S-Otr H3N2 và nỗi lo đại dịch
Báo chí thế giới và Việt Nam một lần nữa xôn xao khi tổ chức Kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ xác nhận thêm ba trẻ tại Iowa nhiễm một biến chủng vi-rút cúm A mới ( H3N2) có nguồn gốc từ heo.
Tính từ tháng 8/2011, CDC đã ghi nhận 12 ca rải rác tại năm tiểu bang đông bắc của Hoa Kỳ. Các mẫu bệnh phẩm sau khi xét nghiệm để giải mã gen đã phát hiện trong biến chủng virút mới có sự tái tổ hợp di truyền giữa H3N2 đang lưu hành trên heo ở Hoa Kỳ với gen M của chủng H1N1 gây đại dịch năm 2009, được gọi là S-Otr H3N2 (swine-origin triple reassortant H3N2).
Vì sao y khoa thế giới sợ S-Otr H3N2?
Virút Influenza A bao gồm các phân týp (subtype) dựa trên tổ hợp hai loại protein là Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N). Có 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Trong thiên nhiên, mỗi loại kháng nguyên H và N thường phân bố ở một loài động vật nhất định. Hiện nay chỉ có ba phân týp kháng nguyên H (H1, H2, H3) và hai phân týp kháng nguyên N (N1, N2) là thường xuyên lưu hành ở người. Các phân týp khác hầu như chỉ tìm thấy ở loài vật. Chim hoang dã là ký chủ tự nhiên của vi-rút cúm.
Đặc điểm quan trọng nhất của vi-rút cúm là khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên thường xuyên thông qua hiện tượng đột biến và tái tổ hợp di truyền. Khi đó, chủng vi-rút “mới” sẽ thoát khỏi sự nhận biết của hệ miễn dịch, dễ dàng gây dịch lớn và có nguy cơ tử vong cao cho cộng đồng dân cư chưa có sức đề kháng. Lịch sử đã chứng minh mỗi trận đại dịch đều do một biến chủng vi-rút mới xuất hiện.
Trở lại trường hợp tại Bắc Mỹ, chủng cúm vốn đang lưu hành ở heo hiếm khi gây bệnh cho người. Từ năm 2005, chỉ có 35 ca ghi nhận tại Hoa Kỳ, nhưng xuất độ đã tăng lên trong năm 2011. Khi các chủng cúm khác nhau đồng nhiễm trong một cơ thể chủ, chất liệu di truyền có thể trao đổi và tạo ra một biến chủng mới.
Tại hội nghị Cúm châu Âu lần thứ tư tổ chức ở Malta (tháng 9/2011), một phát kiến khoa học chấn động toàn cầu đã được TS Ron Fouchier và cộng sự thuộc trung tâm y khoa Eramus thành phố Rotterdam (Hà Lan) công bố. Trong phòng thí nghiệm, họ đã thử nghiệm thành công việc gây đột biến chủng vi-rút H5N1 bằng cách đưa trực tiếp vi-rút vào đường hô hấp để gây nhiễm bệnh thực nghiệm lặp đi lặp lại trên cầy hương. Chỉ với năm đột biến thông qua mười đợt vi-rút thực nghiệm, họ đã thu được chủng H5N1 mới có khả năng lây dễ dàng qua đường hô hấp từ con cầy hương này sang con khác. Về mặt sinh học, điều này đồng nghĩa với khả năng lây từ người – người bằng đường hô hấp!
Một kết quả tương tự cũng được công bố sau đó bởi Ruben O. Donis và cộng sự thuộc CDC Atlanta, Hoa Kỳ khi tiến hành gây đột biến các thụ thể sialic acid trên kháng nguyên H và trên kháng nguyên N của vi-rút H5N1.
Hiểm hoạ H5N1 còn đó
Video đang HOT
Vi-rút cúm chim H5N1 lưu hành trong các loài chim di trú, lây nhiễm sang các đàn gia cầm nhưng có thể không biểu hiện triệu chứng (nhất là ở loài thuỷ cầm). Do khác biệt cấu trúc kháng nguyên nên vi-rút H5N1 chỉ gây bệnh cho một số người có tiếp xúc gần (giết mổ gia cầm bệnh) và chưa có khả năng lây từ người sang người. Bệnh do H5N1 ở người bắt đâu bằng trân dịch năm 1997 tại Hong Kong.
Tính đên ngày 8/2/2012, tông công trên thế giới đã có 584 ca mắc với 345 ca tử vong (59%). Tại Việt Nam, kể từ ca bệnh đâu tiên phát hiện ngày 11/1/2004 tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đên nay đã có tông công 121 ca (cao thứ 3 trên thế giới sau Indonesia và Ai Cập), 61 ca tử vong (50%).
Sau gần 2 năm vắng bóng các ca cúm H5N1, bộ Y tế vừa công bố hai trường hợp tử vong do H5N1 trong tháng 1/2012 tại Kiên Giang và Sóc Trăng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang công bố dịch H5N1 trên các đàn gia cầm ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Trị, Sóc Trăng và Kiên Giang.
Còn dịch trên gia cầm, nguy cơ người bị nhiễm H5N1 khi tiếp xúc trực tiếp và không được bảo vệ rất cao và các ca bệnh sẽ tiếp tục xảy ra…
Kịch bản xấu nhất và cách đối phó
Trước hết, phải giải quyết triệt để dịch cúm trên gia cầm. Chặn đường lây sang người bằng việc thực hiện biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, dây chuyền chế biến thực phẩm sạch. Thực hiện tiêm phòng vắc-xin hiệu quả cho gia cầm và cho người. Giám sát, phát hiện và điều trị sớm các ca bệnh để tránh phát tán trong cộng đồng.
Khi tiếp tục có những người nhiễm các biến chủng vi-rút cúm vốn không lưu hành trên người (như cúm chim H5N1, cúm heo H3N2…), vi-rút có điều kiện luyện tập thường xuyên hơn cách thức thâm nhập cơ thể người, khả năng biến đổi thích ứng di truyền sẽ có nhiều cơ hội xảy ra và đến một lúc nào đó, một biến chủng mới với khả năng lây từ người – người sẽ xuất hiện (lần này là trong điều kiện tự nhiên, lặp lại quá trình “nhân tạo” đã thành công trong phòng thí nghiệm)! Thử tưởng tượng một kịch bản đại dịch mới cho nhân loại khi xuất hiện một biến chủng vi-rút cúm có độ sát thương mạnh của H5N1 (tử vong trên 50%) kết hợp với khả năng lây từ người – người qua đường hô hấp của H1N1 từng gây đại dịch năm 2009 (lan khắp toàn cầu chỉ trong 3 tháng)!
Trước hiểm hoạ một đại dịch cúm lại xảy ra trong tương lai, công đông y khoa cần phải chuân bị sẵn sàng cho các câu hỏi: khi nào xuât hiên? Do biến chủng nào? Ứng phó như thê nào?…
Trước hết, phải giải quyết triệt để dịch cúm trên gia cầm. Chặn đường lây sang người bằng việc thực hiện biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, dây chuyền chế biến thực phẩm sạch. Thực hiện tiêm phòng vắcxin hiệu quả cho gia cầm và cho người. Giám sát, phát hiện và điều trị sớm các ca bệnh để tránh phát tán trong cộng đồng.
Hy vọng nhân loại vẫn tiếp tục chiến thắng trong cuộc chạy đua cạnh tranh sinh tồn với thế giới vi sinh, vốn đã diễn ra hàng triệu năm nay và vẫn tiếp diễn ngày càng khốc liệt.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu
Sài Gòn tiếp thị
Cảnh báo hiểm họa điện giật trong lao động
Chỉ trong vòng 2 tháng, khoa Bỏng và Tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy đã liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bị bỏng nặng do tai nạn phóng điện trong khi xây dựng. Ít nhất hai nạn nhân đã phải cắt cụt cả hai cánh tay bị điện "nướng chín".
Trong lúc kéo thép từ mặt đất lên lầu 1, bất ngờ đầu cây thép chạm vào đường điện cao thế, một tiếng nổ long trời vang lên N. bị hất văng xuống đất. May mắn được cứu sống nhưng tai nạn thương tâm đã cướp đi cả hai cánh tay của chàng thanh niên phụ hồ.
Vụ tai nạn kinh hoàng trên xảy ra với T.V.N. (22 tuổi, ngụ tại Thanh Hóa) vào đầu năm 2012. Trước đó N. rời quê vào Bình Dương tìm xin việc và được nhận vào làm phụ hồ trong một công trình nhà ở tại thị xã Thủ Dầu Một. Ngày đầu tiên đi làm N. được chủ thầu phân công vận chuyển vật liệu phục vụ thợ xây.
Từ chàng trai khỏe mạnh trong tích tắc N. trở thành con người tàn phế
Trong lúc đứng trên lầu 1 kéo sắt thép từ đất lên, N. bất cẩn để đầu cây thép chạm vào đường dây điện cao thế chạy trước mặt tiền căn nhà đang xây. Bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên, N. bị hất văng khỏi giàn giáo rơi xuống đất bất tỉnh, quần áo mặc trên người cháy sém. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện tỉnh Bình Dương cấp cứu, sau đó chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại đây, bác sĩ ghi nhận tia lửa điện đã làm bỏng gần 20% diện tích toàn thân của nạn nhân. Trong đó hai cánh tay bị bỏng nặng ở độ III và độ IV, bề ngoài cẳng tay bị hoại tử đen, 1/3 cơ hai cẳng tay bị "nướng chín" khiến xương bàn tay và một phần xương cẳng tay chết hoàn toàn.
BS Nguyễn Vĩnh Bình, khoa Ngoại tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Với hy vọng cứu hai cánh tay cho bệnh nhân, bước đầu bác sĩ đã cắt lọc hoại tử cổ tay hai bên và tiến hành các thủ thuật phục hồi. Tuy nhiên quá trình điều trị này đã không mang lại kết quả nên buộc phải cắt bỏ 1/3 cẳng tay hai bên để giữ lại tính mạng cho người bệnh".
Hiện sức khỏe của N. đã tương đối ổn định, dự kiến sau quá trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng, anh sẽ được lắp hai cánh tay giả. Nhưng từ khi bị cắt cụt hai tay tâm lý của N. bị sốc nặng, anh hoang mang vì cuộc sống những ngày trước mặt sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Nạn nhân N. còn chưa kịp xuất viện thì một vụ tai nạn tương tự lại tiếp tục xảy đến với người phụ hồ T.P.S. (35 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) vào ngày 27/2. Trước khi xảy ra tai nạn, anh S. cùng nhóm thợ xây nhận cất căn nhà cấp bốn nằm ngay dưới đường điện cao thế tại thị trấn Thanh Bình, huyện Than Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Trong lúc S. đứng trên giàn giáo kéo cây thép từ đất lên đầu cây thép vẫn còn cách đường dây hơn 1m nhưng dòng điện cao thế đã phóng xuống. "Lúc đó sắp đến giờ nghỉ trưa, tôi kéo rốn cây thép để chiều làm thì nghe tiếng rẹt rẹt... toàn thân tôi tê cứng không biết gì nữa". Nằm trên giường bệnh, anh S. nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Cơ quan chức năng cần vào cuộc, hạn chế tai nạn điện tại công trình xây dựng
Được người dân đưa xuống đất trong tình trạng hai cánh tay cháy đen co rút, toàn thân tím bầm, ai cũng nghĩ S. khó lòng qua khỏi. Anh được đưa tới bệnh viện huyện sơ cứu rồi tiếp tục lên bệnh viện tỉnh. Do tình trạng quá nặng nên ngay trong ngày bác sĩ đã chuyển thẳng lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo hồ sơ bệnh án, BS Nguyễn Trọng Luyện, khoa Bỏng và Tạo hình người trực tiếp điều trị anh S. cho biết: "Bệnh nhân bị bỏng tia lửa điện 17% toàn cơ thể, trong đó có đến 13% bỏng độ III, độ IV ở tứ chi. Dù đã rất cố gắng cứu chữa nhưng hai cánh tay của người bệnh không thể phục hồi". Để giữ lại sự sống cho người bệnh, bác sĩ đã phải cắt cụt cả hai cánh tay của anh.
Tại khoa Bỏng và Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bỏng điện nhưng nặng nhất vẫn là những tai nạn do bị phóng điện từ đường dây cao thế. Qua những trường hợp thương tâm trên, bác sĩ kiến nghị cơ quan chức năng không cấp phép, thắt chặt kiểm tra cũng như xử lý những công trình xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người dân trong quá trình lao động, sinh hoạt thường ngày tuyệt đối không chủ quan mà phải chú ý bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị điện giật bởi chỉ trong tích tắc nạn nhân có thể sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bao hiểm hoạ từ một tẩu shisha Hiện nay trên thị trường vẫn tồn tại một loại thuốc hút tên gọi shisha, rất được tuổi teen quan tâm. Mặc dù shisha không có mặt trong danh mục chất cấm mua bán nhưng thực chất về mặt y học, shisha rất độc hại đối với sức khoẻ con người. Đừng tưởng khói được lọc qua nước là giảm phần nào độ...