Sách giáo khoa điện tử: 15 cái lợi, 17 điều hại
Sử dụng sách giáo khoa điện tử giúp kết quả học tập tăng 20%, chuẩn bị kỹ năng tốt cho tương lai, nhưng có thể khiến não khó xử lý, lưu trữ thông tin, gây nguy hiểm cho học sinh.
Trang thông tin ProCon vừa đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực xung quanh câu chuyện đổi mới sách giáo khoa điện tử đang gây tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây.
ProCon.org được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Santa Monica, California, Hoa Kỳ. Trang thông tin điện tử này chuyên nghiên cứu về những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội.
15 ưu điểm
1. Sách giáo khoa điện tử giúp học sinh học tập một cách dễ dàng hơn. Theo Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ và các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Đào tạo và Mô phỏng quốc gia, giảng dạy kết hợp cùng những ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian hiểu bài của học sinh từ 30-80%.
2. 81% giáo viên khẳng định rằng sách giáo khoa điện tử làm phong phú bài giảng khi dạy học trên lớp. Cuộc điều tra về việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy của Mạng Truyền thông công cộng Mỹ với hơn 349 đài truyền hình là thành viên cũng kết luận 77% giáo viên phổ thông tại Mỹ tìm đến công nghệ để tăng cường động lực tìm tòi học hỏi của học sinh.
Ảnh minh họa (kenhtuyensinh.vn).
3. Mỗi sách giáo khoa điện tử có thể chứa đựng hàng trăm cuốn sách giáo khoa khác nhau cùng với những bài kiểm tra, những bài tập về nhà và nhiều nhưng tài liệu khác. Một sách giáo khoa điện tử (máy tính bảng) 4GB có thể lưu trữ nội dung của hơn 3500 quyển sách giáo khoa.
4. Không chỉ gọn nhẹ, sách giáo khoa điện tử còn có giá rẻ hơn trung bình từ 50-60% giá sách giáo khoa in. Theo một báo cáo của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) năm 2012, Bộ Giáo dục các bang đã phải chi khoảng hơn 8 triệu USD mỗi năm cho việc in sách giáo khoa.
5. Sách giáo khoa điện tử giúp cải thiện thành tích cho học sinh qua những bài kiểm tra đã được chuẩn hóa. Nhà xuất bản Houghton Mifflin Harcourt đang thử nghiệm một phiên bản kỹ thuật số có tính tương tác của một cuốn sách giáo khoa Đại số 1 trên iPad của Apple tại California Riverside. Những học sinh được sử dụng phiên bản sách giáo khoa điện tử trên iPad đã đạt số điểm cao hơn 20% trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn so với những học sinh học với sách giáo khoa truyền thống.
6. Sách giáo khoa điện tử ngày nay chứa đựng những tính năng công nghệ hiện đại mà sách giáo khoa in không thể đáp ứng. Sách giáo khoa điện tử cung cấp cho người dùng khả năng chỉnh sửa văn bản và ghi chú mà không làm hỏng, rách nát sách giáo khoa cho những người sử dụng tiếp theo.
7. Sách giáo khoa in nặng nề có có thể gây hại cho học sinh trong khi mỗi sách giáo khoa điện tử chỉ nặng từ 1-2kg. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyên bố mẹ để con em mình đeo cặp sách có khối lượng nhẹ hơn ít nhất 15% so với trọng lượng cơ thể. Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ thì trong năm học 2011-2012, hơn 13.700 trẻ em trong độ tuổi từ 5-18 tuổi mắc các chấn thương do sức nặng của cặp sách gây nên.
8. Sách giáo khoa điện tử giúp học sinh chuẩn bị những kỹ năng để sống trong một xã hội công nghệ thông tin như hiện nay. Những học sinh sẽ học được những kiến thức về công nghệ để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Hiện nay tại Mỹ, phần lớn các công việc phát triển và được trả lương cao là những ngành liên quan đến kỹ thuật phần mềm cấp cao. Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ thì những công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tăng 18% trong giai đoạn từ 2010-2020.
9. Sách giáo khoa điện tử có thể cập nhật những thông tin tiến bộ nhất của nhân loại mà không cần thông qua những cuộc cải cách sách giáo khoa nặng nề, chậm chạp và kém hiệu quả. Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) và Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan phát biểu rằng: “Quá nhiều học sinh đang phải học những cuốn sách được soạn từ 7-10 năm trước đây với cả nội dung và hình thức đã lỗi thời.”
10. Sách giáo khoa điện tử còn giúp cho các giáo viên không còn phải tốn thời gian và tiền bạc để in những tập tài liệu để phát cho các học sinh, tránh gây lãng phí và bảo vệ môi trường. Mỗi năm, một trường có khoảng 100 giáo viên sử dụng khoảng 250,000 tờ giấy để in tài liệu, chưa kể chi phí mực in, máy in và các chi phí kỹ thuật khác.
Video đang HOT
11. Sách giáo khoa điện tử cho phép giáo viên lực chọn các cách để truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
12. Các tập bài, tài liệu trên sách giáo khoa điện tử có thể dễ dàng chia sẻ từ máy này sang máy khác, giúp tăng tính linh hoạt trong học tập giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa các học sinh với nhau.
13. Các quan chức giáo dục cấp cao đều ủng hộ việc chuyển đổi từ sách giáo khoa in sang hình thức sách giáo khoa điện tử. Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Arne Duncan và Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Julius Genachowski cho biết từ ngày 01 tháng 02 năm 2012, các trường học và các nhà xuất bản nên “chuyển sang sách giáo khoa kỹ thuật số trong vòng năm năm để thúc đẩy hình thức giáo dục tương tác, tiết kiệm và đảm bảo các lớp học ở Mỹ được học những kiến thức mới nhất.”
14. Học sinh mà sở hữu sách giáo khoa điện tử có xu hướng mua và đọc nhiều sách hơn so với những người đọc sách một mình. Theo một cuộc khảo sát của Pew Internet và American Life Project, học sinh ở Mỹ sở hữu sách giáo khoa điện tử trung bình đọc 24 cuốn sách mỗi năm so với người không dùng chỉ đọc được 15 cuốn.
15. Sử dụng sách giáo khoa điện tử rất dễ dàng, nó khiến cho việc học trở nên thú vị và trực quan hơn bao giờ hết. Trong hai ngôi làng vùng nông thôn hẻo lánh ở Ethiopia, One Laptop Per Child đã đặt một hộp kín có chứa máy tính bảng được cài sẵn với các ứng dụng giáo dục mà không có hướng dẫn. Kết quả là trong vòng năm ngày, các em nhỏ độ tuổi đến trường đã sử dụng 47 ứng dụng cho mỗi đứa trẻ mỗi ngày. Trong vòng hai tuần, chúng đã hát những bài hát ABC, và trong vòng năm tháng họ đã hack thành công hệ điều hành của máy tính bảng và tùy chỉnh các thiết lập máy tính để bàn.
17 bất cập
1. Vấn đề sức khỏe: Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng máy tính bảng có thể dẫn tới nhưng tổn hại sức khỏe như gây khô mắt, mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu. Những người sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh về cơ, xương cao như đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ, đau vai.
2. Tốn kém: Sử dụng máy tính bảng, đồng nghĩa với việc phải nâng cấp hàng loạt cơ cở vật chất như mua phần cứng (máy tính bảng), mua phần mềm (sách giáo khoa) và nâng cấp hệ thông wifi, đào tạo đội ngũ giáo viên làm quen với công nghệ thông tin. Trung bình ước tính chi phí thực hiện sách giáo khoa điện tử cao hơn các loại hình truyền thống 552%.
3. Sử dụng máy tính bảng có thể gây ra nhiều rắc rối trong lớp học. Học sinh có thể chú tâm đến các ứng dụng, email, trò chơi, và các trang web thay vì bài giảng của giáo viên. 87% giáo viên tin rằng “công nghệ kỹ thuật số hiện nay đang tạo ra một thế hệ trẻ dễ dàng bị phân tán tư tưởng và không chú tâm vào học tập.”
4. Những người đọc tài liệu in hiểu nhiều hơn, nhớ nhiều hơn và tìm hiểu nhiều hơn những người đọc sách điện tử. Theo tác giả giải thưởng Pulitzer về công nghệ, Nicholas Carr, nghiên cứu khoa học lại cho thấy rằng đọc văn bản trên thiết bị điện tử có thể làm tăng tải “nhận thức” của não, từ đó làm giảm khả năng xử lý, lưu trữ và lưu giữ thông tin.
5. Nhiều học sinh không có băng thông Internet đủ rộng ở nhà để sử dụng sách giáo khoa điện tử. Hiện tại có một phần ba người Mỹ , khoảng 100 triệu người – không có Internet băng thông rộng tại nhà.
6. Sản xuất máy tính bảng là phá hoại môi trường và nguy hiểm cho sức khỏe con người, theo tờ New York Times.
7. Một sách giáo khoa điện tử khi bị hỏng đòi hỏi một kỹ thuật viên có kinh nghiệm để sửa chữa, điều đó có thể gây tốn kém thời gian và tiền bạc . Sách giáo khoa thường lại có thể được sửa chữa với nguồn cung cấp cơ bản như keo hoặc băng.
8. Sách giáo khoa in không thể bị sụp đổ, bị tấn công, bị nhiễm các loại virut phá hoại. Không giống như máy tính bảng, sách giáo khoa in sẽ không bị phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp xâm nhập hoặc có thông tin cá nhân bị đánh cắp.
9. Tuổi thọ pin trung bình của một máy tính bảng là 7,26 giờ, ngắn hơn so với chiều dài của một ngày học. Chúng ta không thể học khi máy tính bảng bị hết pin, và điều này dẫn tới hệ quả là lượng tiêu thụ điện sẽ tăng lên.
10. Sách giáo khoa điện tử dễ bị trộm cắp hơn sách giáo khoa in . Tại San Francisco, New York và Los Angeles, những vụ cướp liên quan đến các thiết bị cầm tay kết nối Internet (bao gồm cả máy tính bảng) đã chiếm lần lượt 50%, 40% và 25% tương ứng trong tất cả các vụ cướp năm 2012.
11. Sách giáo khoa điện tử làm học sinh lười tư duy và suy nghĩ hơn khi giờ đây họ có thể dễ dàng tìm thấy những lời giải và đáp án của bài tập trên Internet.
12. Chi phí để sử dụng sách giáo khoa điên tử cao hơn so với thông thường sẽ làm tăng khoảng cách giàu – nghèo tại Mỹ vì chỉ những trường học giàu có mới đủ khả năng để chi trả cho sách giáo khoa điện tử trong khi các trường &’bình dân’ chỉ có hạ tầng cơ sở vật chất bình thường.
13. Sử dụng sách giáo khoa điện tử dạy khiến học sinh lười nhác hơn khi chúng có thể dựa vào nhưng lý do hết sức “chính đáng”như &’máy tính bảng đã phá vỡ, hỏng”, “quên máy tính bảng ở nhà” hay “không thể tìm thấy bộ sạc của máy tính bản. “
14. Sách giáo khoa điện tử làm thay đổi trọng tâm của việc học từ giáo viên sang công nghệ. Theo nhà cải cách giáo dục Mike Schmoker, công nghệ áp dụng theo cách này làm cho việc học và giảng dạy nặng nề hơn.
15. Nhiều sách giáo khoa không có sẵn trong định dạng sách điện tử. Tính đến năm 2012, chỉ có 30% tiêu đề sách giáo khoa điện tử được soạn sẵn.
16. Sách giáo khoa điện tử có thể gay khó khăn cho việc học, hiểu bài của những học sinh ít am hiểu về công nghệ thông tin.
17. Sách giáo khoa điện tử không cần thiết bởi sách giáo khoa in dù không phải là tiên tiến nhưng vẫn truyền tải đầy đủ kiến thức phổ thông. Một học sinh lớp 12 học hỏi từ một cuốn sách giáo khoa in cũ vẫn học được những điều cơ bản về giải phẫu học, vật lý, đại số, hình học, và chính phủ của Mỹ.
Theo Thu Phương/Báo Vietnamnet
5 thách thức khi đưa máy tính bảng vào trường học
Từ nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có những bước đi táo bạo trong việc đưa công nghệ thông tin vào trường học. Hầu hết các trường đại học đã có phòng máy tính kết nối Internet, có website cung cấp thông tin tuyển sinh, có trang web nội bộ quản lý sinh viên, cung cấp thời khóa biểu, đăng ký tín chỉ qua mạng. Các trường cấp 3 cũng bắt đầu cung cấp các dịch vụ tương tự.
Tuy nhiên, phần lớn các trường chỉ mới thành công trong việc cung cấp các dịch vụ web truy nhập từ máy tính để bàn. Sự phát triển của các thiết bị truy nhập Internet mới như máy tính bảng như iPad, Google Nexus, điện thoại thông minh iPhone, điện thoại chạy hệ điều hành Android đặt ra các nhiều thách thức mới cho các trường học.
1. Hạ tầng mạng quá tải vào kỳ thi.
Dạo qua các trang mạng xã hội Facebook của các sinh viên vào thời điểm bắt đầu các kỳ thi, chúng ta có thể thấy những lời phàn nàn phổ biến khi sinh viên không thể truy nhập trang web của trường để đăng ký học hay đăng ký thi. Đó là do mạng hay máy chủ của trường không đáp ứng kịp hàng trăm kết nối của học viên tại cùng một thời điểm. Việc này có thể do kết nối mạng của trường ra Internet hạn chế hoặc do trường đầu tư máy chủ có cấu hình thấp, hoặc do hệ thống phần mềm của trường chưa thiết kế để xử lý số lượng truy nhập đột biến như vậy. Dù bất kỳ lý do nào, việc mạng của trường bị lỗi mang lại ức chế cho sinh viên và làm giảm uy tín của trường trong nỗ lực đưa công nghệ thông tin vào trường học.
Với nền tảng khó khăn sẵn có, việc đưa máy tính bảng vào trường học sẽ góp phần làm tăng lượng truy nhập vào hệ thống mạng của trường. Tuy máy tính bẳng thể hiện lợi thế vượt trội của mình là gọn nhẹ, giá rẻ, mang lại cơ hội để người học có thể truy nhập Internet tại mọi nơi của trường thông qua mạng không dây, nhưng nó cũng mang lại thách thức không nhỏ cho các trường bởi phải nâng cấp đường truyền Internet để đáp ứng nhu cầu truy nhập của số lượng lớn sinh viên có thể lên tới con số hàng nghìn người tại cùng một thời điểm.
2. Xây dựng tài liệu học tập điện tử không đơn giản
Internet là kho tàng thông tin và kho tàng kiến thức để học viên tra cứu bổ sung cho giáo trình chuẩn của trường. Nhưng Internet cũng đặt ra thách thức cho các trường trong việc soạn giáo trình điện tử. Đó là giáo trình của trường phải cạnh tranh với các giáo trình của các trường khác tương tự trên thế giới.
Theo khảo sát thì phần lớn tài liệu học tập phổ biến của các trường được thiết kế theo dạng sách điện tử pdf, slide và video. Các nội dung này hoạt động tốt trên nền tảng web cho phép truy nhập bằng máy tính để bàn. Với việc ngày càng nhiều sinh viên sử dụng máy tính bảng như là thiết bị học tập chính, nhà trường trường sẽ phải chuyển đổi cách thể hiện nội dung, cho phép truy cập bằng máy tính bảng, với các yêu cầu mới như: Màn hình nhỏ hơn, tốc độ CPU chậm hơn, nội dung có thể được truy nhập ngay cả khi không có kết nối internet , nội dung được thiết kế phù hợp với tính năng "chạm để điều khiển" của máy tính bảng.
Thay đổi toàn bộ giáo trình đào tạo sao cho vừa phù hợp với máy tính để bàn, sao cho vừa phù hợp với máy tính bảng, thật sự là một thách thức lớn cho các ban quản lý trường học Việt Nam.
Intel là công ty đầu tiên hợp tác với Bộ Giáo dục Việt Nam làm nội dung giáo dục
3. Máy tính bảng và văn hóa BYOD
Một thách thức nữa khi các trường học muốn đưa bài giảng điện tử của mình đối với mỗi sinh viên đó là văn hóa sở hữu thiết bị di động cá nhân (BYOD - Bring your own device). Nhìn trên phố, trong khuôn viên các trường học, ta thấy rất nhiều bạn trẻ sở hữu máy tính bảng riêng. Bạn là tín đồ thời trang sẽ thích máy tính iPad của hãng Apple. Bạn thích máy tính cài nhiều chương trình sẽ chọn máy tính bảng Google Nexus. Bạn có ngân sách hạn hẹp có thể chọn máy tính bảng Android của hãng Lenovo. Việc nhà trường qui định thống nhất một loại máy tính cho học viên sẽ làm khó sinh viên đã trang bị máy tính bảng riêng của mình. Ngược lại, các nội dung trên mạng của nhà trường có thể phải đầu tư thiết kế lại để xem trên máy tính bảng tốt nhất.
4. Gia đình hay nhà trường trả tiền cho máy tính bảng
Các em học sinh, sinh viên không chi trả cho máy tính bảng nhưng chính là nhà trường hoặc bố mẹ. Đó thật sự là một khoảng đầu tư. Trong khi đó, máy tính bảng được thiết kế là thiết bị của mỗi cá nhân, ngoài việc học, máy tính bảng được sử dụng như thiết bị giải trí và nhiều chức năng khác. Có thể nói, tính năng giải trí là tính năng không thể thiếu ở máy tính bảng. Nhưng vì lo các em ham chơi, nhiều trường học có ý tưởng đầu tư máy tính bảng chỉ sử dụng riêng trong giờ học. Đó có thể bị coi là một lãng phí lớn vì số tiền bỏ ra là như nhau nhưng chức năng thì không được dùng tối đa
Vậy quyết định bỏ ngân sách để đầu tư máy tính bảng cho học sinh hay vận động phụ huynh học sinh mua máy tính bảng sẽ là một quyết định khó khăn cho nhà trường.
5. Máy tính bảng với học sinh nghèo
Máy tính bảng là công cụ hỗ trợ giáo dục tuyệt vời và việc đưa các nội dung dạy học lên máy tính bảng là việc trước sau gì các cơ sở giáo dục phải làm. Tuy nhiên, cũng như các thiết bị công nghệ khác, kinh phí đầu tư thiết bị và hạ tầng mạng chính là rào cản đầu tiên.
Các trường học của Việt Nam đang hoạt động theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng chi trả. Trong đó, nhà nước chi trả phần hạ tầng, cha mẹ học sinh chi trả một số dịch vụ bổ sung. Tùy theo ngân sách địa phương, mức đóng góp của cha mẹ học sinh cũng khác nhau. Ngay trong cùng một lớp, khoảng cách thu nhập gia đình mỗi học sinh có khoảng cách khá xa. Do đó, nếu nhà trường yêu cầu gia đình cần trang bị cho mỗi học sinh một máy tính bảng, kể cả loại có mức giá trung bình, cũng là một gánh nặng đối với gia đình học sinh nghèo. Đây cũng là một thách thức các trường phải giải quyết khi đưa máy tính bảng vào trường học, nơi mà họ đang cố gắng mở rộng để chào đón thêm nhiều các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng nên nhắc lại lại thông tin về hội thảo "Đề án thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014 - 2015", được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 8 vừa qua, trong đó chính quyền TP Hồ Chí Minh dự kiến chi tới 4000 tỷ đồng trong năm học tới để đưa toàn bộ máy tính bảng và mô hình lớp học thông minh của Hàn quốc áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3.
Hội thảo nhận được khá nhiều bình luận tiêu cực từ cộng đồng quan tâm đến giáo dục, họ lo lắng về tính khả thi của đề án. Các ý kiến ngay tại hội thảo cho rằng những người viết đề án chưa đánh giá được các các trường hợp thành công điển hình trong việc đưa công nghệ thông tin nói chung và máy tính bảng nói riêng vào áp dụng ở các cấp học cao như cấp ba, và cấp đại học. Nguy cơ lãng phí tiền đầu tư cho giáo dục dễ xảy ra khi những người có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức đến những khó khăn, thách thức khi thực hiện các dự án về công nghệ kiểu này.
Theo Tech In Asia
Đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014: Bất cập trong quy định về đối tượng ưu tiên Những ngày qua, đường dây nóng Báo Công an TP Đà Nẵng tiếp nhận phản ánh của một số phụ huynh (PH) từng tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia có con em đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 bức xúc về việc, khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), con em...