Rút bài học từ đại dịch COVID-19, liệu có nên điều chỉnh cách tổ chức lớp học cho học sinh lớp 12?
Đại dịch đã làm thay đổi cục diện việc tổ chức lớp học tại hầu hết quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, rất nhiều trường học cũng đã chuyển sang phương pháp học từ xa trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, quãng thời gian này đã cho chúng ta thấy những lợi ích nhất định của việc tổ chức học trực tuyến hoặc học tại nhà mà từ trước đến nay hầu như chưa bao giờ được áp dụng rộng rãi.
“Cái khó ló cái khôn” – liệu từ những bài học rút ra sau thời gian giãn cách xã hội, các trường học có nên tiếp tục để các em học sinh ngồi sau chiếc bàn học quen thuộc, hay cần chủ động xem xét việc tổ chức giảng dạy, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp sắp rời ghế nhà trường?
Một bài viết gần đây của Giáo sư Pearl Subban, giảng viên cấp cao tại Đại học Monash (Bang Victoria, Úc) đã đề cập đến việc thay đổi cách tổ chức lớp học thông qua những kinh nghiệm từ thời gian học trực tuyến trong những ngày giãn cách xã hội của Úc.
Định nghĩa “bình thường mới?”
Trường học có nên thực sự trở lại bình thường? Chắc chắn chúng ta có thể nhưng liệu có nên làm khác đi? Nhiều học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong thời gian học tại nhà vì đại dịch, và cảm thấy thích thú với việc học qua mạng và các thiết bị công nghệ một cách tự chủ, loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung của lớp học và các bạn cùng trang lứa. Mặt khác, có những em yêu thích và tận hưởng sự tự do về thời gian, thúc đẩy khả năng tự làm việc, ghi chú, sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập do các em tự chọn, và chủ động tìm kiếm sự trợ giúp mà không ảnh hưởng đến ai.
Không phải tất cả, nhưng nếu được khảo sát, rất nhiều học sinh sẽ đồng tình với những lợi ích nổi trội từ việc học trực tuyến. Hãy cùng điểm lại những điều đáng cân nhắc từ trải nghiệm học tập giữa mùa dịch của năm 2020.
Giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu
Một lớp học truyền thống thường có nhiều yếu tố phân tâm gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin của học sinh. Những yếu tố này có thể đến từ bạn bè, tiếng máy cắt cỏ dưới sân, hoặc tiếng đùa giỡn ồn ào của lớp bên cạnh. Việc điều chỉnh cách học, ví dụ như kết hợp những ngày học từ xa, có thể giảm bớt những yếu tố phiền nhiễu này và mang đến sự tập trung tuyệt đối cho các em học sinh trong năm cuối cấp đầy căng thẳng.
Học tập theo phương thức hiện đại
Video đang HOT
Có lẽ thế hệ học sinh ngày càng học được từ các trang mạng xã hội và internet nhiều hơn là học từ các giáo viên. Việc học tập thông qua mạng internet chính là xu hướng hiện nay, khi rất nhiều học sinh đang chuyển sang việc tiếp nhận thông tin từ các video quay sẵn và bài đăng trên các trang blog để bổ sung kiến thức học được ở trường.
Việc xem video tham khảo lúc ở trường thường được xem là phí phạm thời gian, nên khi học từ xa, các em có thể chủ động tìm tòi những đoạn clip bổ ích, tương tác với thông tin trực tuyến và tiêu thụ những thông tin này theo cách phù hợp nhất với bản thân.
Đồng hồ sinh học
Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các em học sinh trong lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 9 giờ sáng, vì đồng hồ sinh học của các em hoạt động khác với bố mẹ. Điều này có thể không đúng đối với tất cả học sinh, vì vẫn có nhiều em ưu tiên việc dậy sớm, nhưng nhìn chung các em sẽ trở nên năng suất vào khoảng thời gian muộn hơn so với người trưởng thành.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao rất nhiều học sinh cuối cấp cứ ngáp ngắn, ngáp dài trong lớp học? Tất cả điều này đều vì nhịp độ sinh học khác biệt.
Ở ngưỡng cửa bước sang thế giới của người lớn, nhiều học sinh lớp 12 sẽ được lợi từ việc học cách quản lý thời gian của chính mình. Để các em có thời gian tự học mà không cần giám sát là một trải nghiệm cần thiết để chuẩn bị cho hành trang vào đại học, hay thậm chí là vào đời sau khi rời môi trường phổ thông.
Hơn nữa, việc tự chịu trách nhiệm về lịch trình, thời hạn nộp bài và quản lý công việc của chính mình sẽ giúp rèn luyện các kỹ năng sống rất quý giá và hữu ích lâu dài sau khi tốt nghiệp lớp 12.
Áp lực từ bạn bè
Trong những năm cuối của thuở niên thiếu, nhiều học sinh khối 12 vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi các bạn đồng trang lứa. Áp lực này dẫn đến nhiều quyết định thiếu suy nghĩ, và sự căng thẳng khi phải chạy theo đám đông. Được trao quyền tự học vào một số ngày học nhất định sẽ cho phép các em có khoảng trống cần thiết để tự đưa ra quyết định của mình, đồng thời tạo điều kiện để tìm hiểu thêm về sở thích học tập của chính mình.
Học theo nhịp độ tự chủ
Nhiều học sinh cuối cấp nhận thấy thời gian vừa là kẻ thù vừa là vị cứu tinh trong quá trình học tập từ xa. Nhưng để nói về mặt tích cực, việc chủ động về mặt thời gian sẽ giúp các em được học tập theo nhịp độ của bản thân. Tuy nhiên, mặt khác, sự tự do này lại “đánh thuế” khả năng theo sát chặt chẽ thời hạn nộp bài.
Việc cho phép học sinh cuối cấp được tự do về thời gian sẽ giúp các em củng cố thông tin khi tự học tập một mình. Đối với học sinh ở Úc, có đề xuất được đưa ra về việc sắp xếp các tiết học riêng này thường xuyên tùy thuộc vào số lượng môn học, và có thể được sử dụng một cách hiệu quả để thúc đẩy việc học theo nhịp độ của bản thân.
Đã đến lúc chúng ta nên áp dụng hướng tiếp cận mới
Vậy nếu muốn áp dụng một bài học nào đó từ năm 2020, chúng ta hãy suy nghĩ về việc thay đổi cách tổ chức lớp học cho học sinh khối 12. Hãy nắm bắt cơ hội do dịch COVID-19 tạo ra để làm nên sự khác biệt!
Chúng ta có nhiều lựa chọn như kết hợp một hoặc hai ngày học từ xa trong tuần, bắt đầu ngày học muộn hơn cho học sinh cuối cấp, hoặc tạo không gian yên tĩnh tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của việc học tại trường.
Trường học Hà Nội gấp rút dạy, ôn cho học sinh cuối cấp
Ngay sau khi nhận được công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh (HS) nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, nhiều trường phổ thông đã tổ chức dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo chương trình cũng như tạo điều kiện cho HS lớp 12 ôn luyện kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021.
Trường THCS&THPT tổ chức cho học sinh học online ngày 1/2/2021. Ảnh: Oanh Trần
Rà soát, tức tốc dạy học online từ 2/2
Với tinh thần "dừng đến trường, không dừng học", ngay trong sáng 1/2, nhiều phòng GD&ĐT trên địa bàn TP đã triển khai kế hoạch dạy học online.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng phòng GD&ĐT Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho hay: Sáng 1/2, 100% hội đồng sư phạm ở các trường trong huyện đã họp triển khai đến các giáo viên về việc cho HS nghỉ học ở nhà chống dịch, buổi chiều hướng dẫn HS học trực tuyến và ngày 2/2 bắt đầu thực hiện. "Các nhà trường đa dạng lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, trường hợp khó khăn thì nhân viên bưu điện văn hóa xã sẽ giao phiếu bài tập đến nhà HS..." - ông Phùng Ngọc Oanh cho biết.
Phòng GD&ĐT Thanh Oai cũng đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS trong huyện tổ chức dạy học qua internet trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Oai Nguyễn Đức Lượng, các nhà trường, giáo viên, HS, phụ huynh đều có kinh nghiệm dạy học online từ đợt dịch trước. Các trường THCS khi triển khai không gặp vấn đề vì HS lớn tự giác thực hiện; cấp tiểu học tùy theo từng lớp có thể tổ chức dạy vào buổi sáng hoặc tối, buổi chiều HS tự học.
Trong thời gian vừa qua, phòng GD&ĐT Thanh Oai đã tập dượt học trực tuyến cho 100% HS từ lớp 1 đến lớp 6 nên không bị bỡ ngỡ.Khi triển khai dạy học trực tuyến, các trường THCS trên địa bàn TP đều chú trọng dạy và ôn đối với học sinh lớp 9.
"Ngay từ thứ Hai (1/2) các trường THCS huyện Thanh Oai dạy học trực tuyến, trong đó những học sinh lớp 9 được các thầy cô vừa dạy bài mới vừa ôn tập để đảm bảo cho kỳ thi cuối năm và tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn HS ôn trong bộ tài liệu ôn thi vào lớp 10 và giao lượng bài tập vừa phải để HS vừa nghỉ Tết và làm bài tập để không bị giãn đoạn kiến thức" - ông Nguyễn Đức Lượng chia sẻ.
Chú trọng ôn tập cho học sinh lớp 12
Chỉ ít tháng nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021, bởi vậy, ngay trong thời gian này, nhiều trường như THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy), THCS&THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy), THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa), THPT Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm), THSC&THPT Ban Mai (quận Hà Đông)... đã tận dụng thời gian này dạy trực tuyến nhằm đảm bảo chương trình học, nhất là đối với HS khối 12.
Bà Vũ Thị Phương Anh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Đoàn Thị Điểm cho biết: Ngày học online đầu tiên có tới 90% HS đáp ứng yêu cầu; 10% còn lại do máy móc, đường truyền ở nhà HS chưa ổn. Trong khi HS các khối 10 và 11 được giáo viên giao bài tập và hướng dẫn ôn tập thì các em lớp 12 học chương trình chính khóa.
Nhà trường cũng muốn việc học của HS khối 12 đạt kết quả tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Còn với trường THPT Phan Huy Chú, việc dạy học trực tiếp sang online chỉ là hình thức chuyển đổi vì hàng ngày giáo viên và HS vẫn làm.
"Đối với HS lớp 12, sau mỗi phần và chuyên đề đều tổ chức ôn rất kỹ. Trong thời gian này, chúng tôi nhắc các con chú ý hơn trong học tập để tới đây có kỳ thi tốt nhất" - Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm nói.
Để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, ngay trong ngày 1/2, trường THPT Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) đã đi mua bản quyền, cài đặt phần mềm, tổ chức tập huấn cho giáo viên. Cùng với đó là việc thống kê, HS nào thiếu điện thoại học online để tìm cách hỗ trợ.
Nhà trường cũng trang bị phòng học và máy tính để giáo viên, HS đến trường dạy, học. "Hôm nay các thầy cô hướng dẫn HS tự học qua mạng. Đối với HS lớp 12, nhà trường yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em ôn thi hiệu quả vì giai đoạn này là nước rút không thể lãng phí thời gian" - Hiệu trưởng trường THPT Đông Mỹ Hoàng Văn Phú nhấn mạnh.
Cùng với việc dạy - học online trong thời gian HS không đến trường để phòng chống dịch, nhiều trường đã xây dựng các kịch bản tiếp tục dạy học online sau kỳ nghỉ Tết. Đơn cử Hội đồng giáo dục trường THCS&THPT Ban Mai xây dựng 2 kịch bản, đó là bên cạnh việc tổ chức học online như bình thường sẽ có thêm lớp phụ đạo dành cho học sinh lớp 9 và 12 tổ chức vào sáng thứ 7 hàng tuần cho đối tượng HS trung bình.
Dạy học online là giải pháp hiệu quả nhất khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với quyết định của UBND TP Hà Nội vào ngày Chủ nhật và các trường triển khai ngay sáng hôm sau khiến nhiều gia đình bị động nhưng đều cố gắng sắp xếp để các con vẫn duy trì được nếp học tập như trong trạng thái bình thường.
Bố trí lệch giờ học, sinh hoạt tập thể để phòng, chống Covid-19 Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Tỉnh Kon Tum mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2....