Sách giáo khoa giả tràn lan
Chỉ trong vòng 4 tháng, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 100.000 quyển sách giáo khoa giả tại một số tỉnh, thành, làm gia tăng mối lo hậu quả xấu từ sách giả
Ngày 27-8, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai đang củng cố hồ sơ để có hướng xử phạt đối với 3 cơ sở kinh doanh sách giáo khoa (SGK) giả, gồm cơ sở kinh doanh Lê Văn Trí (tổ 6, phường Yên Thế, TP Pleiku), siêu thị nhà sách Vĩ Yên (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) và cơ sở kinh doanh Toàn (40 Phan Đình Phùng, TP Pleiku).
Trà trộn với sách thật để bày bán
Tại 3 cơ sở kinh doanh trên, lực lượng QLTT đã phát hiện có tổng cộng 3.577 cuốn SGK ghi của NXB Giáo dục Việt Nam nhưng không chứng minh được hóa đơn, chứng từ và nguồn gốc. Số sách này chủ yếu là sách tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9 và sách bài tập hỗ trợ từ lớp 3 đến lớp 7 và sách tin học. Đa phần các loại sách này có giá khá cao, trên dưới 30.000 đồng/cuốn, thậm chí có cuốn tới 60.000 đồng.
Sách giả có số ISBN giống nhau chứ không thay đổi liên tục như sách thật Ảnh: HOÀNG THANH
Qua kiểm tra, số sách trên đều có tem 7 màu hình tròn, thẻ cào có mã thẻ và số xê-ri để truy cập hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, lực lượng QLTT tỉnh Gia Lai đã làm việc với NXB Giáo dục Việt Nam tại TP Đà Nẵng và xác định toàn bộ số sách trên là sách giả, tem dán trên sách là tem giả.
Tại thời điểm kiểm tra, số sách giả được các chủ tiệm xếp xen kẽ với sách thật hoặc trà trộn với sách thật thành từng bộ để bán cho phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, kiểm soát viên Đội QLTT số 12 Cục QLTT tỉnh Gia Lai, cho biết sách giả giống sách thật từ 90% tới 95% nên rất khó phân biệt bằng mắt thường. Chỉ cầm một cuốn sách trên tay thì khó phân biệt được thật hay giả.
Tuy nhiên, nếu cầm giữa sách thật và sách giả thì có thể thấy sách giả chất lượng in, giấy in, màu sắc không thể bằng sách thật. Bên cạnh đó, tem trên sách giả không thể hiện rõ nét mà rất nhòe, khó đọc. Khi lột tem giả ra thì không có chữ “G-D” mà chỉ là miếng nhựa, còn sách thật thì chữ “G-D” khá rõ nét. Số xê-ri trên sách giả là một số giống nhau ở các cuốn sách chứ không có sự thay đổi liên tục như sách thật. “Đặc biệt, đối với sách giả, khi lấy mã số trên thẻ cào truy cập vào website của NXB Giáo dục Việt Nam lấy tài liệu phục vụ thì không thể truy cập được” – bà Liên nói và cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm tra tại các địa phương nhưng sẽ khó vì đã vào năm học mới, đa phần SGK đã được mua và sử dụng.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Toàn, chủ cơ sở kinh doanh Toàn (số 40 Phan Đình Phùng, TP Pleiku), thừa nhận tại cơ sở mình bị phát hiện có bày bán SGK giả. Ông Toàn nói nhập sách giả là từ các cơ sở kinh doanh được quảng cáo trên mạng, giao dịch qua điện thoại nên không rõ địa chỉ cụ thể. “Chỉ một vài đầu sách do thiếu nên tôi phải nhập bên ngoài thì có sách giả” – ông Toàn nói và bảo không rõ đã bán ra thị trường bao nhiêu cuốn sách giả.
Trước đó, trong tháng 5 và tháng 6-2019, lực lượng chức năng TP Hà Nội và tỉnh Bình Định cũng đã phát hiện hơn 100.000 SGK nghi giả trên 2 địa bàn này. Ông Trần Kim Kha, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định, cho biết hiện cơ quan điều tra tỉnh này đã đề nghị chuyển hơn 72.000 SGK nghi giả bị phát hiện tại một nhà sách ở huyện Hoài Nhơn sang công an để mở rộng điều tra.
Nguy cơ lệch chuẩn khi sử dụng
Theo Cục QLTT tỉnh Gia Lai, sách giả thường có dấu hiệu sai chính tả hoặc ngữ pháp, đặc biệt đối với môn tiếng Anh, khi học phải những cuốn sách giả như thế này, học sinh sẽ bị sai lệch về kiến thức.
Còn theo ông Đào Bích Trường, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Gia Lai, do sách giả không tốn nhiều khoản chi phí như in ấn, bản quyền tác giả… giá thành rẻ và có chiết khấu cao hơn sách thật nên dễ dàng xâm nhập thị trường thông qua các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa.
“Tuy nhiên, sách giả thường có chất lượng không tốt, nhiều sai sót trong quá trình biên soạn nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thị lực và việc tiếp cận kiến thức của học sinh” – ông Trường nói.
Theo ông Lê Thành Anh, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, những ấn phẩm giao duc gia, lâu có rất nhiều nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trong đên kêt qua hoc tâp, ren luyên, tiêp thu kiên thưc cua hoc sinh vì sai sót về màu sắc, ký hiêu, nét chữ, kiên thưc hay thiêu dư liêu, không câp nhât thông tin dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh. “Viêc sư dung ấn phẩm giao duc gia, vi pham phap luât ngay trong nha trương, nơi hằng ngay đao tao thê hê tre se anh hương xâu đên nhân thưc, y thưc châp hanh ky cương, phap luât cua thê hê nay vê lâu dai” – ông Lê Thành Anh nhấn mạnh.
Theo người lao động
Phát hiện hàng nghìn sách giáo khoa giả trước thềm năm học mới
Trước thềm năm học mới, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện hàng nghìn cuốn sách giáo khoa giả.
Không chỉ vi phạm bản quyền, không đảm bảo về nội dung và hình thức, mà sách giáo khoa giả còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học tập của học sinh.
Sách giáo khoa giả và thật rất khó phân biệt.
Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 12, Cục quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lê Văn Trí (tổ 6, phường Yên Thế, thành phố Pleiku), Siêu thị nhà sách Vĩ Yên (807 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê), Cơ sở kinh doanh Toàn (40 Phan Đình Phùng, Pleiku). Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện hơn 3.500 cuốn sách giáo khoa không chứng minh được hoá đơn chứng từ và nguồn gốc. Số sách giả này được các chủ tiệm tạp hoá xếp xen kẽ với nhiều sách thật và buộc hoặc dán thành bộ sách. Điều này khiến nguy cơ phụ huynh và học sinh mua phải sách giả rất cao. Thực tế, nhiều phụ huynh học sinh còn rất bất ngờ khi nghe tới sách giáo khoa giả.
Anh Hoàng Văn Thái, phụ huynh ở thành phố Pleiku cho biết: "Mình chưa đối chiếu nên không rõ sách thật, sách giả. Mình nghĩ có lẽ sách giả chất lượng giấy, sẽ ảnh hưởng tới mắt của học sinh. Nếu mình nghi ngờ, chắc mình phải soi mã vạch trên sách".
Khi mua phải sách giáo khoa tiếng anh giả, học sinh không thể truy cập vào trang web của nhà xuất bản.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Kiểm soát viên đội quản lý thị trường số 12, Cục quản lý thị trường Gia Lai cho biết, phần lớn số sách giả thu giữ được là sách Tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9 và sách bài tập bổ trợ từ lớp 3 đến lớp 9, đều có giá bìa cao trên 30.000 đồng/1 cuốn. Khác với các năm trước, sách giả năm nay được in ấn rất đẹp mắt, sắc nét. Tuy nhiên, điều nguy hại là trong quá trình in ấn, một số nội dung trong sách không chuẩn so với sách thật. Đối với sách tiếng anh, học sinh không thể truy cập vào các trang web của nhà xuất bản để lấy tài liệu phục vụ học tập.
"Sách giả và sách thật khó phân biệt bằng mắt thường. Cách phân biệt dễ nhất là dựa vào tem hình tròn ở bìa số 4 của sách. Khi lột ra, nếu sách thật tem có chữ giáo dục in trên tem khá sắc nét. Còn tem sách giả khi lột ra chỉ là một miếng giấy nilon bình thường. Ngoài ra, có thẻ cào số seri, nếu cào ra, số seri đó truy cập được trang web tương ứng thì đó là sách thật. Nếu trang web báo đỏ rằng mã này đã được sử dụng thì đó là sách giả", bà Liên cho biết.
Theo anh Đào Bích Trường, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Gia Lai, vì được chiết khấu rất cao so với sách thật, nên sách giả thường xâm nhập thị trường qua các cửa hàng tạp hoá: "Họ không tốn tiền in ấn, bản quyền, tác giả, giá thành rẻ thì sách giả dễ dàng đi vào thị trường. Hơn nữa, khách hàng rất khó phân biệt, rẻ thì họ mua. Nhưng lý do nó không tốt là mực kém, giấy kém sẽ ảnh hưởng thị lực học sinh. Trong quá trình biên soạn cẩu thả, sai sót nhiều, không có sự kiểm tra, kiểm soát nào thì chắc chắn có sai sót xảy ra".
Ông Trần Minh Trường, đội trưởng Đội quản lý thị trường số 12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay, việc ngăn chặn sách giả thâm nhập vào thị trường rất khó khăn. Bởi theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý thị trường chỉ có thể xử phạt hành chính với cơ sở kinh doanh sách giả. Do đó, chỉ quản lý được phần ngọn, không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Đáng lo ngại hơn là hiện nay sách giả đang được tuồn dần về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
"Hiện nay chúng tôi đang phối hợp cùng Nhà xuất bản Giáo dục tại Đà Nẵng hoàn tất hồ sơ, chuyển cơ quan có thẩm quyền để xử lý vấn đề sách giả. Phương hướng trong thời gian tới, chúng tôi tăng cường kiểm tra sách lậu, sách giả, vùng sâu, vùng xa các huyện, thị xã. Mặt khác, chúng tôi tăng cường tăng cường kiểm tra các thiết bị trường học, đồng phục trong năm học mới"
Sách giáo khoa giả không chỉ vi phạm bản quyền tác giả, mà còn không đảm bảo về hình thức và nội dung bài học. Do đó, để đảm bảo chất lượng học tập cho con em mình, các phụ huynh nên tới những nhà sách uy tín để tìm mua, tránh mua phải sách giả./.
Theo VOV
Tránh mua phải sách giáo khoa giả Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện số lượng lớn sách của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một nhà kho thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trước nhu cầu về sách giáo khoa (SGK) năm học 2019-2020, phụ huynh cần phải tỉnh táo khi lựa chọn mua sách...