cho nam sinh gặp bất lợi ở môi trường học tập, không chỉ ở phần tiếp nhận mà còn ở vấn đề sắp xếp kiến thức thu được.
Giáo sư tâm lý Gwen Kenney-Benson ở ĐH Allegheny cho rằng, nữ sinh thành công hơn nam sinh là do có khả năng định hướng tốt hơn – đặt rõ mục tiêu, nỗ lực để thực hiện, gây ấn tượng với người đối diện. Nhưng xu hướng học tập của nam sinh khác với nữ sinh.
Với tâm lý thoải mái, những nam sinh làm bài kiểm tra với tâm lý thoải mái, trái lại – nữ sinh thường cảm thấy áp lực, lo lắng nên thể hiện không tốt, dẫn đến nhiều nhận định sai lầm. Các chuyên gia kết luận rằng: “Những bài kiểm tra tình huống khiến nữ sinh lúng túng còn tinh thần học của nam sinh luôn ở mức không cao”.
Không những thế, việc chấm điểm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Hầu hết các trường đều có thang điểm về nề nếp học tập (điểm kỹ năng sống) và điểm kiến thức.
Chính vì con trai thường không chăm chỉ, tận tâm nên việc họ nộp bài luận muộn hay thiếu sót, bỏ quên một vài câu hỏi trong bài là thường xuyên. Điều này dẫn đến điểm số trung bình con trai thường thấp hơn.
Tất nhiên, còn nhiều kỹ năng khác được trau dồi trong không chỉ lớp học mà còn ở ngoài đời sống. Tất cả chúng đều sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của nam – nữ sinh. Và theo các chuyên gia, để giải quyết được sự chênh lệch này cần có sự trợ giúp của gia đình và nhà trường. Tuy vậy, có thể nói rằng, nữ sinh học giỏi hơn các nam sinh.
Bài viết thể hiện quan điểm của nhà nghiên cứu Claire Cameron Ponitz trên trang Quartz.
Theo Báo Sinh viên Việt Nam
9X cá tính, từng đội sổ lớp trở thành nhân viên Microsoft
Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) và trở thành nhân viên của Microsoft vào tháng 10 tới, Phạm Quang Vũ khiến nhiều người ngạc nhiên về khả năng của mình.
Từ nhóm đội sổ lớp thành HSG Quốc gia
Ấn tượng đầu tiên khi gặp Quang Vũ là sự thông minh, hóm hỉnh và rất thẳng thắn. Ít ai biết rằng, một người đang dần chạm tay đến thành công với bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ trước đó đã từng là người nằm trong nhóm đội sổ lớp.
Quang Vũ chia sẻ: "Khi còn học cấp 2, gần như năm nào mình cũng nằm trong top 5 bạn học kém nhất lớp. Khi thi vào cấp 3 mình cũng trượt ở một số trường và khi đỗ vào chuyên Sư phạm, điểm môn Văn khi ấy cũng chỉ là 3,5".
Phạm Quang Vũ tốt nghiệp thủ khoa ngành Máy tính tại trường ĐH Nanyang (Singapo).
Một bảng thành tích học tập đáng quên của một cậu học trò cấp 2 đã gần như thay đổi 180 độ khi Quang Vũ bước chân vào cánh cổng trường chuyên Sư phạm. Và mọi thành công đều đến từ sự thay đổi trong suy nghĩ: "Mình bắt đầu chú tâm vào học đều tất cả các môn, chứ không chỉ riêng học môn mình thích, liên quan đến chuyên ngành. Mình coi đó là thử thách, cũng là cuộc chơi để tự vượt qua ranh giới vốn có của bản thân".
Nhờ đó, dù là học sinh chuyên Toán của trường chuyên Sư phạm nhưng Quang Vũ lại góp mặt trong các kỳ thi HSG Quốc gia Tin học và từng mang về không ít giải. Cậu chia sẻ: "Niềm đam mê của mình từ nhỏ là môn Toán nhưng Tin học lại mở ra một con đường đi mới cho mình. Những năm học Toán đã cho mình kiến thức nền vững chắc để có thể học tốt Tin học vậy nên chưa bao giờ mình thấy tiếc vì đã bỏ thời gian học Toán".
Từ một cậu học trò gần đội sổ lớp, Quang Vũ trở thành HSG Quốc gia với 2 giải nhì liên tiếp và sau đó là một loạt các thành tích đáng ngưỡng mộ. Quang Vũ tốt nghiệp lớp 12 tại trường chuyên Sư phạm với 7 môn đạt điểm tổng kết 10.
Con đường trở thành nhân viên trẻ tuổi của Microsoft
Quang Vũ là một người có cá tính, quan điểm cá nhân rõ ràng và không ngại ngần thể hiện những suy nghĩ của bản thân. Trong kỳ thi ĐH năm đó, cậu đã quyết định không dự thi bởi lí do: "Hà Nội hôm đó nóng quá mà mình lại thấy có quá nhiều người cùng đổ về đây nên rất ngột ngạt".
Từng đặt mục tiêu trở thành thủ khoa ĐH nhưng Quang Vũ đã không tham gia kỳ thi và quyết định qua Singapore du học với học bổng nhận được từ tháng 3 năm đó.
Chàng trai học giỏi.
4 năm học tập tại ĐH Công nghệ Nanyang (NTU), Quang Vũ không chỉ tích lũy cho mình kiến thức mà còn học hỏi được nhiều điều để thay đổi bản thân và tìm đến những cơ hội để phát triển.
Một cậu học sinh cá tính từng làm thầy cô giáo tại Việt Nam phải ôm đầu cũng đã khiến nhiều giảng viên tại ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) bất ngờ. Cậu chia sẻ về câu chuyện nhớ nhất trong những năm học tại Singapore: "Có một lần thầy giáo giảng sai một chỗ và mình đã đứng dậy để có ý kiến. Sau đó hai thầy trò đã tranh luận suốt hơn một tiếng đồng hồ và cả hội trường khi đó đều ngồi nhìn. Cuộc tranh luận chưa kết thúc, tối về thầy giáo còn post lên mạng để nói về việc đó. Nhưng đúng một tuần sau, khi phát hiện ra lỗi sai thầy đã lên mạng xin lỗi".
Tốt nghiệp thủ khoa trường ĐH Công nghệ Nanyang (NTU), Quang Vũ được nhận vào làm tại Microsoft sau khi trải qua một cuộc phỏng vấn kéo dài 8 tiếng.
"Tôi muốn chọn người có cá tính như bạn để làm việc tại Microsoft", đó là lời của một vị giám khảo sau khi có cuộc trò chuyện với chàng du học sinh Việt Nam. Và tháng 10 tới, sau khi hoàn tất các thủ tục, Quang Vũ sẽ đến Mỹ và trở thành nhân viên trẻ của tập đoàn Microsoft.
Tin học từng là lựa chọn thứ hai của Quang Vũ và sau đó là cái duyên để đến với ĐH Công nghệ Nanyang (NTU ). Chính tại ngôi trường này, Quang Vũ đã có cơ hội được học tập, phát triển để có chiếc chìa khóa mở cánh cửa đến với tập đoàn mơ ước Microsoft.
Ngay sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi kỳ nghỉ hè hay nghỉ đông, Quang Vũ thường về trường cũ để dạy cho các em học sinh khóa sau. Một thầy giáo trẻ nhưng luôn khiến học sinh cảm thấy phục bởi cách giảng bài hấp dẫn và luôn cập nhật những thông tin, kiến thức mới.
Hiện tại, khi đang đợi để hoàn thành thủ tục, Quang Vũ vẫn đều đặn đến dạy cho các em học sinh tại trường chuyên Sư phạm. Không chỉ là công việc, nó còn mang đến niềm vui cho chàng trai sinh năm 1991 bởi "thấy được hình ảnh của mình mấy năm về trước ở đó, vô tư hồn nhiên".
Bảng thành tích của Phạm Quang Vũ:
- Giải nhì học sinh giỏi Quốc gia môn tin học trong 2 năm 2007, 2008.
- Giải KK lập trình sinh viên quốc tế vòng khu vực tại Thái Lan 2009.
- Giải nhất lập trình sinh viên quốc tế vòng khu vực tại Việt Nam và Malaysia 2010.
- Top 10 4 năm liên tiếp tại đại học công nghệ Nanyang NTU.
- HCV Lý Quang Diệu cho học sinh tốt nghiệp thủ khoa.
- HCV Koh Boon Hwee dành cho sinh viên có khả năng lãnh đạo và đóng góp cho cộng đồng.
- HCV Infocom dành cho sinh viên điểm cao nhất khoa Khoa học máy tính
Theo Zing
Những nữ sinh Việt học giỏi Toán nhất nhì trời Tây Tracy Tran, Trần Thị Hồng Liên, Dương Thị Thu Thủy là những cái tên được nhắc đến nhiều ở trời Tây sau khi có được những thành tích đáng nể với môn Toán. Tracy Tran Năm 2013, Tracy Tran được báo chí Mỹ ca ngợi là một trong 8 học sinh trên thế giới đạt được số điểm tối đa trong cuộc thi...